20 sự kiện công nghệ đình đám nhất năm 2012 (II)
Cuộc chiến dai dẳng giữa Samsung và Apple, sự đổ bộ của smartphone mới là một vài trong số các sự kiện công nghệ nổi bật
Thế giới công nghệ trong năm 2012 đã được chứng kiến nhiều vấn đề xảy ra đầy bất ngờ đến khó tin. Trang công nghệ Cnet đã điểm lại 20 sự kiện nổi bật nhất trong làng công nghệ quốc tế 12 tháng qua.
10. Nhân vật Tim Cook
So với những giám đốc điều hành các công ty công nghệ khác, Tim Cook là người bị công chúng "soi mói" nhiều hơn cả, bởi lẽ ông chính là người đã thay thế cố huyền thoại Steve Jobs giữ vai trò thống soái trong mọi hành động của hãng công nghệ Apple kể từ tháng 8 năm ngoái.
Mặc dù bị chê không ít, một phần bởi cái bóng của người tiền nhiệm quá lớn, song trong suốt một năm cầm cương Apple, Tim Cook đã làm được nhiều việc. Hãng đã bán được 125 triệu chiếc điện thoại iPhone, 58 triệu máy tính bảng iPad. Cổ phiếu của Apple đã từng đạt mốc cao nhất trong lịch sử của hãng. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư lo lắng cho tương lai của Apple và Cook còn phải làm nhiều điều hơn nữa.
9. Facebook lên sàn
Việc mạng xã hội lớn nhất hành tinh chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được xem là một sự kiện lớn trên sàn chứng khoán thế giới năm 2012, đặc biệt là trong mảng cổ phiếu công nghệ. Sự kiện này đã được dư luận, nhà đầu tư, giới phân tích thị trường nhắc đến từ rất lâu trước đó, và cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, mong đợi càng lớn, thất vọng càng nhiều. Ngay sau khi lên sàn, cổ phiếu của Facebook nhanh chóng tụt dốc một cách thê thảm và tới giờ vẫn chưa lấy lại được mức giá chào sàn ở 38 USD. Người ta nhắc nhiều hơn tới cổ phiếu Facebook nhưng ở nghĩa tiêu cực, bởi đi kèm với nó là những từ ngữ như "cơn ác mộng của Phố Wall", "sự mở màn cho bong bóng dot com"...
8. Foxconn bị tố cáo
Môi trường làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy của tập đoàn Foxconn, hãng chuyên gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao cho những hãng lớn như iPhone, iPad của Apple, từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Hàng loạt các vụ tự tử, đình công của công nhân những nhà máy này ở Trung Quốc đã xuất hiện dày đặc trên báo chí trong và ngoài đại lục.
Câu chuyện về Foxconn càng trở nên bức bối hơn khi tờ báo Mỹ New York Times thực hiện loạt phóng sự về môi trường làm việc ở Foxconn. Apple, đơn vị thuê Foxconn gia công iPhone, iPad, bị chỉ trích nặng nề và chịu nhiều sức ép thay đổi điều kiện công việc và tăng lương cho công nhân. Gần đây CEO Tim Cook đã tuyên bố chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính Mac về Mỹ, có lẽ một phần vì lý do này.
7. iPhone 5 của Apple
Không có chiếc điện thoại di động nào được người ta mong chờ nhiều như với chiếc iPhone 5 của Apple. Việc Apple bất ngờ tung bản nâng cấp iPhone 4S thay cho mẫu iPhone 5 đã khiến việc chờ đợi sản phẩm này càng trở nên mỏi mòn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cuối cùng, tháng 9 vừa qua, Apple đã ra mắt iPhone 5, sự kiện quan trọng tới đỗi giá cổ phiếu của hãng sau đó đã chạm mốc cao nhất trong lịch sử.
Thiết kế của iPhone mới không có quá nhiều thay đổi so với iPhone 4S nhưng đã mỏng hơn và nhẹ hơn. iPhone 5 mỏng 7,6 mm và nặng 112 gram, nó là smartphone mỏng nhất và nhẹ nhất mà Apple từng làm. Chip Apple A6 trên iPhone 5 đã được Apple giảm kích thước nhưng lại tăng sức mạnh đáng kể khi nhân xử lý và GPU (nhân đồ hoạ) đều tăng gấp đôi về hiệu năng.
