10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2015
10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2015 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn
10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2015 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
1. Năm bận rộn của ngoại giao
Năm 2015 tiếp tục là năm Việt Nam đã để lại những dấu ấn ngoại giao đậm nét trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Đây là một năm khá bận rộn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam trong các chuyến thăm nước ngoài cũng như tiếp đón các phái đoàn cao cấp của các nước đến thăm Việt Nam.
Những chuyến ngoại giao cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Liên bang Nga, Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Nhật Bản... tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước.
Đặc biệt, năm 2015, đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, lần đầu tiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm này mở ra những cơ hội hợp tác thực chất hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực.
2. Năm Đại hội Đảng các cấp và chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XII
Từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015, Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã được tổ chức trên khắp cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, dự kiến diễn ra từ ngày 20/1/2016 đến ngày 28/01/2016, tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội đảng bộ các cấp đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng.
Kết quả của đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi này cho thấy đã có 26 triệu lượt ý kiến góp ý quý báu, tâm huyết cho các văn kiện của Đảng, của các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các nhân sĩ, trí thức, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào ta định cư ở nước ngoài. Hầu hết các ý kiến đều đồng thuận, coi đây là công trình nghiên cứu tổng kết công phu.
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, Văn kiện trình Đại hội Đảng đã có nhiều bổ sung về phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ...
Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Văn kiện bổ sung, xác định rõ hơn sự cần thiết và định hướng đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu lực, hiệu quả hơn.
Xây dựng Nhà nước về cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, gắn với đổi mới hoàn thiện chính quyền các địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chú trọng hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật theo các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang ký kết FTA Việt - Hàn- Ảnh: Bộ Công Thương.
3. Việt Nam ký 3 hiệp định thương mại, kết thúc đàm phán 2 FTA; AEC hình thành
Ngày 5/5/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức được ký kết tại Hà Nội. Hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung hiệp định mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích.
Ngày 29/5/2015, tại Cộng hòa Kazakhstan, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu được ký kết.Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Ngày 4/8/2015, sau gần 3 năm, từ ngày 26/6/2012, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp bộ trưởng, trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã công bố việc kết thúc cơ bản đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU.
Hai bên xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay.
Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Việt Nam đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề và chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán.
Ngày 22/11/2015, văn kiện hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là 1 trong 3 trụ cột, đã được lãnh đạo 10 nước ASEAN ký kết và chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12. Đây được xem là thành tựu quan trọng của tất cả các nước thành viên ASEAN.
Ngày 27/6/2015 Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Lào được ký kết. Đây là cơ sở pháp lý, tạo cơ hội tăng cường hợp tác 2 bên trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực biên giới...
4. CPI thấp nhất trong 14 năm và GDP cao nhất 5 năm
Trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2015, hai điểm sáng nhất là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp chưa từng có trong 14 năm qua, trong khi, tốc đột tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Cụ thể, CPI bình quân năm 2015 chỉ nhích được 0,63% so với năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới sụt giảm và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường lương thực khiến giá mặt hàng này được kiềm giữ ở mức thấp.
Trong năm 2015, chỉ số giá lương thực liên tục giảm từ tháng 3 đến tháng 10, có 4 tháng tăng nhưng mức độ tăng không cao, do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, từ mức 110,47 USD/thùng (cuối năm 2013) xuống còn dưới 40 USD/thùng (thời điểm ngày 15/12/2015).
Bình quân giá dầu Brent năm 2015 giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, trong khi đó, giá xăng dầu trong nước chỉ giảm 24,77% so với năm trước đã góp phần giảm CPI chung 0,9%.
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Khác với những năm trước, khi CPI đạt mức tăng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mới tăng trưởng ở mức trên 6%. Năm nay, mặc dù CPI gần như giữ nguyên so với năm ngoái nhưng GDP vẫn tăng 6,68%, ghi nhận bước tiến mạnh mẽ nhất trong 5 năm qua.
Dù vẫn còn những lo ngại khác về nợ công, ngân sách song đây là một trong những dấu hiệu lạc quan cho một năm mới với nhiều hy vọng của kinh tế.
5. Khánh thành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tổ máy số 1, Thủy điện Lai Châu
Ngày 5/12/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, với chiều dài 105,837 km chạy qua 4 địa phương Tp.Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Dự án có quy mô thiết kế lên 6 làn xe (mỗi làn rộng 3,75 m) và 2 làn dừng khẩn cấp (mỗi làn rộng 3 m). Các phương tiện lưu thông trên tuyến sẽ chạy với tốc độ tối đa 120 km/giờ và tối thiểu 60 km/giờ.
