61% vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai
Cả nước còn 1.924 vụ việc bức xúc, kéo dài. 258 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo
Trong năm 2009, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 307.797 lượt khiếu nại tố cáo, tiếp nhận 206.105 đơn thư. 61% số vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.
Đây là những con số được tổng hợp từ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009 Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội.
Theo đó, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi cho Nhà nước 368.056 triệu đồng; 549,46 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 54.315 triệu đồng; 115,74 ha đất; minh oan cho 250 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 106 người.
“So với năm 2008 thì kết quả phát hiện, xử lý tốt hơn, cao hơn”, Chính phủ đánh giá.
Báo cáo chỉ rõ những khiếu nại trong lĩnh vực đất đai liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi đất cũ khi đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã, nông lâm trường và tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.
Một số vụ việc điển hình được nêu tại báo cáo là khiếu nại thu hồi đất để thực hiện các dự án: Khu đô thị - thương mại Văn Giang (Hưng Yên), dự án của Tập đoàn Vinashin tại Hải Dương, đường cao tốc, đường dây 500 KV…
Về tình hình tố cáo, báo cáo cho biết, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 90%. Chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Cạnh đó là tố cáo cán bộ quản lý thuộc các tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước vi phạm trong quản lý kinh tế - tài chính.
Kết quả rà soát của ngành thanh tra cũng cho thấy hiện cả nước còn 1.924 vụ việc bức xúc, kéo dài. 258 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 77 vụ việc chưa thực hiện được do có vướng mắc, cần phải kiểm tra, xem xét, đôn đốc thực hiện.
Phân tích từ gần 30 nghìn vụ việc khiếu nại và hơn 5 nghìn vụ việc tố cáo, báo cáo nêu nhận định tỷ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng và đúng một phần vẫn còn cao.
Nguyên nhân chủ quan của tình hình khiếu nại tố cáo hiện nay được Chính phủ nhìn nhận là công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhất là trong lĩnh vực đất đai, thực hiện các dự án, dẫn đến phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực này.
Đáng chú ý, theo báo cáo, “không ít địa phương định giá đất bồi thường quá thấp, không bố trí tái định cư, không giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất”. Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm", báo cáo nêu rõ.
Đây là những con số được tổng hợp từ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009 Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội.
Theo đó, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi cho Nhà nước 368.056 triệu đồng; 549,46 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 54.315 triệu đồng; 115,74 ha đất; minh oan cho 250 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 106 người.
“So với năm 2008 thì kết quả phát hiện, xử lý tốt hơn, cao hơn”, Chính phủ đánh giá.
Báo cáo chỉ rõ những khiếu nại trong lĩnh vực đất đai liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi đất cũ khi đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã, nông lâm trường và tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.
Một số vụ việc điển hình được nêu tại báo cáo là khiếu nại thu hồi đất để thực hiện các dự án: Khu đô thị - thương mại Văn Giang (Hưng Yên), dự án của Tập đoàn Vinashin tại Hải Dương, đường cao tốc, đường dây 500 KV…
Về tình hình tố cáo, báo cáo cho biết, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 90%. Chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Cạnh đó là tố cáo cán bộ quản lý thuộc các tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước vi phạm trong quản lý kinh tế - tài chính.
Kết quả rà soát của ngành thanh tra cũng cho thấy hiện cả nước còn 1.924 vụ việc bức xúc, kéo dài. 258 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 77 vụ việc chưa thực hiện được do có vướng mắc, cần phải kiểm tra, xem xét, đôn đốc thực hiện.
Phân tích từ gần 30 nghìn vụ việc khiếu nại và hơn 5 nghìn vụ việc tố cáo, báo cáo nêu nhận định tỷ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng và đúng một phần vẫn còn cao.
Nguyên nhân chủ quan của tình hình khiếu nại tố cáo hiện nay được Chính phủ nhìn nhận là công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhất là trong lĩnh vực đất đai, thực hiện các dự án, dẫn đến phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực này.
Đáng chú ý, theo báo cáo, “không ít địa phương định giá đất bồi thường quá thấp, không bố trí tái định cư, không giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất”. Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm", báo cáo nêu rõ.