2009, xuất khẩu sẽ gặp khó
Chắc chắn, năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường và sự đi xuống của giá cả
Tại cuộc họp giao ban xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2008, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều bày tỏ sự lo ngại về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Chắc chắn, năm 2009, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, kéo theo sự cạnh tranh trong khi giá cả có xu hướng giảm...
Theo Vụ Xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Công Thương), 9 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007.
Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu giải thích, sự tăng trưởng đáng khích lệ này trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng (khoảng 6,5 tỷ USD, chiếm 47,8%), tăng về lượng (khoảng 7,1 tỷ USD, chiếm 52,2%). Theo kế họach, xuất khẩu cả năm 2008 đạt 65 tỷ USD.
Con số tăng trưởng ấn tượng không che lấp được nỗi lo của doanh nghiệp về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sắp tới. Dự báo, “việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung sẽ đầy khó khăn vào năm 2009”, ông Dũng nói. Hoa Kỳ mới khủng hoảng nhưng xuất khẩu Việt Nam 8 tháng đầu năm 2008 đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương cho rằng, tăng trưởng cao trong năm 2009 là rất khó. Bộ đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt mức 18%.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, ngành dệt may năm nay dự kiến đạt kế hoạch xuất khẩu là 9,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ và EU chiếm gần 76%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ở thị trường này chỉ đạt 16,2% ở Hoa Kỳ, và đạt 16,8% ở EU.
Ông cho biết, hiện nay cả hai thị trường này đang có xu hướng chững lại. Tại Hoa Kỳ, một số đơn hàng đã bị hủy bỏ hoặc giảm số lượng. Ông cho rằng, chỉ tiêu 21% về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 là khá cao.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam đưa ra dự báo, năm 2009, khoảng 20% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản rơi vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, 30% doanh nghiệp ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Ngành gỗ có 3 thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật nhưng hiện nay các thị trường này đều rơi vào khủng hoảng.
Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vasep nhận định, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ hy vọng bằng năm nay, khoảng 4,5 tỷ USD (so với của Bộ Công Thương là 5,3 tỷ USD).
Hiệp hội các ngành hàng kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ tác động của khủng hoảng và trao đổi cụ thể đối với từng ngành hàng. Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Sadaco cho rằng, Nhà nước cần nghiên cứu hạ lãi suất cho vay và mở rộng đối tượng cho vay.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngân hàng đồng tình với doanh nghiệp về quan điểm cần có cơ chế tín dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn nữa. Ngày 9/10/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị số 05, trong đó có nội dung tăng tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Tại cuộc họp giao ban, Hiệp hội các ngành hàng chỉ đạo các thành viên khẩn trương rà soát kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư theo hướng hạn chế đầu tư theo chiều rộng mà tập trung theo chiều sâu. Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tập trung rà soát các hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký, nhất là hợp đồng dài hạn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên lưu ý các doanh nghiệp rà soát và xác minh lại khả năng thanh toán của người nhập khẩu, các điều kiện thanh toán nhất là các điều kiện thanh toán không phải phổ thông như trả chậm. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với hệ thống thương vụ Việt Nam ở các nước để xác minh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở nước đó. Các doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh sản xuất, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Ông lưu ý các doanh nghiệp phải chú trọng chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức cạnh tranh.
Chắc chắn, năm 2009, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, kéo theo sự cạnh tranh trong khi giá cả có xu hướng giảm...
Theo Vụ Xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Công Thương), 9 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007.
Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu giải thích, sự tăng trưởng đáng khích lệ này trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng (khoảng 6,5 tỷ USD, chiếm 47,8%), tăng về lượng (khoảng 7,1 tỷ USD, chiếm 52,2%). Theo kế họach, xuất khẩu cả năm 2008 đạt 65 tỷ USD.
Con số tăng trưởng ấn tượng không che lấp được nỗi lo của doanh nghiệp về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sắp tới. Dự báo, “việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung sẽ đầy khó khăn vào năm 2009”, ông Dũng nói. Hoa Kỳ mới khủng hoảng nhưng xuất khẩu Việt Nam 8 tháng đầu năm 2008 đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương cho rằng, tăng trưởng cao trong năm 2009 là rất khó. Bộ đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt mức 18%.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, ngành dệt may năm nay dự kiến đạt kế hoạch xuất khẩu là 9,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ và EU chiếm gần 76%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ở thị trường này chỉ đạt 16,2% ở Hoa Kỳ, và đạt 16,8% ở EU.
Ông cho biết, hiện nay cả hai thị trường này đang có xu hướng chững lại. Tại Hoa Kỳ, một số đơn hàng đã bị hủy bỏ hoặc giảm số lượng. Ông cho rằng, chỉ tiêu 21% về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 so với năm 2008 là khá cao.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam đưa ra dự báo, năm 2009, khoảng 20% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản rơi vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, 30% doanh nghiệp ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Ngành gỗ có 3 thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật nhưng hiện nay các thị trường này đều rơi vào khủng hoảng.
Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vasep nhận định, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ hy vọng bằng năm nay, khoảng 4,5 tỷ USD (so với của Bộ Công Thương là 5,3 tỷ USD).
Hiệp hội các ngành hàng kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ tác động của khủng hoảng và trao đổi cụ thể đối với từng ngành hàng. Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Sadaco cho rằng, Nhà nước cần nghiên cứu hạ lãi suất cho vay và mở rộng đối tượng cho vay.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngân hàng đồng tình với doanh nghiệp về quan điểm cần có cơ chế tín dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn nữa. Ngày 9/10/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị số 05, trong đó có nội dung tăng tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Tại cuộc họp giao ban, Hiệp hội các ngành hàng chỉ đạo các thành viên khẩn trương rà soát kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư theo hướng hạn chế đầu tư theo chiều rộng mà tập trung theo chiều sâu. Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tập trung rà soát các hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký, nhất là hợp đồng dài hạn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên lưu ý các doanh nghiệp rà soát và xác minh lại khả năng thanh toán của người nhập khẩu, các điều kiện thanh toán nhất là các điều kiện thanh toán không phải phổ thông như trả chậm. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với hệ thống thương vụ Việt Nam ở các nước để xác minh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở nước đó. Các doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh sản xuất, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Ông lưu ý các doanh nghiệp phải chú trọng chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức cạnh tranh.