6. Samsung Galaxy S3
Nói đến sự thành công của các dòng smartphone trong năm 2012, không thể không kể đến chiếc Galaxy S3 của hãng điện tử xứ sở kim chi. Galaxy S3 đã thực hiện thành công sứ mệnh hạ bệ iPhone khi đạt doanh số khủng trong một thời gian ngắn. Mặc dù sở hữu nhiều tính năng cao cấp, cùng thiết kế mới gọn, nhẹ, song giá bán của S3 khá mềm.
Samsung Galaxy S3 được trang bị hệ điều hành Android bản 4.0 Ice Sandwich, bộ xử lý lõi tứ Exynos 4212 Quad tốc độ xung nhịp 1.4GHz, màn hình 4,8 inch HD, Super AMOLED, độ phân giải 720 x 1.280 pixel, được bảo vệ bởi lớp kính Gorilla Glass. Galaxy S3 có mật độ điểm ảnh/inch là 306ppi, xếp vào loại lớn nhất hiện nay.
5. Những mặt trận công nghệ
Ai cũng ghét chiến tranh, nhưng trong thế giới công nghệ lại khác. Các cuộc chiến công nghệ luôn mang lại ý nghĩa tích cực cho người tiêu dùng cũng như các chuyên gia giàu tính sáng tạo. Cuộc chiến công nghệ càng mạnh mẽ ở những lĩnh vực như di động, tương tác xã hội, thì người dùng càng được hưởng những thiết bị tốt hơn, chạy nhanh hơn và giá thành rẻ hơn cùng nhiều ứng dụng mới.
Năm 2012 đã chứng khiến nhiều cuộc chiến công nghệ trên mảng di động, như giữa các dòng thiết bị chạy nền tảng iOS của Apple với những sản phẩm chạy Android, Windows 8. Ở mặt trận xã hội, Facebook tiếp tục duy trì địa vị thống trị với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, nhưng mạng này cũng có lúc mệt mỏi với cuộc chiến trước Google+, mạng Pinterest và thậm chí là Twitter.
4. Sự nổi lên của máy tính bảng
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích công nghệ, năm 2012 đã chứng kiến sự bùng nổ của các dòng máy tính bảng, đưa sản phẩm này trở thành chủ lưu trên lĩnh vực máy tính cá nhân. Năm nay, Apple đã tung ra ba mẫu iPad mới, trong khi những hãng lớn như Google, Microsoft cũng chính thức chen chân vào thị trường máy tính bảng.
Mặc dù iPad vẫn nắm địa vị thống trị trên thị trường máy tính bảng, song sự phát triển của các dòng Android rõ ràng đã có sức nặng lớn nhờ giá rẻ. Trong khi đó, ranh giới giữa máy tính bảng và máy tính truyền thống đang ngày càng bị mờ nhạt trước sự ra đời của thế hệ máy tính Surface của Microsoft. Điều này cho thấy, không chóng thì chầy, máy tính bảng sẽ nắm vai trò thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân.
3. "Tân binh" smartphone ồ ạt đổ bộ
Việc ra mắt các dòng smartphone trên toàn cầu, đặc biệt là của Apple và các hãng đối thủ chạy nền tảng Androdi, đã bùng phát mạnh mẽ trong năm 2012. Theo một báo cáo được công bố vào mùa hè vừa qua của hãng nghiên cứu Flurry Analytic, việc ra mắt các sản phẩm chạy nền tảng iOS và Android đã nhanh gấp 10 lần so với máy tính cá nhân.
Đi kèm với sự đổ bộ ồ ạt của các dòng smartphone, lượng người dùng truy cập Internet di động cũng tăng đột biến so với trước đây và khoảng cách giữa các thế hệ trong lĩnh vực công nghệ ngày càng được thu hẹp.