Dự án có mức đầu tư rất lớn khoảng 45.487 tỉ đồng (hơn 2 tỉ USD). Cao tốc sẽ giúp thời gian chạy xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ còn 1-1,5 giờ so với 2,5 giờ trước, đồng thời, đóng mạch kết nối “hai hành lang một vành đai kinh tế”.
Ngày 14/12/2015, tổ máy số 1 - Thủy điện Lai Châu chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia, vượt kế hoạch đề ra hơn 3 tháng. Đây cũng là mốc tiến độ quan trọng và là tiền đề tốt để hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2016, sớm trước 1 năm so với Nghị quyết 40/2009/QH12 của Quốc hội.
Như vậy, cùng với thủy điện Hòa Bình và Sơn La, thủy điện Lai Châu (1.200 MW) đi vào hoạt động vào cuối năm 2016 sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ KWh điện mỗi năm. Công trình thủy điện Lai Châu đã được gắn biển “Công trình Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII”.
Đây là hai sự kiện đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của một trong ba đột phá chiến lược của nước ta.
6. Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất
Với 94.754 doanh nghiệp thành lập mới, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 tiếp tục lập đỉnh mới. Sự “nở rộ” số lượng doanh nghiệp thành lập mới là do các quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã thông thoáng hơn và được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận.
Điều này thể hiện rất rõ ở con số doanh nghiệp thành lập trong vòng 6 tháng kể từ khi luật có hiệu lực.
Con số gia tăng này bắt nguồn từ hàng loạt quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, trong đó phải kể đến việc triển khai cấp mã số doanh nghiệp tự động nhằm đảm bảo thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc cũng như quy định mới về con dấu.
Đáng chú ý hơn, cũng trong khoảng thời gian kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn cũng tăng lên mức 851.024 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới (601.519 tỷ đồng).
Việc doanh nghiệp tăng vốn kinh doanh cho thấy rõ sự kỳ vọng, tin tưởng của khu vực doanh nghiệp đối với tiềm năng phát triển của thị trường trong tương lai. Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế.
7. Mua lại ngân hàng không đồng, xóa thương hiệu ngân hàng yếu kém
Năm 2015, đánh dấu năm cuối thực hiện Quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 với một số điểm nhấn quan trọng nhưng vẫn còn một số tồn đọng.
Đầu năm 2011, toàn hệ thống có 130 tổ chức tín dụng, không tính Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, quỹ Tín dụng nhân dân, công ty tài chính quy mô nhỏ, văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài.
Sau gần 4 năm thực hiện đề án, đến cuối 2015, toàn hệ thống giảm 19 tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, có 9/42 thương hiệu ngân hàng đã “biến mất” khỏi hệ thống do quá trình tái cơ cấu.
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành mua lại 0 đồng đối với 3 ngân hàng yếu kém khác là VNCB, OceanBank và GPBank; đồng thời, giao lại cho các ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn, tham gia quản trị điều hành.
Tuy nhiên, nếu như hành trình tái cơ cấu khá thuận buồm xuôi gió với các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình thì với các ngân hàng cổ phần lớn, Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn hơn và ở một số thời điểm tỏ ra lúng túng. Đó là trường hợp tái cơ cấu với Sacombank và Southern Bank; kiểm soát đặc biệt với DongABank hay với Eximbank.
Mặc dù 2015 là năm cuối thực hiện Quyết định 254 nhưng giới phân tích cho rằng, còn không ít tồn đọng cần được xử lý trong nhiều năm tới.
Đó là tình trạng sở hữu chéo đã được ngăn lại đáng kể nhưng chưa xử lý triệt để; số lượng ngân hàng thương mại còn nhiều và trong 3 năm tới cần được thu lại 15 đơn vị như hé lộ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại hội nghị tổng kết hoạt động toàn ngành năm 2015 mới đây.
8. Cuộc chiến chống tham nhũng có bước chuyển mạnh mẽ
Cuộc chiến chống tham nhũng đã có bước chuyển mạnh mẽ trong năm 2015.
Hàng loạt cơ chế, chính sách mở đường cho trận đánh lớn này được ban hành như Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nhiều bộ luật quan trọng liên quan phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự...
Trong năm 2015, Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 216 vụ, với 460 bị can; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 266 vụ với 591 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 253 vụ với 531 bị can.
Đặc biệt, 8 vụ án trọng điểm đã được Ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng, chống tham nhũng yêu cầu đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng đang được thực hiện được xã hội đồng tình, ủng hộ.
Kết luận tại phiên họp cuối cùng năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng chống, tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, nhấn mạnh “đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Phải thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn”.
