10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
Theo dự báo của Citigroup, Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế có giá trị thương mại lớn nhất hành tinh
Bất chấp mức giảm lên tới 20% trong cuộc khủng hoảng tài chính, thương mại toàn cầu vẫn tăng trưởng trung bình 6,1% mỗi năm trong giai đoạn từ 2010 tới 2030 và 4,4% từ 2030 tới 2050.
Theo báo cáo mới mang tên “Chuyển dịch thương mại: Thị trường mới nổi, hành lang mới cho thương mại toàn cầu”, ngân hàng Citigroup dự báo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu sẽ tăng từ 37 nghìn tỷ năm 2010 lên 287 nghìn tỷ vào 2050.
Đặc biệt, thương mại thế giới sẽ có sự chuyển dịch, với phần lớn đà tăng trưởng tới từ các thị trường mới nổi. Dự kiến, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ, trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về xuất nhập khẩu, sớm nhất là vào năm 2015.
Cùng thời điểm, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ trở thành hành lang thương mại có tính khu vực lớn nhất trên thế giới. Thêm nữa, giao dịch xuất khẩu khẩu giữa các nước mới nổi sẽ chiếm 38% tỷ trọng thương mại toàn cầu vào 2050.
Tuy nhiên, các dự báo này của Citigroup còn phụ thuộc vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sự cải thiện năng suất lao động và thu nhập cũng như việc giảm bớt các biện pháp bảo hộ thương mại của các thể chế.
Dưới đây là 10 quốc gia/ vùng lãnh thổ dự kiến sẽ thống trị thương mại toàn cầu:
10. Anh quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 6,02 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,1%
Kim ngạch thương mại của Anh sẽ tăng từ mức 1,77 nghìn tỷ USD trong năm 2015, lên 3,2 nghìn tỷ vào năm 2030 và chiếm 2,6% tỷ trọng thương mại toàn cầu.
9. Singapore
Kim ngạch thương mại năm 2050: 6,8 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,4%
Kim ngạch thương mại của Singapore sẽ chiếm 2,7% tỷ trọng toàn cầu vào năm 2030, với tổng giá trị đạt 3,2 nghìn tỷ.
8. Nhật Bản
Kim ngạch thương mại năm 2050: 7,6 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,7%
Năm 2010, Nhật Bản có kim ngạch thương mại 1,78 nghìn tỷ USD chiếm 4,8% tỷ trọng toàn cầu năm 2010. Nhưng dự kiến, ngôi vị của Nhật Bản sẽ có sự sa sút. Tới năm 2030, tỷ trọng thương mại thế giới của Nhật có thể chỉ còn 3,5%.
7. Hồng Kông (Trung Quốc)
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,5 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,3%
Mặc dù, Hồng Kông không nằm trong top 10 của năm 2010, nhưng dự kiến đặc khu kinh tế này sẽ vọt lên vị trí thứ 7 vào năm 2030, với tổng giá trị kim ngạch thương mại đạt 3,8 nghìn tỷ USD.
6. Indonesia
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,8 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,1%
Indonesia sẽ lần đầu tiên lọt vào top 10 trong năm 2050, nhờ hoạt động giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu tăng mạnh.
5. Hàn Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 9,7 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,4%
Năm 2010, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt 1,05 nghìn tỷ USD và chiếm 2,8% tỷ trọng toàn cầu. Vào năm 2030, con số này sẽ tăng lên 4,7 nghìn tỷ USD và chiếm 3,8% tỷ trọng thương mại thế giới.
4. Đức
Kim ngạch thương mại năm 2050: 9,9 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,5%
Năm ngoái, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,86 nghìn tỷ USD, Đức chiếm 7,6% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Tới năm 2030, mặc dù kim ngạch thương mại của nước này tăng lên 5,8 nghìn tỷ, nhưng tỷ trọng thế giới sẽ giảm xuống còn 4,7%.
3. Mỹ
Kim ngạch thương mại năm 2050: 19,1 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 6,6%
Mỹ hiện đứng đầu thế giới về thương mại, chiếm 10,7% tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. Nhưng tới năm 2030, con số này sẽ giảm xuống 8,2% và ngôi vương của Mỹ sẽ trở thành “miếng mồi” của các đối thủ Trung Quốc và Ấn Độ.
2. Ấn Độ
Kim ngạch thương mại năm 2050: 25,7 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 9%
Mặc dù trong có tên trong top 10 năm ngoái, nhưng tới năm 2015, kim ngạch thương mại của Ấn Độ sẽ chiếm 2,8% tỷ trọng toàn cầu và tiếp đó là 5,6% trong 2030.
1. Trung Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 52,2 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 18,2%
Kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay của Trung Quốc là 3,6 nghìn tỷ, chiếm 9,5% tỷ trọng toàn cầu. Dự kiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2015. Và tới năm 2030, kim ngạch thương mại của nền kinh tế châu Á này sẽ đạt 21,3 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% tỷ trọng toàn cầu.
