26 năm liền kinh tế Australia không suy thoái
Kết quả này xuất phát từ sự kết hợp giữa chính sách tốt và vận may của Australia
Kinh tế Australia vừa thêm có một quý tăng trưởng nữa, giúp nước này nối dài thêm chuỗi thành tích gần 26 năm không có suy thoái kinh tế - CNN đưa tin.
Theo số liệu công bố ngày 7/6, trong quý 1 năm nay, kinh tế Australia tăng trưởng 0,3% so với quý 4/2016. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế nước này tăng trưởng 1,7%.
Như vậy, đất nước chuột túi đã trải qua 103 quý không hề có suy thoái kinh tế. Theo định nghĩa trong kinh tế học, một nền kinh tế bị coi là suy thoái nếu có 2 quý suy giảm liên tiếp.
Một số tờ báo nói rằng với thành tích như vậy, Australia đã phá vỡ một kỷ lục thế giới được thiết lập trước đó bởi Hà Lan trong thời gian từ năm 1982-2008. Tuy nhiên, theo CNN, một số chuyên gia không đồng tình với đánh giá như vậy.
Ông Paul Dales, chuyên gia kinh tế trưởng tại Australia và New Zealand của Capital Economics, cho biết, thực ra Hà Lan đã rơi vào suy thoái kinh tế vào năm 2003.
Ông Dales đã phân tích dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và phát hiện rằng nền kinh tế Hà Lan suy giảm 0,3% trong một quý của năm 2003 và giảm thêm 0,01% trong quý ngay sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc Australia đã “qua mặt” đất nước của hoa tulip về chuỗi thành tích tăng trưởng từ nhiều năm trước.
Nếu làm tròn con số 0,01% thành 0%, thì có thể nói Hà Lan đã có 107 quý không suy thoái, ông Dales nói. Trong trường hợp đó, Australia phải có thêm 5 quý không suy thoái nữa mới vượt qua được thành tích của Hà Lan.
Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn có một quốc gia khác xứng đáng được ghi nhận kỷ lục về tăng trưởng. Ông Saul Eslake, chuyên gia từ Đại học Tasmania, nói rằng theo dữ liệu của OECD, Nhật Bản đã có 133 quý không suy thoái kinh tế từ năm 1960-1993.
Chuỗi thành tích này của đất nước mặt trời mọc, theo ông Eslake, thậm chí còn có thể dài hơn, bởi OECD không lưu số liệu trước năm 1960.
Mặc dù vậy, thành tích hơn 1/4 thế kỷ không có suy thoái kinh tế của Australia vẫn rất ấn tượng.
Ông Tony Morriss, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Australia thuộc Bank of America Merrill Lynch, nói rằng kết quả này xuất phát từ sự kết hợp giữa chính sách tốt và vận may của Australia.
“Australia rất may mắn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhờ có Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa cơ bản. Trung Quốc đã nhập một lượng lớn hàng hóa cơ bản từ Australia để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng”, ông Morris nói.
Các yếu tố khác, bao gồm chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, cũng giúp Australia thúc đẩy trưởng kinh tế, vị chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ chuỗi thời gian không suy thoái kinh tế của Australia có thể kéo dài bao lâu. Cũng chưa rõ liệu thành tích kinh tế này có mang lại lợi ích cho đại bộ phận người dân Australia hay không.
Tiền lương tăng chậm và chi phí sinh hoạt gia tăng vẫn đang là vẫn đề khiến nhiều người Australia “đau đầu” - theo Morgan Stanley. Ngân hàng này mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Australia còn 1,2%, từ mức 2,1% trước đó.
Theo các chuyên gia, những ngành chính của nền kinh tế Australia như bán lẻ, khai khoáng và xây dựng không còn được xem là nguồn động lực tăng trưởng nữa. Ngoài ra, “cú huých” mà kinh tế Australia nhận được từ Trung Quốc trước đây khó có thể sớm lặp lại thêm lần nữa.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm tốc trong nửa sau của năm nay và trong năm 2018 - theo ông Bryan Carter, trưởng bộ phận trái phiếu thị trường mới nổi thuộc BNP Paribas Asset Management. “Australia không còn nhận được sự hậu thuẫn tăng trưởng từ Trung Quốc nữa”, ông Carter nói.