9. Biển Đông tiếp tục dậy sóng
Năm 2015, căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng khi Trung Quốc tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn các bãi đá ngầm mà nước này chiếm giữ trái phép. Động thái trên, tiếp tục lộ rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Việt Nam, của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc, tuyên bố mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các quần đảo mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.
Cùng với đó, trong hàng loạt các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước cũng như các bộ, ngành, địa phương như chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hồi tháng 4; Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam tháng 11; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Trung Quốc tháng 12; và cuộc tiếp xúc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít... Việt Nam đã nhiều lần đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông để trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cùng với đó, trên các diễn đàn đa phương, Việt Nam cũng chủ động cùng với các nước ASEAN nỗ lực thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc nỗ lực xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC.
10. Nợ công sắp chạm ngưỡng
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, đến 31/12/2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP, trong phạm vi quy định.
Như vậy, dư nợ công vẫn ở dưới mức trần cho phép 65%. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là, dư nợ công đã liên tục tăng trong những năm qua.
Giải trình trước Quốc hội tại kỳ họp khóa 13, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, dù nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng dư nợ quá cao, lên đến 20%/năm.
Giai đoạn 2011-2013, Chính phủ đi vay 64.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với lãi suất bình quân 10,5%/năm, có món vay tới 13,2%/năm, món thấp cũng tới 8,4%/năm nên phải nhanh chóng tái cơ cấu các khoản nợ này nhằm cân đối ngân sách.
Về chiến lược nợ công, mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 thì nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài không quá 50% GDP; tuy nhiên, con số nợ công đang ở mức chạm ngưỡng.
Nếu đối chiếu với 6 chỉ tiêu đánh giá mức an toàn của nợ công so với GDP và nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách, thì có 5 chỉ tiêu đạt yêu cầu. Chỉ có chỉ tiêu bù đắp bội chi là vượt mục tiêu đề ra 5% do bình quân bội chi ngân sách 2011-2015 thực tế khoảng 5,3%.
Bộ Tài chính nhận định, nguyên nhân nợ công tăng cao là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại. Giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong điều kiện miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng nguồn thu, tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng.
Mặt khác, có nguyên nhân là do cắt giảm thuế quan theo lộ trình khi gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế làm giảm thu ngân sách.
1. Năm bận rộn của ngoại giao
Năm 2015 tiếp tục là năm Việt Nam đã để lại những dấu ấn ngoại giao đậm nét trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Đây là một năm khá bận rộn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam trong các chuyến thăm nước ngoài cũng như tiếp đón các phái đoàn cao cấp của các nước đến thăm Việt Nam.
Những chuyến ngoại giao cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Liên bang Nga, Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Nhật Bản... tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước.
Đặc biệt, năm 2015, đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, lần đầu tiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm này mở ra những cơ hội hợp tác thực chất hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực.
2. Năm Đại hội Đảng các cấp và chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XII
Từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015, Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã được tổ chức trên khắp cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, dự kiến diễn ra từ ngày 20/1/2016 đến ngày 28/01/2016, tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội đảng bộ các cấp đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng.
Kết quả của đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi này cho thấy đã có 26 triệu lượt ý kiến góp ý quý báu, tâm huyết cho các văn kiện của Đảng, của các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các nhân sĩ, trí thức, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào ta định cư ở nước ngoài. Hầu hết các ý kiến đều đồng thuận, coi đây là công trình nghiên cứu tổng kết công phu.
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, Văn kiện trình Đại hội Đảng đã có nhiều bổ sung về phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ...
Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Văn kiện bổ sung, xác định rõ hơn sự cần thiết và định hướng đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu lực, hiệu quả hơn.
Xây dựng Nhà nước về cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, gắn với đổi mới hoàn thiện chính quyền các địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chú trọng hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật theo các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang ký kết FTA Việt - Hàn- Ảnh: Bộ Công Thương.
3. Việt Nam ký 3 hiệp định thương mại, kết thúc đàm phán 2 FTA; AEC hình thành
Ngày 5/5/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức được ký kết tại Hà Nội. Hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung hiệp định mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích.
Ngày 29/5/2015, tại Cộng hòa Kazakhstan, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu được ký kết.Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Ngày 4/8/2015, sau gần 3 năm, từ ngày 26/6/2012, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp bộ trưởng, trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã công bố việc kết thúc cơ bản đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU.
Hai bên xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay.
Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Việt Nam đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề và chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán.
