“2008, năm bùng nổ của ngân hàng”
Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nói về triển vọng phát triển của thị trường tài chính - ngân hàng
Theo các cam kết trong WTO, kể từ 1/4/2007, Việt Nam cho phép các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được hoạt động, được đối xử bình đẳng và thực hiện phần lớn nghiệp vụ như ngân hàng nội.
Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) đang hy vọng sẽ nhận được giấy phép thành lập trong thời gian sớm để trở thành một trong những ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông Thomas Tobin, Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam về triển vọng phát triển của thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Đặc biệt quan tâm đến mở cửa ngân hàng
Ông nhìn nhận như thế nào về thị trường tài chính, ngân hàng sau một năm Việt Nam gia nhập WTO?
Sau một năm tham gia vào WTO, có thể nói thị trường tài chính - ngân hàng của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Chúng tôi đánh giá cao những thay đổi của Chính phủ Việt Nam để thực hiện theo cam kết WTO. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 22 và Thông tư hướng dẫn thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng cũng như các lĩnh vực khác được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Khi những cam kết WTO của Việt Nam được triển khai, ngân hàng HSBC đã tăng mức nắm giữ cổ phần tại Techcombank lên 15% và đã nộp hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chúng tôi trông đợi năm 2008 và những năm kế tiếp sẽ là năm bùng nổ cho ngành tài chính ngân hàng với những cải cách không ngừng của Chính phủ.
Tại sao HSBC quyết định thành lập ngân hàng con tại Việt Nam?
Đó là do nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hơn nữa nên chúng tôi quyết định mở rộng để đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy, HSBC đã gửi hồ sơ thành lập ngân hàng con đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ đó đến nay, chúng tôi cũng đã có những cuộc gặp hữu ích với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chúng tôi tự tin đáp ứng được các điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra. Do đó, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được giấy phép thành lập ngân hàng con trong thời gian sớm.
HSBC có ý định nâng mức nắm giữ cổ phần tại Techcombank lên nữa không?
Về sở hữu tại Techcombank, chúng tôi được biết là Chính phủ Việt Nam cho phép tăng tỉ lệ sở hữu 15% lên 20% nếu như có sự đồng ý đặc biệt của Thủ tướng. Chúng tôi rất muốn bày tỏ ý định của mình là tăng tỉ lệ sở hữu lên 20% nếu được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cho phép.
Ông đánh giá như thế nào về chiến lược hợp tác giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài trong những năm tới khi sẽ có những ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được mở ra tại Việt Nam?
Tôi nghĩ cạnh tranh là điều rất tốt. Bởi vì khi các ngân hàng nước ngoài mua lại và thành lập quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng trong nước họ sẽ mang lại những kiến thức, khả năng về quản lí vốn, quản lí doanh nghiệp và quản lí rủi ro. Điều đó hoàn toàn tốt cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Xu thế đó có giảm đi khi nhiều ngân hàng mới được lập, thưa ông?
Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao. Chính vì ở giai đoạn này nên nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng hết sức lớn.
Vì thế chúng tôi nhìn thấy trong khoảng 5 năm nữa, Việt Nam vẫn rất cần các dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhưng khi ngành ngân hàng đã đạt đến giai đoạn tương đối chín muồi thì chúng ta không thể nói trước điều gì.
Mới đây, Hiệp hội Các nhà tài chính Việt Nam (VAFI) có kiến nghị mở “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng trong nước từ 30% lên 35-37%. Là một nhà đầu tư, ông bình luận gì về kiến nghị này?
Tôi không có bình luận về kiến nghị của VAFI. Nhưng theo tôi, Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết sau WTO và theo đúng lộ trình đó thì lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng được mở cửa hơn.
Chống lạm phát: Nên có thông điệp rõ ràng
Năm 2007 vừa qua, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng quá cao, ngoài nguyên nhân giá cả còn do chính sách tiền tệ của Việt Nam. Ông bình luận gì về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước năm 2007 vừa qua?
Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước đã nói rất rõ rằng họ muốn giải quyết vấn đề lạm phát trong năm 2007. Theo đó đã có một số biện pháp nhất định được triển khai như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, áp dụng mức trần 3% cho vay đầu tư chứng khoán, mở rộng quy định về mua bán ngoại hối của các ngân hàng. Những việc làm này đã thể hiện ý định của Chính phủ giải quyết vấn đề lạm phát của Việt Nam.
Theo tôi, việc Chính phủ nên làm là phải rõ ràng với người dân về thông điệp muốn giải quyết lạm phát và đưa ra một mức lạm phát có thể chấp nhận được đối với nền kinh tế. Vì yêu cầu đặt ra cho Chính phủ là phải cân bằng được giữa tốc độ tăng trưởng và lạm phát. Nên cần làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn chứ không phải nền kinh tế phát triển kiểu bong bóng.
Ông có nhận định năm 2008 là thời điểm bùng nổ của hệ thống ngân hàng, vậy ông có thể nói rõ hơn về sự bùng nổ này?
Ngành ngân hàng là ngành phục vụ cho các ngành khác cũng như cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng cao và sẽ còn duy trì mức tăng trưởng đó trong những năm tới. Do đó, tôi nghĩ ngành ngân hàng Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển. Nhưng ở đây cũng cần lưu ý là ngành ngân hàng phải có cái nhìn dài hạn.
