2010, năm sôi động của thị trường mua bán và sáp nhập toàn cầu
Giá trị các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trên phạm vi toàn cầu năm nay đã tăng lần đầu tiên kể từ năm 2007
Giá trị các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trên phạm vi toàn cầu năm nay đã tăng lần đầu tiên kể từ năm 2007, có khả năng mở màn cho một chu kỳ M&A mới kéo dài nhiều năm, trong đó các nền kinh tế mới nổi ngày càng chiếm một thị phần lớn hơn.
Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy, giá trị M&A toàn cầu tăng 19% trong năm nay, đạt mức 2,25 nghìn tỷ USD. Theo thống kê sơ bộ, các thị trường mới nổi chiếm tỷ lệ 17% các vụ M&A trong năm 2010 - một tỷ lệ cao chưa từng có từ trước tới nay - và ngành năng lượng là lĩnh vực có nhiều thương vụ nhất.
Tổng giá trị các thỏa thuận M&A của các thị trường mới nổi năm nay đạt mức kỷ lục 378 tỷ USD, trong khi hoạt động này tăng trưởng chậm hơn ở các thị trường phát triển. Tại Mỹ, hoạt động M&A tăng 11%, còn tại châu Âu tăng 5%.
Theo các chuyên gia, sự lên giá của các đồng tiền ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với các đồng tiền của các nước phát triển đã giúp ích nhiều cho hoạt động M&A của các công ty thuộc khu vực này trong năm qua. Bên cạnh đó, các công ty ở các nền kinh tế mới nổi cũng ngày càng trở nên tham vọng hơn và hướng tới những thỏa thuận lớn hơn.
Lĩnh vực năng lượng chứng kiến giá trị M&A tăng 40% trong năm 2010, đạt mức 482 tỷ USD. Hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng M&A sau ngành năng lượng là tài chính và nguyên vật liệu cơ bản.
Các doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, rất chú trọng các thỏa thuận mua lại các hãng năng lượng nước ngoài trong năm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai khi các nền kinh tế ở khu vực này tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, năm nay cũng là năm mà nhiều thỏa thuận M&A lớn đã đổ bể. Chẳng hạn, hai thỏa thuận mua lại của nhà khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tại Canada và Australia đã khiến giá trị M&A toàn cầu mất đi 100 tỷ USD.
Hiện Goldman Sachs đang là ngân hàng đầu tư đạt giá trị tư vấn M&A lớn nhất thế giới, kế đó là Morgan Stanley. Trong năm 2010, Goldman đã tư vấn số vụ M&A với tổng trị giá 513,1 tỷ USD, còn Morgan Stanley tư vấn số thỏa thuận đạt tổng trị giá 499,5 tỷ USD.
Giới phân tích dự báo, hoạt động M&A toàn cầu sẽ còn sôi động trong năm tới. Lãi suất vay vốn thấp, lượng tiền mặt dồi dào của các doanh nghiệp, nhu cầu đưa nền kinh tế thoát khỏi tốc độ tăng trưởng ì ạch, và phản ứng tích cực của thị trường với nhiều thỏa thuận trong năm qua sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp ký kết thỏa thuận trong năm 2011.
Trong một cuộc điều tra do Thomson Reuters tiến hành, các chuyên gia nhận định, thị trường M&A toàn cầu năm tới có thể đạt trị giá 3 nghìn tỷ USD.
Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy, giá trị M&A toàn cầu tăng 19% trong năm nay, đạt mức 2,25 nghìn tỷ USD. Theo thống kê sơ bộ, các thị trường mới nổi chiếm tỷ lệ 17% các vụ M&A trong năm 2010 - một tỷ lệ cao chưa từng có từ trước tới nay - và ngành năng lượng là lĩnh vực có nhiều thương vụ nhất.
Tổng giá trị các thỏa thuận M&A của các thị trường mới nổi năm nay đạt mức kỷ lục 378 tỷ USD, trong khi hoạt động này tăng trưởng chậm hơn ở các thị trường phát triển. Tại Mỹ, hoạt động M&A tăng 11%, còn tại châu Âu tăng 5%.
Theo các chuyên gia, sự lên giá của các đồng tiền ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với các đồng tiền của các nước phát triển đã giúp ích nhiều cho hoạt động M&A của các công ty thuộc khu vực này trong năm qua. Bên cạnh đó, các công ty ở các nền kinh tế mới nổi cũng ngày càng trở nên tham vọng hơn và hướng tới những thỏa thuận lớn hơn.
Lĩnh vực năng lượng chứng kiến giá trị M&A tăng 40% trong năm 2010, đạt mức 482 tỷ USD. Hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng M&A sau ngành năng lượng là tài chính và nguyên vật liệu cơ bản.
Các doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, rất chú trọng các thỏa thuận mua lại các hãng năng lượng nước ngoài trong năm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai khi các nền kinh tế ở khu vực này tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, năm nay cũng là năm mà nhiều thỏa thuận M&A lớn đã đổ bể. Chẳng hạn, hai thỏa thuận mua lại của nhà khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tại Canada và Australia đã khiến giá trị M&A toàn cầu mất đi 100 tỷ USD.
Hiện Goldman Sachs đang là ngân hàng đầu tư đạt giá trị tư vấn M&A lớn nhất thế giới, kế đó là Morgan Stanley. Trong năm 2010, Goldman đã tư vấn số vụ M&A với tổng trị giá 513,1 tỷ USD, còn Morgan Stanley tư vấn số thỏa thuận đạt tổng trị giá 499,5 tỷ USD.
Giới phân tích dự báo, hoạt động M&A toàn cầu sẽ còn sôi động trong năm tới. Lãi suất vay vốn thấp, lượng tiền mặt dồi dào của các doanh nghiệp, nhu cầu đưa nền kinh tế thoát khỏi tốc độ tăng trưởng ì ạch, và phản ứng tích cực của thị trường với nhiều thỏa thuận trong năm qua sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp ký kết thỏa thuận trong năm 2011.
Trong một cuộc điều tra do Thomson Reuters tiến hành, các chuyên gia nhận định, thị trường M&A toàn cầu năm tới có thể đạt trị giá 3 nghìn tỷ USD.