4 khó khăn tại thị trường lao động Trung Đông
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, đối tác ở khu vực này
Với thu nhập thực tế khoảng 4-6 triệu đồng/tháng và không phải đóng bất kỳ loại tiền gì, thị trường lao động Trung Đông đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai và mở rộng trong năm 2007.
Theo nhận định của Hiệp hội Xuất khẩu lao động, thuận lợi lớn ở các quốc gia Trung Đông là đều có nền kinh tế phát triển rất năng động, tình hình chính trị và môi trường xã hội ổn định.
Đây cũng là những nước có sẵn việc làm với ngành nghề rất phong phú, có khả năng tiếp nhận lao động với số lượng lớn. Công việc khá ổn định, người lao động không phải nộp thuế lương, ngoài ra còn được chủ thuê hỗ trợ thêm tiền ăn, ở và giúp tối thiểu một lần vé máy bay, vì vậy thu nhập cầm tay (kể cả tiền làm thêm giờ) được lao động các nước chấp nhận.
Nhưng xét về tổng thể thì cung ứng lao động sang các nước Trung Đông cũng có những khó khăn.
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn yếu kém về nhiều mặt.
Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, đối tác ở khu vực này, mặt khác ta chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam.
Thứ ba, các chủ nhà máy, công trường và chủ thuê các nước Trung Đông sử dụng lao động nước ngoài từ vài chục năm qua, họ đòi hỏi rất cao về sức khoẻ, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử trong quan hệ chủ - thợ nhưng lại chưa quen sử dụng lao động Việt Nam.
Thứ tư, về mặt tín ngưỡng và tập quán, khu vực này đều theo đạo Hồi, mọi luật lệ xã hội đều rất nghiêm khắc; sinh hoạt, ăn uống cũng khác với tập quán của nhiều nước. Bên cạnh đó khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho chính họ và doanh nghiệp.
Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Ảrập Xêút, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%.
Trong mấy chục năm qua, nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên đều coi Trung Đông là thị trường trọng điểm và có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm giữ thị phần. Chính vì vậy, để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với đối tác môi giới lao động tổ chức khảo sát cụ thể tại các nhà máy, công trường của các nước tiếp nhận lao động.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng loại nghề và công việc, điều kiện tiếp nhận lao động. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, doanh nghiệp không nên ký hợp đồng khi chưa khảo sát nắm vững thực tế (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng).
Bên cạnh đó, cố gắng tìm được chủ sử dụng lao động là người đến từ các quốc gia và khu vực khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ... Kinh nghiệm cho thấy họ có thái độ ứng xử tôn trọng hơn với người lao động nước ngoài. Thông báo tuyển lao động cần ghi cụ thể về công việc, mức lương cơ bản (không ghi mức thu nhập chung chung cộng cả tiền làm thêm giờ). Ghi rõ những khoản được hỗ trợ, các khoản chi phí của người lao động trước khi đi.
Đối với các hợp đồng cung ứng lao động có nghề (lao động kỹ thuật), doanh nghiệp nhất thiết phải tuyển lao động biết nghề và tổ chức huấn luyện, bổ túc thêm nghiệp vụ kỹ thuật sát với việc làm ở ngoài nước để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động như: bị chủ chuyển chỗ làm việc, hạ bậc lương hoặc đưa về nước.
Trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng lao động kỹ thuật theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để cung ứng đủ số lượng lao động, đảm bảo uy tín và thương hiệu với đối tác, tránh tình trạng bị huỷ hợp đồng.
Cùng đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tổ chức hội thảo tìm giải pháp và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, nâng cao thị phần lao động Việt Nam ở khu vực Trung Đông một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời nhanh chóng thiết lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở khu vực này.
Cục Quản lý lao động ngoài nước nên chủ trì tổ chức các đợt khảo sát thị trường, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng tham gia để doanh nghiệp có đủ căn cứ đẩy nhanh hoạt động cung ứng lao động sang khu vực Trung Đông.
Theo nhận định của Hiệp hội Xuất khẩu lao động, thuận lợi lớn ở các quốc gia Trung Đông là đều có nền kinh tế phát triển rất năng động, tình hình chính trị và môi trường xã hội ổn định.
Đây cũng là những nước có sẵn việc làm với ngành nghề rất phong phú, có khả năng tiếp nhận lao động với số lượng lớn. Công việc khá ổn định, người lao động không phải nộp thuế lương, ngoài ra còn được chủ thuê hỗ trợ thêm tiền ăn, ở và giúp tối thiểu một lần vé máy bay, vì vậy thu nhập cầm tay (kể cả tiền làm thêm giờ) được lao động các nước chấp nhận.
Nhưng xét về tổng thể thì cung ứng lao động sang các nước Trung Đông cũng có những khó khăn.
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn yếu kém về nhiều mặt.
Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, đối tác ở khu vực này, mặt khác ta chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam.
Thứ ba, các chủ nhà máy, công trường và chủ thuê các nước Trung Đông sử dụng lao động nước ngoài từ vài chục năm qua, họ đòi hỏi rất cao về sức khoẻ, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử trong quan hệ chủ - thợ nhưng lại chưa quen sử dụng lao động Việt Nam.
Thứ tư, về mặt tín ngưỡng và tập quán, khu vực này đều theo đạo Hồi, mọi luật lệ xã hội đều rất nghiêm khắc; sinh hoạt, ăn uống cũng khác với tập quán của nhiều nước. Bên cạnh đó khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho chính họ và doanh nghiệp.
Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Ảrập Xêút, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%.
Trong mấy chục năm qua, nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên đều coi Trung Đông là thị trường trọng điểm và có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm giữ thị phần. Chính vì vậy, để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với đối tác môi giới lao động tổ chức khảo sát cụ thể tại các nhà máy, công trường của các nước tiếp nhận lao động.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng loại nghề và công việc, điều kiện tiếp nhận lao động. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, doanh nghiệp không nên ký hợp đồng khi chưa khảo sát nắm vững thực tế (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng).
Bên cạnh đó, cố gắng tìm được chủ sử dụng lao động là người đến từ các quốc gia và khu vực khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ... Kinh nghiệm cho thấy họ có thái độ ứng xử tôn trọng hơn với người lao động nước ngoài. Thông báo tuyển lao động cần ghi cụ thể về công việc, mức lương cơ bản (không ghi mức thu nhập chung chung cộng cả tiền làm thêm giờ). Ghi rõ những khoản được hỗ trợ, các khoản chi phí của người lao động trước khi đi.
Đối với các hợp đồng cung ứng lao động có nghề (lao động kỹ thuật), doanh nghiệp nhất thiết phải tuyển lao động biết nghề và tổ chức huấn luyện, bổ túc thêm nghiệp vụ kỹ thuật sát với việc làm ở ngoài nước để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động như: bị chủ chuyển chỗ làm việc, hạ bậc lương hoặc đưa về nước.
Trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng lao động kỹ thuật theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để cung ứng đủ số lượng lao động, đảm bảo uy tín và thương hiệu với đối tác, tránh tình trạng bị huỷ hợp đồng.
Cùng đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tổ chức hội thảo tìm giải pháp và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, nâng cao thị phần lao động Việt Nam ở khu vực Trung Đông một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời nhanh chóng thiết lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở khu vực này.
Cục Quản lý lao động ngoài nước nên chủ trì tổ chức các đợt khảo sát thị trường, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng tham gia để doanh nghiệp có đủ căn cứ đẩy nhanh hoạt động cung ứng lao động sang khu vực Trung Đông.