6 thách thức với vùng duyên hải miền Trung
Toàn vùng chưa có môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh
“Vùng duyên hải miền Trung cần được xem là vùng trọng điểm để Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược kinh tế biển”, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam khuyến nghị trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Miền Trung, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng hôm 15/8 vừa qua.
VnEconomy xin trích đăng bản tham luận này. Tựa đề trong bài do Tòa soạn đặt.
Địa lợi
Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 7 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nằm ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế.
Vị trí này là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trở thành một hành lang thương mại quan trọng giữa khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á.
Diện tích tự nhiên của cả vùng là 33.037 km2, dân số khoảng 9 triệu người, chiếm xấp xỉ 10% diện tích và dân số của cả nước.
Vùng có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu (có trên 1.000 km bờ biển), đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử…, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực như: khai thác và chế biến thủy sản, du lịch, cảng biển, dịch vụ hàng hải, công nghiệp nặng; dịch vụ hậu cần nghề cá...
Đặc biệt, trong vùng tập trung đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, gồm quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn; có nhiều vũng, vịnh và bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế… là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
Trong vùng đã và đang hình thành một chuỗi đô thị ven biển như: Chân Mây, Đà Nẵng, Hội An, Vạn Tường, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và nhiều khu kinh tế, nổi bật là khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu kinh tế Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên và Vân Phong...
6 thách thức
Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng vùng duyên hải miền Trung đang đứng trước những thách thức phải vượt qua, để phát triển nhanh và bền vững.
Thứ nhất, hạ tầng kinh tế-xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Sự chênh lệch khá lớn đời sống giữa đô thị và nông thôn.
Thứ hai, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tích lũy đầu tư nhỏ, nguồn lực tài chính ít, ngân sách địa phương khó khăn; nhưng sự đầu tư còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, hạ tầng giao thông yếu kém, chưa có hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư và liên kết phát triển toàn vùng.
Thứ tư, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, sức mua thị trường nội vùng không lớn, chưa có các sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Trừ lĩnh vực du lịch, chưa có sản phẩm cạnh tranh đặc thù trên thương trường.
Thứ năm, lực lượng lao động dồi dào, nhưng lao động được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Thị trường lao động chưa phát triển.
Thứ sáu, doanh nghiệp trong vùng chủ yếu là nhỏ và vừa. Trên phạm vi cả vùng chưa thu hút được những doanh nghiệp lớn đặt trụ sở chính hoạt động.
Nhìn chung toàn vùng chưa có môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh.
Kinh tế biển
Với vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế, Viêt Nam là quốc gia có thể mạnh về kinh tế biển, thì vùng duyên hải miền Trung là địa bàn đặc trưng của thế mạnh đó.
Thật vậy, nếu chỉ nhìn 5 lĩnh vực của kinh tế biển là: ngư nghiệp (đánh bắt xa bờ); khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, thì đó chính là thế mạnh của vùng duyên hải miền Trung.
Trong nhiều năm qua, Trung ương đã chủ trương phát triển kinh tế biển và các địa phương trong vùng cũng đã định hướng, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trên; nhưng do sự thiếu liên kết và thiếu đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được sự đột phá để phát triển.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của liên kết phát triển vùng và bước đầu đã có sự hợp tác liên kết trong một số lĩnh vực như du lịch, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư…, nhưng chưa tạo được sự đột phá trong phát triển.
Tôi cho rằng sự chủ động liên kết, hợp tác giữa các địa phương là cần thiết, nhưng cần có cơ chế và chính sách chung của Chính phủ, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm, phục vụ cho từng lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ, nếu đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được tập trung đầu tư để hoàn thành sớm, thì sẽ tạo sự đột phá cho khu kinh tế Chu Lai và Dung Quất phát triển. Nếu khu vực duyên hải miền Trung xây dựng được một trung tâm hậu cần nghề cá phục vụ cho đánh bắt và chế biến, thương mại hải sản thì ngành ngư nghiệp cũng sẽ thay đổi…
Kinh tế biển là thế mạnh của nước ta trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, là thế mạnh để công nghiệp hóa đất nước. Vùng duyên hải miền Trung là địa bàn có lợi thế nhất để phát triển kinh tế biển, nên cần được xem là vùng trọng điểm để Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược kinh tế biển.
