10 “kỷ lục” của Lý Sơn trong mắt một doanh nhân
Có những “kỷ lục” là điểm yếu, mong mỏi của huyện đảo đầu sóng ngọn gió này
Cuối tuần qua, khi đến tặng 150 chiếc TV cho các hộ nghèo huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), không khỏi ngẫm nghĩ về sự “trùng hợp vô tình” của món quà: nguồn điện.
Dọc theo con đường ven đảo, nhìn bờ kè cao cản tầm mắt, ông Hưởng tiếc: “Giá như con đường này được nâng cao lên, nó sẽ không che đi phần nào vẻ đẹp của Lý Sơn khi du khách thả bộ. Mà nếu nó được quy hoạch thêm để hỗ trợ cho hệ thống dịch vụ thương mại, Lý Sơn sẽ có thêm sức hút du khách”.
Hạ tầng là điểm yếu lớn nhất của Lý Sơn. Cùng với con đường cần được đầu tư và quy hoạch xứng đáng, nguồn điện cũng là mong mỏi của người dân và nhà đầu tư tại huyện đảo xinh đẹp này.
Gần một giờ trên tàu rời Lý Sơn về đất liền, vị doanh nhân này trầm tư, rồi chuyền tay tin nhắn 10 “kỷ lục” của huyện đảo Lý Sơn mà ông điểm lại.
1. Lý Sơn là huyện đảo gần đất liền nhất, chỉ cách đất liền 15 hải lý nhưng lại gần với Hoàng Sa nhất.
2. Là huyện có mật độ dân số đông nhất, trên 2.000 người/km2 với tổng dân số khoảng 22.000 người.
3. Là huyện nhỏ nhưng đóng góp cho tỉnh Quảng Ngãi sản lượng hải sản lớn nhất hàng năm (chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn tỉnh).
4. Là huyện có lực lượng lao động trên biển lớn nhất cả nước với trên 5.000 lao động cùng 426 tàu thuyền đánh cá.
5. Là huyện duy nhất đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia.
6. Là huyện có nhiều tôn giáo nhất, đầy đủ các tôn giáo tại Việt Nam. Đây cũng là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa chỉ trong phạm vi chưa đầy 10 km2, gắn với hàng chục điểm du lịch như chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và nhà cổ…
7. Là huyện duy nhất có đặc sản tỏi một nhánh, tỏi mồ côi (tỏi bị bệnh nhưng lại chữa được nhiều bệnh). Đây cũng là nông sản - nguồn thu chủ lực của người dân trên đảo, nhưng cũng chính vì khai thác cát ven bờ biển để trồng mà dẫn đến hiện tượng xâm thực. Trong khi đó cả huyện lại không có một cây lúa nào.
8. Là huyện có ít xã nhất với 3 xã; đảo bé chỉ có 1 xã.
9. Là huyện có nơi mà giá nước ngọt có những thời điểm đắt nhất cả nước (xã Bình An). Cao điểm có những ngày người dân tại đây phải trả trên 200.000 đồng mua 1 khối nước để sử dụng.
10. Là huyện có nhiều hộ không có nhà vệ sinh nhất; riêng đảo bé tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh đúng nghĩa lên tới khoảng 90%.
Trong 10 “kỷ lục” mà ông Nguyễn Đức Hưởng điểm lại qua góc nhìn của mình, có nhiều thực tế buồn, là mong mỏi của người dân ở huyện đảo tiền tiêu này.
“Nếu Nhà nước đầu tư hạ tầng tốt, đường và điện hợp lý, tôi tin thế mạnh về du lịch của Lý Sơn sẽ được kích hoạt nhanh, thậm chí cạnh tranh cả với Phú Quốc. Có được những điều kiện đó, nhiều nhà đầu tư sẽ vào, sẽ có những khách sạn, resort 5 sao chứ không nghèo nàn về dịch vụ như hiện nay, đời sống người dân sẽ khá lên nhiều”, ông Hưởng nói với VnEconomy.
Dọc theo con đường ven đảo, nhìn bờ kè cao cản tầm mắt, ông Hưởng tiếc: “Giá như con đường này được nâng cao lên, nó sẽ không che đi phần nào vẻ đẹp của Lý Sơn khi du khách thả bộ. Mà nếu nó được quy hoạch thêm để hỗ trợ cho hệ thống dịch vụ thương mại, Lý Sơn sẽ có thêm sức hút du khách”.
Hạ tầng là điểm yếu lớn nhất của Lý Sơn. Cùng với con đường cần được đầu tư và quy hoạch xứng đáng, nguồn điện cũng là mong mỏi của người dân và nhà đầu tư tại huyện đảo xinh đẹp này.
Gần một giờ trên tàu rời Lý Sơn về đất liền, vị doanh nhân này trầm tư, rồi chuyền tay tin nhắn 10 “kỷ lục” của huyện đảo Lý Sơn mà ông điểm lại.
1. Lý Sơn là huyện đảo gần đất liền nhất, chỉ cách đất liền 15 hải lý nhưng lại gần với Hoàng Sa nhất.
2. Là huyện có mật độ dân số đông nhất, trên 2.000 người/km2 với tổng dân số khoảng 22.000 người.
3. Là huyện nhỏ nhưng đóng góp cho tỉnh Quảng Ngãi sản lượng hải sản lớn nhất hàng năm (chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn tỉnh).
4. Là huyện có lực lượng lao động trên biển lớn nhất cả nước với trên 5.000 lao động cùng 426 tàu thuyền đánh cá.
5. Là huyện duy nhất đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia.
6. Là huyện có nhiều tôn giáo nhất, đầy đủ các tôn giáo tại Việt Nam. Đây cũng là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa chỉ trong phạm vi chưa đầy 10 km2, gắn với hàng chục điểm du lịch như chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và nhà cổ…
7. Là huyện duy nhất có đặc sản tỏi một nhánh, tỏi mồ côi (tỏi bị bệnh nhưng lại chữa được nhiều bệnh). Đây cũng là nông sản - nguồn thu chủ lực của người dân trên đảo, nhưng cũng chính vì khai thác cát ven bờ biển để trồng mà dẫn đến hiện tượng xâm thực. Trong khi đó cả huyện lại không có một cây lúa nào.
8. Là huyện có ít xã nhất với 3 xã; đảo bé chỉ có 1 xã.
9. Là huyện có nơi mà giá nước ngọt có những thời điểm đắt nhất cả nước (xã Bình An). Cao điểm có những ngày người dân tại đây phải trả trên 200.000 đồng mua 1 khối nước để sử dụng.
10. Là huyện có nhiều hộ không có nhà vệ sinh nhất; riêng đảo bé tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh đúng nghĩa lên tới khoảng 90%.
Trong 10 “kỷ lục” mà ông Nguyễn Đức Hưởng điểm lại qua góc nhìn của mình, có nhiều thực tế buồn, là mong mỏi của người dân ở huyện đảo tiền tiêu này.
“Nếu Nhà nước đầu tư hạ tầng tốt, đường và điện hợp lý, tôi tin thế mạnh về du lịch của Lý Sơn sẽ được kích hoạt nhanh, thậm chí cạnh tranh cả với Phú Quốc. Có được những điều kiện đó, nhiều nhà đầu tư sẽ vào, sẽ có những khách sạn, resort 5 sao chứ không nghèo nàn về dịch vụ như hiện nay, đời sống người dân sẽ khá lên nhiều”, ông Hưởng nói với VnEconomy.