Yêu cầu ưu tiên dùng than nội để sản xuất điện
Thủ tướng chỉ thị về tăng cường quản lý, sản xuất và kinh doanh than
Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sản xuất, và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.
Đó là nội dung đáng chú ý trong chỉ thị về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh than vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.
Các bộ ngành liên quan được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép; xử lý nghiêm theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép.
Bộ Công Thương định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất và kinh doanh than, công tác bảo đảm an toàn lao động trong hoạt động sản xuất than; kiểm tra các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán than nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến biên giới, vùng biển và hải đảo để kịp thời ngăn chặn việc kinh doanh, xuất khẩu than trái phép, đặc biệt là thông qua đường biển.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than trên đất liền và các vùng nước thuỷ nội địa.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thẩm định, cấp phép để thực hiện các đề án thăm dò, dự án đầu tư mỏ than theo tiến độ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại vùng than Quảng Ninh, trước mắt chỉ cấp giấy phép thăm dò, khai thác cho TKV và Tổng công ty Đông Bắc theo quy hoạch đã được duyệt.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp liên quan đến quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả việc ngăn chặn gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu than.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương như thuế, quản lý thị trường, tài nguyên và môi trường, công an, sảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quan…đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện quy định về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến than trên địa bàn; kiểm tra các tuyến đường vận chuyển, bến bãi, cảng biển tập kết than; duy trì thường xuyên các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường bộ, sông, biển để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp kinh doanh than trái phép theo quy định.
UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì cùng với hai đơn vị được phép khai thác than trên địa bàn là TKV và Tổng công ty Đông Bắc phối hợp với các tỉnh, thành phố có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh than ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh than.
Thủ tướng cũng yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc Tăng cường công tác chế biến để nâng cao chất lượng than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, giảm tồn kho các loại than chất lượng thấp; chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động, các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than.
Theo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 là 143,7 triệu tấn.
Trong khi đó, khả năng khai thác nội tại của Việt Nam năm 2016 là 43,8 triệu tấn; năm 2020 là 50,4 triệu tấn và năm 2030 là 57,5 triệu tấn.
Như vậy, nhu cầu than phải nhập khẩu từ các nước năm 2020 dự kiến là 26,5 triệu tấn và đến năm 2030 là 88,2 triệu tấn và sẽ còn tăng cao trong các năm tiếp theo khi các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động.
Mới đây, một liên doanh trong nước đã ký hợp đồng nhập khẩu và phân phối 5 triệu tấn than từ Ấn Độ về Việt Nam, trong đó doanh nghiệp này cho rằng việc nhập khẩu là để bù đắp thiếu hụt nguồn than trong nước sau sự cố lũ lụt ở Quảng Ninh hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Đó là nội dung đáng chú ý trong chỉ thị về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh than vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.
Các bộ ngành liên quan được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép; xử lý nghiêm theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép.
Bộ Công Thương định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất và kinh doanh than, công tác bảo đảm an toàn lao động trong hoạt động sản xuất than; kiểm tra các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán than nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến biên giới, vùng biển và hải đảo để kịp thời ngăn chặn việc kinh doanh, xuất khẩu than trái phép, đặc biệt là thông qua đường biển.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than trên đất liền và các vùng nước thuỷ nội địa.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thẩm định, cấp phép để thực hiện các đề án thăm dò, dự án đầu tư mỏ than theo tiến độ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại vùng than Quảng Ninh, trước mắt chỉ cấp giấy phép thăm dò, khai thác cho TKV và Tổng công ty Đông Bắc theo quy hoạch đã được duyệt.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp liên quan đến quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả việc ngăn chặn gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu than.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương như thuế, quản lý thị trường, tài nguyên và môi trường, công an, sảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quan…đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện quy định về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến than trên địa bàn; kiểm tra các tuyến đường vận chuyển, bến bãi, cảng biển tập kết than; duy trì thường xuyên các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường bộ, sông, biển để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp kinh doanh than trái phép theo quy định.
UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì cùng với hai đơn vị được phép khai thác than trên địa bàn là TKV và Tổng công ty Đông Bắc phối hợp với các tỉnh, thành phố có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh than ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh than.
Thủ tướng cũng yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc Tăng cường công tác chế biến để nâng cao chất lượng than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, giảm tồn kho các loại than chất lượng thấp; chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động, các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than.
Theo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 là 143,7 triệu tấn.
Trong khi đó, khả năng khai thác nội tại của Việt Nam năm 2016 là 43,8 triệu tấn; năm 2020 là 50,4 triệu tấn và năm 2030 là 57,5 triệu tấn.
Như vậy, nhu cầu than phải nhập khẩu từ các nước năm 2020 dự kiến là 26,5 triệu tấn và đến năm 2030 là 88,2 triệu tấn và sẽ còn tăng cao trong các năm tiếp theo khi các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động.
Mới đây, một liên doanh trong nước đã ký hợp đồng nhập khẩu và phân phối 5 triệu tấn than từ Ấn Độ về Việt Nam, trong đó doanh nghiệp này cho rằng việc nhập khẩu là để bù đắp thiếu hụt nguồn than trong nước sau sự cố lũ lụt ở Quảng Ninh hồi cuối tháng 7 vừa qua.