Theo số liệu công bố ngày 7/6, trong quý 1 năm nay, kinh tế Australia tăng trưởng 0,3% so với quý 4/2016. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế nước này tăng trưởng 1,7%.
Như vậy, đất nước chuột túi đã trải qua 103 quý không hề có suy thoái kinh tế. Theo định nghĩa trong kinh tế học, một nền kinh tế bị coi là suy thoái nếu có 2 quý suy giảm liên tiếp.
Một số tờ báo nói rằng với thành tích như vậy, Australia đã phá vỡ một kỷ lục thế giới được thiết lập trước đó bởi Hà Lan trong thời gian từ năm 1982-2008. Tuy nhiên, theo CNN, một số chuyên gia không đồng tình với đánh giá như vậy.
Ông Paul Dales, chuyên gia kinh tế trưởng tại Australia và New Zealand của Capital Economics, cho biết, thực ra Hà Lan đã rơi vào suy thoái kinh tế vào năm 2003.
Ông Dales đã phân tích dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và phát hiện rằng nền kinh tế Hà Lan suy giảm 0,3% trong một quý của năm 2003 và giảm thêm 0,01% trong quý ngay sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc Australia đã “qua mặt” đất nước của hoa tulip về chuỗi thành tích tăng trưởng từ nhiều năm trước.
Nếu làm tròn con số 0,01% thành 0%, thì có thể nói Hà Lan đã có 107 quý không suy thoái, ông Dales nói. Trong trường hợp đó, Australia phải có thêm 5 quý không suy thoái nữa mới vượt qua được thành tích của Hà Lan.
Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn có một quốc gia khác xứng đáng được ghi nhận kỷ lục về tăng trưởng. Ông Saul Eslake, chuyên gia từ Đại học Tasmania, nói rằng theo dữ liệu của OECD, Nhật Bản đã có 133 quý không suy thoái kinh tế từ năm 1960-1993.
Chuỗi thành tích này của đất nước mặt trời mọc, theo ông Eslake, thậm chí còn có thể dài hơn, bởi OECD không lưu số liệu trước năm 1960.
Mặc dù vậy, thành tích hơn 1/4 thế kỷ không có suy thoái kinh tế của Australia vẫn rất ấn tượng.
Ông Tony Morriss, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Australia thuộc Bank of America Merrill Lynch, nói rằng kết quả này xuất phát từ sự kết hợp giữa chính sách tốt và vận may của Australia.
“Australia rất may mắn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhờ có Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa cơ bản. Trung Quốc đã nhập một lượng lớn hàng hóa cơ bản từ Australia để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng”, ông Morris nói.
Các yếu tố khác, bao gồm chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, cũng giúp Australia thúc đẩy trưởng kinh tế, vị chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ chuỗi thời gian không suy thoái kinh tế của Australia có thể kéo dài bao lâu. Cũng chưa rõ liệu thành tích kinh tế này có mang lại lợi ích cho đại bộ phận người dân Australia hay không.
Tiền lương tăng chậm và chi phí sinh hoạt gia tăng vẫn đang là vẫn đề khiến nhiều người Australia “đau đầu” - theo Morgan Stanley. Ngân hàng này mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Australia còn 1,2%, từ mức 2,1% trước đó.
Theo các chuyên gia, những ngành chính của nền kinh tế Australia như bán lẻ, khai khoáng và xây dựng không còn được xem là nguồn động lực tăng trưởng nữa. Ngoài ra, “cú huých” mà kinh tế Australia nhận được từ Trung Quốc trước đây khó có thể sớm lặp lại thêm lần nữa.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm tốc trong nửa sau của năm nay và trong năm 2018 - theo ông Bryan Carter, trưởng bộ phận trái phiếu thị trường mới nổi thuộc BNP Paribas Asset Management. “Australia không còn nhận được sự hậu thuẫn tăng trưởng từ Trung Quốc nữa”, ông Carter nói.