Ngày 22/11/2015, văn kiện hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là 1 trong 3 trụ cột, đã được lãnh đạo 10 nước ASEAN ký kết và chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12. Đây được xem là thành tựu quan trọng của tất cả các nước thành viên ASEAN.
Ngày 27/6/2015 Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Lào được ký kết. Đây là cơ sở pháp lý, tạo cơ hội tăng cường hợp tác 2 bên trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực biên giới...
4. CPI thấp nhất trong 14 năm và GDP cao nhất 5 năm
Trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2015, hai điểm sáng nhất là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp chưa từng có trong 14 năm qua, trong khi, tốc đột tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Cụ thể, CPI bình quân năm 2015 chỉ nhích được 0,63% so với năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới sụt giảm và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường lương thực khiến giá mặt hàng này được kiềm giữ ở mức thấp.
Trong năm 2015, chỉ số giá lương thực liên tục giảm từ tháng 3 đến tháng 10, có 4 tháng tăng nhưng mức độ tăng không cao, do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, từ mức 110,47 USD/thùng (cuối năm 2013) xuống còn dưới 40 USD/thùng (thời điểm ngày 15/12/2015).
Bình quân giá dầu Brent năm 2015 giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, trong khi đó, giá xăng dầu trong nước chỉ giảm 24,77% so với năm trước đã góp phần giảm CPI chung 0,9%.
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Khác với những năm trước, khi CPI đạt mức tăng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mới tăng trưởng ở mức trên 6%. Năm nay, mặc dù CPI gần như giữ nguyên so với năm ngoái nhưng GDP vẫn tăng 6,68%, ghi nhận bước tiến mạnh mẽ nhất trong 5 năm qua.
Dù vẫn còn những lo ngại khác về nợ công, ngân sách song đây là một trong những dấu hiệu lạc quan cho một năm mới với nhiều hy vọng của kinh tế.
5. Khánh thành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tổ máy số 1, Thủy điện Lai Châu
Ngày 5/12/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, với chiều dài 105,837 km chạy qua 4 địa phương Tp.Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Dự án có quy mô thiết kế lên 6 làn xe (mỗi làn rộng 3,75 m) và 2 làn dừng khẩn cấp (mỗi làn rộng 3 m). Các phương tiện lưu thông trên tuyến sẽ chạy với tốc độ tối đa 120 km/giờ và tối thiểu 60 km/giờ.
Dự án có mức đầu tư rất lớn khoảng 45.487 tỉ đồng (hơn 2 tỉ USD). Cao tốc sẽ giúp thời gian chạy xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ còn 1-1,5 giờ so với 2,5 giờ trước, đồng thời, đóng mạch kết nối “hai hành lang một vành đai kinh tế”.
Ngày 14/12/2015, tổ máy số 1 - Thủy điện Lai Châu chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia, vượt kế hoạch đề ra hơn 3 tháng. Đây cũng là mốc tiến độ quan trọng và là tiền đề tốt để hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2016, sớm trước 1 năm so với Nghị quyết 40/2009/QH12 của Quốc hội.
Như vậy, cùng với thủy điện Hòa Bình và Sơn La, thủy điện Lai Châu (1.200 MW) đi vào hoạt động vào cuối năm 2016 sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ KWh điện mỗi năm. Công trình thủy điện Lai Châu đã được gắn biển “Công trình Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII”.
Đây là hai sự kiện đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của một trong ba đột phá chiến lược của nước ta.
6. Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất
Với 94.754 doanh nghiệp thành lập mới, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 tiếp tục lập đỉnh mới. Sự “nở rộ” số lượng doanh nghiệp thành lập mới là do các quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã thông thoáng hơn và được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận.
Điều này thể hiện rất rõ ở con số doanh nghiệp thành lập trong vòng 6 tháng kể từ khi luật có hiệu lực.
Con số gia tăng này bắt nguồn từ hàng loạt quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, trong đó phải kể đến việc triển khai cấp mã số doanh nghiệp tự động nhằm đảm bảo thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc cũng như quy định mới về con dấu.
Đáng chú ý hơn, cũng trong khoảng thời gian kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn cũng tăng lên mức 851.024 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới (601.519 tỷ đồng).
Việc doanh nghiệp tăng vốn kinh doanh cho thấy rõ sự kỳ vọng, tin tưởng của khu vực doanh nghiệp đối với tiềm năng phát triển của thị trường trong tương lai. Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế.
7. Mua lại ngân hàng không đồng, xóa thương hiệu ngân hàng yếu kém
Năm 2015, đánh dấu năm cuối thực hiện Quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 với một số điểm nhấn quan trọng nhưng vẫn còn một số tồn đọng.