2. Hệ điều hành Windows 8
Tháng 10 vừa qua, Microsoft cũng đã chính thức công bố phiên bản hoàn thiện của Windows 8, hệ điều hành đánh dấu nhiều sự đổi mới về chiến lược cũng như công nghệ của gã khổng lồ phần mềm. Windows 8 là hệ điều hành đầu tiên được thiết kế thực sự xoay quanh công nghệ “chạm – cảm ứng”, hỗ trợ mạnh mẽ những thiết bị mới nổi như máy tính bảng, convertibles...
Đây cũng là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft vừa hỗ trợ cấu trúc chip x86 truyền thống của Intel/AMD, vừa chạy được trên các hệ thống dùng cấu trúc chip ARM của Nvidia, Qualcomm hay Texas Instruments. Theo lời Microsoft thì Windows 8 đã được “tưởng tượng lại” để thích ứng và hỗ trợ toàn diện tất cả các dạng phần cứng, từ tablet, ultrabook cho đến desktop hay những PC tất cả trong một với màn hình phân giải cao.
1. Cuộc chiến Samsung, Apple
Mặc dù đây chỉ là một phần của cuộc chiến bản quyền sáng chế dai dẳng giữa các hãng công nghệ toàn cầu, nhưng rõ ràng, giới phân tích công nghệ, người tiêu dùng không thể bỏ qua sự kiện này. Bởi vậy, cuộc chiến pháp lý một mất một còn giữa Apple và Samsung chính là sự kiện đình đám nhất của làng công nghệ năm qua, với hàng loạt diễn biến và tình tiết mới bất ngờ.
Bắt đầu từ tháng 4/2011, Apple khởi động cuộc chiến chống Samsung tại Mỹ với lý do hãng điện tử Hàn Quốc ngang nhiên bắt chước các thiết kế và công nghệ trong iPhone và iPad. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple vi phạm bản quyền liên quan tới mạng 3G. "Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại", cuộc đấu khẩu không còn dừng lại tại Mỹ mà lan ra tới hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục.
Đỉnh điểm nhất trong cuộc chiến này năm 2012 là việc bồi thẩm đoàn California (Mỹ) phán quyết Samsung vi phạm nhiều bằng sáng chế của Apple và hãng điện tử Hàn Quốc phải bồi thường 1,05 tỷ USD. Tuy nhiên, cuộc chiến còn lâu mới dừng lại và hai đối thủ dự kiến sẽ gặp lại nhau trên tòa để giành quyền với một số bằng sáng chế khác.
10. Nhân vật Tim Cook
So với những giám đốc điều hành các công ty công nghệ khác, Tim Cook là người bị công chúng "soi mói" nhiều hơn cả, bởi lẽ ông chính là người đã thay thế cố huyền thoại Steve Jobs giữ vai trò thống soái trong mọi hành động của hãng công nghệ Apple kể từ tháng 8 năm ngoái.
Mặc dù bị chê không ít, một phần bởi cái bóng của người tiền nhiệm quá lớn, song trong suốt một năm cầm cương Apple, Tim Cook đã làm được nhiều việc. Hãng đã bán được 125 triệu chiếc điện thoại iPhone, 58 triệu máy tính bảng iPad. Cổ phiếu của Apple đã từng đạt mốc cao nhất trong lịch sử của hãng. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư lo lắng cho tương lai của Apple và Cook còn phải làm nhiều điều hơn nữa.
9. Facebook lên sàn
Việc mạng xã hội lớn nhất hành tinh chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được xem là một sự kiện lớn trên sàn chứng khoán thế giới năm 2012, đặc biệt là trong mảng cổ phiếu công nghệ. Sự kiện này đã được dư luận, nhà đầu tư, giới phân tích thị trường nhắc đến từ rất lâu trước đó, và cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, mong đợi càng lớn, thất vọng càng nhiều. Ngay sau khi lên sàn, cổ phiếu của Facebook nhanh chóng tụt dốc một cách thê thảm và tới giờ vẫn chưa lấy lại được mức giá chào sàn ở 38 USD. Người ta nhắc nhiều hơn tới cổ phiếu Facebook nhưng ở nghĩa tiêu cực, bởi đi kèm với nó là những từ ngữ như "cơn ác mộng của Phố Wall", "sự mở màn cho bong bóng dot com"...
