Yêu cầu tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân
Thủ tướng vừa yêu cầu tiêu thụ hết lúa hàng hóa và đảm bảo cho người trồng lúa có lãi từ khoảng 40% trở lên
Thủ tướng vừa yêu cầu tiêu thụ hết lúa hàng hóa và đảm bảo cho người trồng lúa có lãi từ khoảng 40% trở lên.
Yêu cầu đó được Thủ tướng cho biết tại cuộc họp về một số giải pháp đẩy mạnh việc thu mua tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu năm 2008 tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 7/8.
Từ đầu năm, với việc dự báo sản xuất, cân đối cung cầu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và để tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân, Chính phủ đã xác định chỉ tiêu xuất khẩu cả năm từ 4 - 4,5 triệu tấn gạo, đồng thời chỉ đạo ký kết hợp đồng đến hết quý 3/2008 là 3,5 triệu tấn gạo.
Theo đó, các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo. Nhưng đến hết tháng 7/2008, cả nước mới xuất khẩu được 2,8 triệu tấn, trong khi vụ lúa hè thu đang thu hoạch, trúng mùa, lượng lúa hàng hóa trong dân còn nhiều, giá đang có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống nông dân.
Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trước hết là Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc chưa tích cực thu mua lúa hàng hoá cho dân, mới mua được một số lượng rất thấp so với số lượng đã ký hợp đồng xuất khẩu và phải giao ngay trong tháng 8 và tháng 9/2008.
Mặt khác, việc đưa thông tin về chủ trương xuất khẩu gạo thiếu chính xác, không đầy đủ đã làm cho nông dân lo lắng và không có lợi cho việc xuất khẩu gạo.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh ĐBSCL, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tập trung triển khai một số giải pháp cấp bách để tiêu thụ hết lúa hàng hóa vụ hè thu và bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ khoảng 40% trở lên.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đẩy nhanh tiến độ giao hàng để trong tháng 8 và tháng 9/2008 giao hết số gạo đã ký hợp đồng (3,6 triệu tấn) và khẩn trương thương thảo, ký hợp đồng mới với giá cả có lợi theo số lượng xuất khẩu cả năm 2008 khoảng 4,5 - 4,6 triệu tấn.
Đồng thời, Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc triển khai ngay các biện pháp để mua khoảng 400 - 500 ngàn tấn gạo trong tháng 8/2008 và bảo đảm đủ số lượng gạo để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
Hiện giá lương thực và chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng giảm, nên Thủ tướng quyết định chưa áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB ở mức dưới 800 USD/tấn (giá FOB là giá mà nhà nhập khẩu phải trả sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu).
Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiểm tra, giám sát việc mua lúa, gạo hàng hóa của các đơn vị này. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm cho vay đủ vốn với lãi suất thích hợp cho các doanh nghiệp mua lúa hàng hóa của nông dân; đồng thời xem xét gia hạn nợ cũ và tiếp tục cho vay mới theo quy định đối với hộ nông dân chưa tiêu thụ được lúa mà có nhu cầu gia hạn hoặc vay mới để tiếp tục sản xuất.
Yêu cầu đó được Thủ tướng cho biết tại cuộc họp về một số giải pháp đẩy mạnh việc thu mua tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu năm 2008 tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 7/8.
Từ đầu năm, với việc dự báo sản xuất, cân đối cung cầu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và để tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân, Chính phủ đã xác định chỉ tiêu xuất khẩu cả năm từ 4 - 4,5 triệu tấn gạo, đồng thời chỉ đạo ký kết hợp đồng đến hết quý 3/2008 là 3,5 triệu tấn gạo.
Theo đó, các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo. Nhưng đến hết tháng 7/2008, cả nước mới xuất khẩu được 2,8 triệu tấn, trong khi vụ lúa hè thu đang thu hoạch, trúng mùa, lượng lúa hàng hóa trong dân còn nhiều, giá đang có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống nông dân.
Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trước hết là Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc chưa tích cực thu mua lúa hàng hoá cho dân, mới mua được một số lượng rất thấp so với số lượng đã ký hợp đồng xuất khẩu và phải giao ngay trong tháng 8 và tháng 9/2008.
Mặt khác, việc đưa thông tin về chủ trương xuất khẩu gạo thiếu chính xác, không đầy đủ đã làm cho nông dân lo lắng và không có lợi cho việc xuất khẩu gạo.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh ĐBSCL, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tập trung triển khai một số giải pháp cấp bách để tiêu thụ hết lúa hàng hóa vụ hè thu và bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ khoảng 40% trở lên.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đẩy nhanh tiến độ giao hàng để trong tháng 8 và tháng 9/2008 giao hết số gạo đã ký hợp đồng (3,6 triệu tấn) và khẩn trương thương thảo, ký hợp đồng mới với giá cả có lợi theo số lượng xuất khẩu cả năm 2008 khoảng 4,5 - 4,6 triệu tấn.
Đồng thời, Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc triển khai ngay các biện pháp để mua khoảng 400 - 500 ngàn tấn gạo trong tháng 8/2008 và bảo đảm đủ số lượng gạo để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
Hiện giá lương thực và chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng giảm, nên Thủ tướng quyết định chưa áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB ở mức dưới 800 USD/tấn (giá FOB là giá mà nhà nhập khẩu phải trả sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu).
Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiểm tra, giám sát việc mua lúa, gạo hàng hóa của các đơn vị này. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm cho vay đủ vốn với lãi suất thích hợp cho các doanh nghiệp mua lúa hàng hóa của nông dân; đồng thời xem xét gia hạn nợ cũ và tiếp tục cho vay mới theo quy định đối với hộ nông dân chưa tiêu thụ được lúa mà có nhu cầu gia hạn hoặc vay mới để tiếp tục sản xuất.