5 năm, 610 nghìn tỷ đồng cho tam nông
Chính phủ báo cáo Quốc hội về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là trên 610.000 tỷ đồng, Chính phủ báo cáo Quốc hội về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đây là mức đầu tư tăng 1,83 lần so với 5 năm, trong đó, riêng từ năm 2012 - 2015 (4 năm sau khi có nghị quyết của Quốc hội) đầu tư trên 509.500 tỷ đồng, chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cả nước, Chính phủ phân tích.
Báo cáo cũng nêu rõ, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn luôn tăng với tốc độ cao, tổng dư nợ đến hết năm 2014 đạt khoảng 740 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2010.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến hết năm 2014, dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt 27.500 tỷ đồng (tăng 2,1% so với năm 2013), dư nợ cho vay hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đạt 1.650 tỷ đồng (tăng 15% ). Còn dư nợ cho vay phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt 58.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2013…
Các ngân hàng thương mại cũng đã được chỉ định cho vay đối với 31 dự án của 28 doanh nghiệp, với số tiền ký kết trên 5.580 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 1.183 tỷ đồng phục vụ các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản xuất áp dụng khoa học và công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Đáng chú ý, trong quản lý đầu tư công cho tam nông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án do Bộ quản lý là không đáng kể. Đến hết năm 2015 chỉ còn 38,5 tỷ đồng, sẽ được xử lý hết trong kế hoạch năm 2016).
Đây là kết quả của việc Bộ đã chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện đấu thầu theo kế hoạch vốn được giao, không đấu thầu khi chưa có vốn,cắt giảm hạng mục hoặc giãn tiến độ đầu tư để không tăng tổng mức đầu tư trong bối cảnh giá cả và tiền lương tăng.
Chốt lại, Chính phủ cho biết, tỷ lệ và tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã tăng mạnh từ 50,6% năm 2012 lên 56,9% năm 2014 và 52,8% năm 2015.
Mặc dù vậy, hạn chế được Chính phủ chỉ ra là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn còn yếu kém, nhất là các vùng miền núi, chưa đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo và phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới về cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết yếu như giao thông đạt 23,3%, thủy lợi đạt 44,5%, văn hóa 17,9%, trường học 30,8%.
Đây là mức đầu tư tăng 1,83 lần so với 5 năm, trong đó, riêng từ năm 2012 - 2015 (4 năm sau khi có nghị quyết của Quốc hội) đầu tư trên 509.500 tỷ đồng, chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cả nước, Chính phủ phân tích.
Báo cáo cũng nêu rõ, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn luôn tăng với tốc độ cao, tổng dư nợ đến hết năm 2014 đạt khoảng 740 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2010.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến hết năm 2014, dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt 27.500 tỷ đồng (tăng 2,1% so với năm 2013), dư nợ cho vay hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đạt 1.650 tỷ đồng (tăng 15% ). Còn dư nợ cho vay phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt 58.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2013…
Các ngân hàng thương mại cũng đã được chỉ định cho vay đối với 31 dự án của 28 doanh nghiệp, với số tiền ký kết trên 5.580 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 1.183 tỷ đồng phục vụ các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản xuất áp dụng khoa học và công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Đáng chú ý, trong quản lý đầu tư công cho tam nông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nợ đọng xây dựng cơ bản trong các dự án do Bộ quản lý là không đáng kể. Đến hết năm 2015 chỉ còn 38,5 tỷ đồng, sẽ được xử lý hết trong kế hoạch năm 2016).
Đây là kết quả của việc Bộ đã chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện đấu thầu theo kế hoạch vốn được giao, không đấu thầu khi chưa có vốn,cắt giảm hạng mục hoặc giãn tiến độ đầu tư để không tăng tổng mức đầu tư trong bối cảnh giá cả và tiền lương tăng.
Chốt lại, Chính phủ cho biết, tỷ lệ và tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã tăng mạnh từ 50,6% năm 2012 lên 56,9% năm 2014 và 52,8% năm 2015.
Mặc dù vậy, hạn chế được Chính phủ chỉ ra là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn còn yếu kém, nhất là các vùng miền núi, chưa đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo và phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới về cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết yếu như giao thông đạt 23,3%, thủy lợi đạt 44,5%, văn hóa 17,9%, trường học 30,8%.