Đầu năm 2011, toàn hệ thống có 130 tổ chức tín dụng, không tính Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, quỹ Tín dụng nhân dân, công ty tài chính quy mô nhỏ, văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài.
Sau gần 4 năm thực hiện đề án, đến cuối 2015, toàn hệ thống giảm 19 tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, có 9/42 thương hiệu ngân hàng đã “biến mất” khỏi hệ thống do quá trình tái cơ cấu.
Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành mua lại 0 đồng đối với 3 ngân hàng yếu kém khác là VNCB, OceanBank và GPBank; đồng thời, giao lại cho các ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn, tham gia quản trị điều hành.
Tuy nhiên, nếu như hành trình tái cơ cấu khá thuận buồm xuôi gió với các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình thì với các ngân hàng cổ phần lớn, Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn hơn và ở một số thời điểm tỏ ra lúng túng. Đó là trường hợp tái cơ cấu với Sacombank và Southern Bank; kiểm soát đặc biệt với DongABank hay với Eximbank.
Mặc dù 2015 là năm cuối thực hiện Quyết định 254 nhưng giới phân tích cho rằng, còn không ít tồn đọng cần được xử lý trong nhiều năm tới.
Đó là tình trạng sở hữu chéo đã được ngăn lại đáng kể nhưng chưa xử lý triệt để; số lượng ngân hàng thương mại còn nhiều và trong 3 năm tới cần được thu lại 15 đơn vị như hé lộ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại hội nghị tổng kết hoạt động toàn ngành năm 2015 mới đây.
8. Cuộc chiến chống tham nhũng có bước chuyển mạnh mẽ
Cuộc chiến chống tham nhũng đã có bước chuyển mạnh mẽ trong năm 2015.
Hàng loạt cơ chế, chính sách mở đường cho trận đánh lớn này được ban hành như Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nhiều bộ luật quan trọng liên quan phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự...
Trong năm 2015, Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 216 vụ, với 460 bị can; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 266 vụ với 591 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 253 vụ với 531 bị can.
Đặc biệt, 8 vụ án trọng điểm đã được Ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng, chống tham nhũng yêu cầu đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng đang được thực hiện được xã hội đồng tình, ủng hộ.
Kết luận tại phiên họp cuối cùng năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng chống, tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, nhấn mạnh “đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Phải thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn”.
9. Biển Đông tiếp tục dậy sóng
Năm 2015, căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng khi Trung Quốc tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn các bãi đá ngầm mà nước này chiếm giữ trái phép. Động thái trên, tiếp tục lộ rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Việt Nam, của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc, tuyên bố mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các quần đảo mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.
Cùng với đó, trong hàng loạt các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước cũng như các bộ, ngành, địa phương như chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hồi tháng 4; Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam tháng 11; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Trung Quốc tháng 12; và cuộc tiếp xúc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít... Việt Nam đã nhiều lần đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông để trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cùng với đó, trên các diễn đàn đa phương, Việt Nam cũng chủ động cùng với các nước ASEAN nỗ lực thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc nỗ lực xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC.
10. Nợ công sắp chạm ngưỡng
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, đến 31/12/2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP, trong phạm vi quy định.
Như vậy, dư nợ công vẫn ở dưới mức trần cho phép 65%. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là, dư nợ công đã liên tục tăng trong những năm qua.
Giải trình trước Quốc hội tại kỳ họp khóa 13, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, dù nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng dư nợ quá cao, lên đến 20%/năm.
Giai đoạn 2011-2013, Chính phủ đi vay 64.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với lãi suất bình quân 10,5%/năm, có món vay tới 13,2%/năm, món thấp cũng tới 8,4%/năm nên phải nhanh chóng tái cơ cấu các khoản nợ này nhằm cân đối ngân sách.
Về chiến lược nợ công, mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 thì nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài không quá 50% GDP; tuy nhiên, con số nợ công đang ở mức chạm ngưỡng.
Nếu đối chiếu với 6 chỉ tiêu đánh giá mức an toàn của nợ công so với GDP và nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách, thì có 5 chỉ tiêu đạt yêu cầu. Chỉ có chỉ tiêu bù đắp bội chi là vượt mục tiêu đề ra 5% do bình quân bội chi ngân sách 2011-2015 thực tế khoảng 5,3%.
Bộ Tài chính nhận định, nguyên nhân nợ công tăng cao là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại. Giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong điều kiện miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng nguồn thu, tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng.
Mặt khác, có nguyên nhân là do cắt giảm thuế quan theo lộ trình khi gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế làm giảm thu ngân sách.