15 quốc gia dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân
Theo dữ liệu từ Power Reactor Information System (PRIS), trên thế giới có gần 450 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp điện cho các quốc gia, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện và khoảng 4% tổng các nguồn năng lượng toàn cầu...
Dù một số quốc gia đang tìm tới hạt nhân như một nguồn năng lượng sạch, hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân nhìn chung đang có xu hướng suy giảm từ mức đỉnh vào những năm 1990.
Dưới đây là biểu đồ thông tin về 15 quốc gia dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân, chiếm hơn 91% tổng sản lượng điện hạt nhân toàn cầu.
Tại Mỹ, điện hạt nhân chiếm khoảng 50% sản lượng điện sạch - tức là điện không phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Năm 2020, khoảng 88 trên tổng số 96 lò phản ứng hạt nhân tại Mỹ đã được chấp thuận để gia hạn sử dụng thêm 20 năm.
Mỹ chiếm tới hơn 30% tổng sản lượng điện hạt nhân toàn cầu năm 2020, là nước dẫn đầu thế giới. Theo sau là Trung Quốc với tỷ trọng 13,5%. Trung Quốc có kế hoạch đầu tư xây dựng ít nhất 150 lò phản ứng hạt nhân mới vào năm 2035 với tổng kinh phí có thể lên tới 440 tỷ USD.
Trong khi đó, các nước châu Âu có quan điểm khác nhau về điện hạt nhân. Đức là quốc gia đứng thứ 8 trong danh sách này nhưng dự kiến đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng đang hoạt động của mình vào năm 2020, nằm trong kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, Pháp lại có kế hoạch tăng công suất điện hạt nhân. Hiện 70% nguồn điện tại Pháp đến từ điện hạt nhân.