8. Foxconn bị tố cáo
Môi trường làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy của tập đoàn Foxconn, hãng chuyên gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao cho những hãng lớn như iPhone, iPad của Apple, từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Hàng loạt các vụ tự tử, đình công của công nhân những nhà máy này ở Trung Quốc đã xuất hiện dày đặc trên báo chí trong và ngoài đại lục.
Câu chuyện về Foxconn càng trở nên bức bối hơn khi tờ báo Mỹ New York Times thực hiện loạt phóng sự về môi trường làm việc ở Foxconn. Apple, đơn vị thuê Foxconn gia công iPhone, iPad, bị chỉ trích nặng nề và chịu nhiều sức ép thay đổi điều kiện công việc và tăng lương cho công nhân. Gần đây CEO Tim Cook đã tuyên bố chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính Mac về Mỹ, có lẽ một phần vì lý do này.
7. iPhone 5 của Apple
Không có chiếc điện thoại di động nào được người ta mong chờ nhiều như với chiếc iPhone 5 của Apple. Việc Apple bất ngờ tung bản nâng cấp iPhone 4S thay cho mẫu iPhone 5 đã khiến việc chờ đợi sản phẩm này càng trở nên mỏi mòn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cuối cùng, tháng 9 vừa qua, Apple đã ra mắt iPhone 5, sự kiện quan trọng tới đỗi giá cổ phiếu của hãng sau đó đã chạm mốc cao nhất trong lịch sử.
Thiết kế của iPhone mới không có quá nhiều thay đổi so với iPhone 4S nhưng đã mỏng hơn và nhẹ hơn. iPhone 5 mỏng 7,6 mm và nặng 112 gram, nó là smartphone mỏng nhất và nhẹ nhất mà Apple từng làm. Chip Apple A6 trên iPhone 5 đã được Apple giảm kích thước nhưng lại tăng sức mạnh đáng kể khi nhân xử lý và GPU (nhân đồ hoạ) đều tăng gấp đôi về hiệu năng.
6. Samsung Galaxy S3
Nói đến sự thành công của các dòng smartphone trong năm 2012, không thể không kể đến chiếc Galaxy S3 của hãng điện tử xứ sở kim chi. Galaxy S3 đã thực hiện thành công sứ mệnh hạ bệ iPhone khi đạt doanh số khủng trong một thời gian ngắn. Mặc dù sở hữu nhiều tính năng cao cấp, cùng thiết kế mới gọn, nhẹ, song giá bán của S3 khá mềm.
Samsung Galaxy S3 được trang bị hệ điều hành Android bản 4.0 Ice Sandwich, bộ xử lý lõi tứ Exynos 4212 Quad tốc độ xung nhịp 1.4GHz, màn hình 4,8 inch HD, Super AMOLED, độ phân giải 720 x 1.280 pixel, được bảo vệ bởi lớp kính Gorilla Glass. Galaxy S3 có mật độ điểm ảnh/inch là 306ppi, xếp vào loại lớn nhất hiện nay.
5. Những mặt trận công nghệ
Ai cũng ghét chiến tranh, nhưng trong thế giới công nghệ lại khác. Các cuộc chiến công nghệ luôn mang lại ý nghĩa tích cực cho người tiêu dùng cũng như các chuyên gia giàu tính sáng tạo. Cuộc chiến công nghệ càng mạnh mẽ ở những lĩnh vực như di động, tương tác xã hội, thì người dùng càng được hưởng những thiết bị tốt hơn, chạy nhanh hơn và giá thành rẻ hơn cùng nhiều ứng dụng mới.
Năm 2012 đã chứng khiến nhiều cuộc chiến công nghệ trên mảng di động, như giữa các dòng thiết bị chạy nền tảng iOS của Apple với những sản phẩm chạy Android, Windows 8. Ở mặt trận xã hội, Facebook tiếp tục duy trì địa vị thống trị với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, nhưng mạng này cũng có lúc mệt mỏi với cuộc chiến trước Google+, mạng Pinterest và thậm chí là Twitter.