Theo báo cáo mới mang tên “Chuyển dịch thương mại: Thị trường mới nổi, hành lang mới cho thương mại toàn cầu”, ngân hàng Citigroup dự báo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu sẽ tăng từ 37 nghìn tỷ năm 2010 lên 287 nghìn tỷ vào 2050.
Đặc biệt, thương mại thế giới sẽ có sự chuyển dịch, với phần lớn đà tăng trưởng tới từ các thị trường mới nổi. Dự kiến, Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ, trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về xuất nhập khẩu, sớm nhất là vào năm 2015.
Cùng thời điểm, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ trở thành hành lang thương mại có tính khu vực lớn nhất trên thế giới. Thêm nữa, giao dịch xuất khẩu khẩu giữa các nước mới nổi sẽ chiếm 38% tỷ trọng thương mại toàn cầu vào 2050.
Tuy nhiên, các dự báo này của Citigroup còn phụ thuộc vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sự cải thiện năng suất lao động và thu nhập cũng như việc giảm bớt các biện pháp bảo hộ thương mại của các thể chế.
Dưới đây là 10 quốc gia/ vùng lãnh thổ dự kiến sẽ thống trị thương mại toàn cầu:
10. Anh quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 6,02 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,1%
Kim ngạch thương mại của Anh sẽ tăng từ mức 1,77 nghìn tỷ USD trong năm 2015, lên 3,2 nghìn tỷ vào năm 2030 và chiếm 2,6% tỷ trọng thương mại toàn cầu.
9. Singapore
Kim ngạch thương mại năm 2050: 6,8 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,4%
Kim ngạch thương mại của Singapore sẽ chiếm 2,7% tỷ trọng toàn cầu vào năm 2030, với tổng giá trị đạt 3,2 nghìn tỷ.
8. Nhật Bản
Kim ngạch thương mại năm 2050: 7,6 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,7%
Năm 2010, Nhật Bản có kim ngạch thương mại 1,78 nghìn tỷ USD chiếm 4,8% tỷ trọng toàn cầu năm 2010. Nhưng dự kiến, ngôi vị của Nhật Bản sẽ có sự sa sút. Tới năm 2030, tỷ trọng thương mại thế giới của Nhật có thể chỉ còn 3,5%.
7. Hồng Kông (Trung Quốc)
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,5 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 2,3%
Mặc dù, Hồng Kông không nằm trong top 10 của năm 2010, nhưng dự kiến đặc khu kinh tế này sẽ vọt lên vị trí thứ 7 vào năm 2030, với tổng giá trị kim ngạch thương mại đạt 3,8 nghìn tỷ USD.
6. Indonesia
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,8 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,1%
Indonesia sẽ lần đầu tiên lọt vào top 10 trong năm 2050, nhờ hoạt động giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu tăng mạnh.
5. Hàn Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 9,7 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,4%
Năm 2010, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt 1,05 nghìn tỷ USD và chiếm 2,8% tỷ trọng toàn cầu. Vào năm 2030, con số này sẽ tăng lên 4,7 nghìn tỷ USD và chiếm 3,8% tỷ trọng thương mại thế giới.
4. Đức
Kim ngạch thương mại năm 2050: 9,9 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 3,5%
Năm ngoái, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,86 nghìn tỷ USD, Đức chiếm 7,6% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Tới năm 2030, mặc dù kim ngạch thương mại của nước này tăng lên 5,8 nghìn tỷ, nhưng tỷ trọng thế giới sẽ giảm xuống còn 4,7%.
3. Mỹ
Kim ngạch thương mại năm 2050: 19,1 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 6,6%
Mỹ hiện đứng đầu thế giới về thương mại, chiếm 10,7% tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. Nhưng tới năm 2030, con số này sẽ giảm xuống 8,2% và ngôi vương của Mỹ sẽ trở thành “miếng mồi” của các đối thủ Trung Quốc và Ấn Độ.
2. Ấn Độ
Kim ngạch thương mại năm 2050: 25,7 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 9%
Mặc dù trong có tên trong top 10 năm ngoái, nhưng tới năm 2015, kim ngạch thương mại của Ấn Độ sẽ chiếm 2,8% tỷ trọng toàn cầu và tiếp đó là 5,6% trong 2030.
1. Trung Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 52,2 nghìn tỷ USD
Tỷ trọng thương mại toàn cầu năm 2050: 18,2%
Kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay của Trung Quốc là 3,6 nghìn tỷ, chiếm 9,5% tỷ trọng toàn cầu. Dự kiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2015. Và tới năm 2030, kim ngạch thương mại của nền kinh tế châu Á này sẽ đạt 21,3 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% tỷ trọng toàn cầu.