6 dự báo đáng chú ý về kinh tế xã hội năm 2010
Tăng trưởng sẽ phục hồi, trong khi lạm phát vẫn được khống chế tốt và các cân đối vĩ mô đều ổn định hơn năm 2009
Tăng trưởng sẽ phục hồi, trong khi lạm phát vẫn được khống chế tốt và các cân đối vĩ mô đều ổn định hơn năm 2009.
Đó là dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đưa ra trong bản báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
Trong số các cân đối vĩ mô, đáng chú ý có một số chỉ tiêu như sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% (dự báo năm 2009 đạt 5-5,2%). Trong khi đó, lạm phát sẽ được khống chế khoảng 7%, tương đương chỉ tiêu dự báo của năm 2009.
GDP theo giá thực tế đạt khoảng 1.931 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 106 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.200 USD.
Thứ hai, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ đạt khoảng 801 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 41,5% GDP (năm 2009 ước khoảng 42,2%), và tăng 12,8% so với ước thực hiện năm 2009. So với năm 2009, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ giảm, trong khi các nguồn vốn khác đều tăng.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng - giảm 18% so với ước thực hiện năm 2009, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư phát triển.
Vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm 6,9% và tăng 10%; vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,2% và tăng 10%; đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm 35,1% và tăng 26%; vốn FDI chiếm 22,7% và tăng 21,3%...
Thứ ba, cán cân thương mại sẽ tiếp tục tình trạng nhập siêu, ước khoảng 12,75 tỷ USD, bằng 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 ước đạt 64,65 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với ước thực hiện năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu sẽ đạt khoảng 77,4 tỷ USD, tăng 9% với ước thực hiện năm 2009.
Xuất khẩu dịch vụ năm 2010 có khả năng đạt kim ngạch 6,6 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2009. Nhập khẩu dịch vụ dự kiến đạt khoảng 8,1 tỷ USD, tăng hơn 13% so với ước thực hiện năm trước đó.
Thứ tư, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,2 tỷ USD.
Cán cân vãng lai dự báo thâm hụt khoảng 8,3 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại thâm hụt 7,7 tỷ USD; dịch vụ ròng thâm hụt 1,6 tỷ USD; thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 5,5 tỷ USD; chuyển tiền ròng thặng dư 6,5 tỷ USD.
Cán cân vốn dự báo thặng dư 6,9 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài thặng dư 7 tỷ USD; vay trung dài hạn thặng dư 1,1 tỷ USD; vay ngắn hạn thâm hụt 200 triệu USD; đầu tư vào giấy tờ có giá thặng dư 200 triệu USD; và đầu tư tiền, tiền gửi thâm hụt khoảng 1,2 tỷ USD.
Thứ năm, dự báo năm 2010, bội chi ngân sách Nhà nước vào khoảng 6,5% GDP (năm 2009 ước khoảng 6,9% GDP). Dư nợ Chính phủ đến 31/12/2010 dự kiến khoảng 44% GDP.
Cụ thể, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010 dự kiến đạt 456,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước thực hiện năm 2009.
Tổng chi cân đối ngân sách năm 2010 khoảng 581,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với ước thực hiện năm trước đó. Trong đó, chi cải cách tiền lương 35,49 nghìn tỷ đồng do thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 730 nghìn đồng/tháng từ ngày 1/5/2010.
Thứ sáu, năm 2010 dự kiến giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người (năm 2009 ước thực hiện 1,52 triệu người). Trong đó đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài đạt khoảng 8,5 vạn người.
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,6% trên tổng số lao động trong độ tuổi.
Đó là dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đưa ra trong bản báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
Trong số các cân đối vĩ mô, đáng chú ý có một số chỉ tiêu như sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% (dự báo năm 2009 đạt 5-5,2%). Trong khi đó, lạm phát sẽ được khống chế khoảng 7%, tương đương chỉ tiêu dự báo của năm 2009.
GDP theo giá thực tế đạt khoảng 1.931 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 106 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.200 USD.
Thứ hai, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ đạt khoảng 801 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 41,5% GDP (năm 2009 ước khoảng 42,2%), và tăng 12,8% so với ước thực hiện năm 2009. So với năm 2009, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ giảm, trong khi các nguồn vốn khác đều tăng.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng - giảm 18% so với ước thực hiện năm 2009, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư phát triển.
Vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm 6,9% và tăng 10%; vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,2% và tăng 10%; đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm 35,1% và tăng 26%; vốn FDI chiếm 22,7% và tăng 21,3%...
Thứ ba, cán cân thương mại sẽ tiếp tục tình trạng nhập siêu, ước khoảng 12,75 tỷ USD, bằng 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 ước đạt 64,65 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với ước thực hiện năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu sẽ đạt khoảng 77,4 tỷ USD, tăng 9% với ước thực hiện năm 2009.
Xuất khẩu dịch vụ năm 2010 có khả năng đạt kim ngạch 6,6 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2009. Nhập khẩu dịch vụ dự kiến đạt khoảng 8,1 tỷ USD, tăng hơn 13% so với ước thực hiện năm trước đó.
Thứ tư, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,2 tỷ USD.
Cán cân vãng lai dự báo thâm hụt khoảng 8,3 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại thâm hụt 7,7 tỷ USD; dịch vụ ròng thâm hụt 1,6 tỷ USD; thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 5,5 tỷ USD; chuyển tiền ròng thặng dư 6,5 tỷ USD.
Cán cân vốn dự báo thặng dư 6,9 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài thặng dư 7 tỷ USD; vay trung dài hạn thặng dư 1,1 tỷ USD; vay ngắn hạn thâm hụt 200 triệu USD; đầu tư vào giấy tờ có giá thặng dư 200 triệu USD; và đầu tư tiền, tiền gửi thâm hụt khoảng 1,2 tỷ USD.
Thứ năm, dự báo năm 2010, bội chi ngân sách Nhà nước vào khoảng 6,5% GDP (năm 2009 ước khoảng 6,9% GDP). Dư nợ Chính phủ đến 31/12/2010 dự kiến khoảng 44% GDP.
Cụ thể, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010 dự kiến đạt 456,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước thực hiện năm 2009.
Tổng chi cân đối ngân sách năm 2010 khoảng 581,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với ước thực hiện năm trước đó. Trong đó, chi cải cách tiền lương 35,49 nghìn tỷ đồng do thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 730 nghìn đồng/tháng từ ngày 1/5/2010.
Thứ sáu, năm 2010 dự kiến giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người (năm 2009 ước thực hiện 1,52 triệu người). Trong đó đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài đạt khoảng 8,5 vạn người.
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,6% trên tổng số lao động trong độ tuổi.