Chúng ta không thể thành lập một ngân hàng ngày hôm nay với hy vọng ngày mai sẽ có lợi nhuận ngay. Chúng ta phải thành lập ngân hàng với cái nhìn là sẽ phục vụ người tiêu dùng và khách hàng như thế nào là tốt nhất. Chính vì vậy cần có một chiến lược dài hạn cho ngành ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) đang hy vọng sẽ nhận được giấy phép thành lập trong thời gian sớm để trở thành một trong những ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông Thomas Tobin, Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam về triển vọng phát triển của thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Đặc biệt quan tâm đến mở cửa ngân hàng
Ông nhìn nhận như thế nào về thị trường tài chính, ngân hàng sau một năm Việt Nam gia nhập WTO?
Sau một năm tham gia vào WTO, có thể nói thị trường tài chính - ngân hàng của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Chúng tôi đánh giá cao những thay đổi của Chính phủ Việt Nam để thực hiện theo cam kết WTO. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 22 và Thông tư hướng dẫn thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng cũng như các lĩnh vực khác được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Khi những cam kết WTO của Việt Nam được triển khai, ngân hàng HSBC đã tăng mức nắm giữ cổ phần tại Techcombank lên 15% và đã nộp hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chúng tôi trông đợi năm 2008 và những năm kế tiếp sẽ là năm bùng nổ cho ngành tài chính ngân hàng với những cải cách không ngừng của Chính phủ.
Tại sao HSBC quyết định thành lập ngân hàng con tại Việt Nam?
Đó là do nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hơn nữa nên chúng tôi quyết định mở rộng để đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy, HSBC đã gửi hồ sơ thành lập ngân hàng con đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ đó đến nay, chúng tôi cũng đã có những cuộc gặp hữu ích với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chúng tôi tự tin đáp ứng được các điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra. Do đó, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được giấy phép thành lập ngân hàng con trong thời gian sớm.
HSBC có ý định nâng mức nắm giữ cổ phần tại Techcombank lên nữa không?
Về sở hữu tại Techcombank, chúng tôi được biết là Chính phủ Việt Nam cho phép tăng tỉ lệ sở hữu 15% lên 20% nếu như có sự đồng ý đặc biệt của Thủ tướng. Chúng tôi rất muốn bày tỏ ý định của mình là tăng tỉ lệ sở hữu lên 20% nếu được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cho phép.
Ông đánh giá như thế nào về chiến lược hợp tác giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài trong những năm tới khi sẽ có những ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được mở ra tại Việt Nam?
Tôi nghĩ cạnh tranh là điều rất tốt. Bởi vì khi các ngân hàng nước ngoài mua lại và thành lập quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng trong nước họ sẽ mang lại những kiến thức, khả năng về quản lí vốn, quản lí doanh nghiệp và quản lí rủi ro. Điều đó hoàn toàn tốt cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Xu thế đó có giảm đi khi nhiều ngân hàng mới được lập, thưa ông?
Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao. Chính vì ở giai đoạn này nên nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng hết sức lớn.
Vì thế chúng tôi nhìn thấy trong khoảng 5 năm nữa, Việt Nam vẫn rất cần các dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhưng khi ngành ngân hàng đã đạt đến giai đoạn tương đối chín muồi thì chúng ta không thể nói trước điều gì.
Mới đây, Hiệp hội Các nhà tài chính Việt Nam (VAFI) có kiến nghị mở “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng trong nước từ 30% lên 35-37%. Là một nhà đầu tư, ông bình luận gì về kiến nghị này?
Tôi không có bình luận về kiến nghị của VAFI. Nhưng theo tôi, Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết sau WTO và theo đúng lộ trình đó thì lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng được mở cửa hơn.
Chống lạm phát: Nên có thông điệp rõ ràng
Năm 2007 vừa qua, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng quá cao, ngoài nguyên nhân giá cả còn do chính sách tiền tệ của Việt Nam. Ông bình luận gì về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước năm 2007 vừa qua?
Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước đã nói rất rõ rằng họ muốn giải quyết vấn đề lạm phát trong năm 2007. Theo đó đã có một số biện pháp nhất định được triển khai như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, áp dụng mức trần 3% cho vay đầu tư chứng khoán, mở rộng quy định về mua bán ngoại hối của các ngân hàng. Những việc làm này đã thể hiện ý định của Chính phủ giải quyết vấn đề lạm phát của Việt Nam.
Theo tôi, việc Chính phủ nên làm là phải rõ ràng với người dân về thông điệp muốn giải quyết lạm phát và đưa ra một mức lạm phát có thể chấp nhận được đối với nền kinh tế. Vì yêu cầu đặt ra cho Chính phủ là phải cân bằng được giữa tốc độ tăng trưởng và lạm phát. Nên cần làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn chứ không phải nền kinh tế phát triển kiểu bong bóng.
Ông có nhận định năm 2008 là thời điểm bùng nổ của hệ thống ngân hàng, vậy ông có thể nói rõ hơn về sự bùng nổ này?
Ngành ngân hàng là ngành phục vụ cho các ngành khác cũng như cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng cao và sẽ còn duy trì mức tăng trưởng đó trong những năm tới. Do đó, tôi nghĩ ngành ngân hàng Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển. Nhưng ở đây cũng cần lưu ý là ngành ngân hàng phải có cái nhìn dài hạn.
Chúng ta không thể thành lập một ngân hàng ngày hôm nay với hy vọng ngày mai sẽ có lợi nhuận ngay. Chúng ta phải thành lập ngân hàng với cái nhìn là sẽ phục vụ người tiêu dùng và khách hàng như thế nào là tốt nhất. Chính vì vậy cần có một chiến lược dài hạn cho ngành ngân hàng của Việt Nam.