4. Sự nổi lên của máy tính bảng
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích công nghệ, năm 2012 đã chứng kiến sự bùng nổ của các dòng máy tính bảng, đưa sản phẩm này trở thành chủ lưu trên lĩnh vực máy tính cá nhân. Năm nay, Apple đã tung ra ba mẫu iPad mới, trong khi những hãng lớn như Google, Microsoft cũng chính thức chen chân vào thị trường máy tính bảng.
Mặc dù iPad vẫn nắm địa vị thống trị trên thị trường máy tính bảng, song sự phát triển của các dòng Android rõ ràng đã có sức nặng lớn nhờ giá rẻ. Trong khi đó, ranh giới giữa máy tính bảng và máy tính truyền thống đang ngày càng bị mờ nhạt trước sự ra đời của thế hệ máy tính Surface của Microsoft. Điều này cho thấy, không chóng thì chầy, máy tính bảng sẽ nắm vai trò thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân.
3. "Tân binh" smartphone ồ ạt đổ bộ
Việc ra mắt các dòng smartphone trên toàn cầu, đặc biệt là của Apple và các hãng đối thủ chạy nền tảng Androdi, đã bùng phát mạnh mẽ trong năm 2012. Theo một báo cáo được công bố vào mùa hè vừa qua của hãng nghiên cứu Flurry Analytic, việc ra mắt các sản phẩm chạy nền tảng iOS và Android đã nhanh gấp 10 lần so với máy tính cá nhân.
Đi kèm với sự đổ bộ ồ ạt của các dòng smartphone, lượng người dùng truy cập Internet di động cũng tăng đột biến so với trước đây và khoảng cách giữa các thế hệ trong lĩnh vực công nghệ ngày càng được thu hẹp.
2. Hệ điều hành Windows 8
Tháng 10 vừa qua, Microsoft cũng đã chính thức công bố phiên bản hoàn thiện của Windows 8, hệ điều hành đánh dấu nhiều sự đổi mới về chiến lược cũng như công nghệ của gã khổng lồ phần mềm. Windows 8 là hệ điều hành đầu tiên được thiết kế thực sự xoay quanh công nghệ “chạm – cảm ứng”, hỗ trợ mạnh mẽ những thiết bị mới nổi như máy tính bảng, convertibles...
Đây cũng là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft vừa hỗ trợ cấu trúc chip x86 truyền thống của Intel/AMD, vừa chạy được trên các hệ thống dùng cấu trúc chip ARM của Nvidia, Qualcomm hay Texas Instruments. Theo lời Microsoft thì Windows 8 đã được “tưởng tượng lại” để thích ứng và hỗ trợ toàn diện tất cả các dạng phần cứng, từ tablet, ultrabook cho đến desktop hay những PC tất cả trong một với màn hình phân giải cao.
1. Cuộc chiến Samsung, Apple
Mặc dù đây chỉ là một phần của cuộc chiến bản quyền sáng chế dai dẳng giữa các hãng công nghệ toàn cầu, nhưng rõ ràng, giới phân tích công nghệ, người tiêu dùng không thể bỏ qua sự kiện này. Bởi vậy, cuộc chiến pháp lý một mất một còn giữa Apple và Samsung chính là sự kiện đình đám nhất của làng công nghệ năm qua, với hàng loạt diễn biến và tình tiết mới bất ngờ.
Bắt đầu từ tháng 4/2011, Apple khởi động cuộc chiến chống Samsung tại Mỹ với lý do hãng điện tử Hàn Quốc ngang nhiên bắt chước các thiết kế và công nghệ trong iPhone và iPad. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple vi phạm bản quyền liên quan tới mạng 3G. "Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại", cuộc đấu khẩu không còn dừng lại tại Mỹ mà lan ra tới hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục.
Đỉnh điểm nhất trong cuộc chiến này năm 2012 là việc bồi thẩm đoàn California (Mỹ) phán quyết Samsung vi phạm nhiều bằng sáng chế của Apple và hãng điện tử Hàn Quốc phải bồi thường 1,05 tỷ USD. Tuy nhiên, cuộc chiến còn lâu mới dừng lại và hai đối thủ dự kiến sẽ gặp lại nhau trên tòa để giành quyền với một số bằng sáng chế khác.