VnEconomy xin trích đăng bản tham luận này. Tựa đề trong bài do Tòa soạn đặt.
Địa lợi
Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 7 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nằm ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế.
Vị trí này là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trở thành một hành lang thương mại quan trọng giữa khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á.
Diện tích tự nhiên của cả vùng là 33.037 km2, dân số khoảng 9 triệu người, chiếm xấp xỉ 10% diện tích và dân số của cả nước.
Vùng có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu (có trên 1.000 km bờ biển), đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử…, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực như: khai thác và chế biến thủy sản, du lịch, cảng biển, dịch vụ hàng hải, công nghiệp nặng; dịch vụ hậu cần nghề cá...
Đặc biệt, trong vùng tập trung đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, gồm quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn; có nhiều vũng, vịnh và bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế… là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
Trong vùng đã và đang hình thành một chuỗi đô thị ven biển như: Chân Mây, Đà Nẵng, Hội An, Vạn Tường, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và nhiều khu kinh tế, nổi bật là khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu kinh tế Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên và Vân Phong...
6 thách thức
Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng vùng duyên hải miền Trung đang đứng trước những thách thức phải vượt qua, để phát triển nhanh và bền vững.
Thứ nhất, hạ tầng kinh tế-xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Sự chênh lệch khá lớn đời sống giữa đô thị và nông thôn.
Thứ hai, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tích lũy đầu tư nhỏ, nguồn lực tài chính ít, ngân sách địa phương khó khăn; nhưng sự đầu tư còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, hạ tầng giao thông yếu kém, chưa có hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư và liên kết phát triển toàn vùng.
Thứ tư, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, sức mua thị trường nội vùng không lớn, chưa có các sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Trừ lĩnh vực du lịch, chưa có sản phẩm cạnh tranh đặc thù trên thương trường.
Thứ năm, lực lượng lao động dồi dào, nhưng lao động được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Thị trường lao động chưa phát triển.
Thứ sáu, doanh nghiệp trong vùng chủ yếu là nhỏ và vừa. Trên phạm vi cả vùng chưa thu hút được những doanh nghiệp lớn đặt trụ sở chính hoạt động.
Nhìn chung toàn vùng chưa có môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh.
Kinh tế biển
Với vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế, Viêt Nam là quốc gia có thể mạnh về kinh tế biển, thì vùng duyên hải miền Trung là địa bàn đặc trưng của thế mạnh đó.
Thật vậy, nếu chỉ nhìn 5 lĩnh vực của kinh tế biển là: ngư nghiệp (đánh bắt xa bờ); khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, thì đó chính là thế mạnh của vùng duyên hải miền Trung.
Trong nhiều năm qua, Trung ương đã chủ trương phát triển kinh tế biển và các địa phương trong vùng cũng đã định hướng, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trên; nhưng do sự thiếu liên kết và thiếu đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được sự đột phá để phát triển.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của liên kết phát triển vùng và bước đầu đã có sự hợp tác liên kết trong một số lĩnh vực như du lịch, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư…, nhưng chưa tạo được sự đột phá trong phát triển.
Tôi cho rằng sự chủ động liên kết, hợp tác giữa các địa phương là cần thiết, nhưng cần có cơ chế và chính sách chung của Chính phủ, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm, phục vụ cho từng lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ, nếu đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được tập trung đầu tư để hoàn thành sớm, thì sẽ tạo sự đột phá cho khu kinh tế Chu Lai và Dung Quất phát triển. Nếu khu vực duyên hải miền Trung xây dựng được một trung tâm hậu cần nghề cá phục vụ cho đánh bắt và chế biến, thương mại hải sản thì ngành ngư nghiệp cũng sẽ thay đổi…
Kinh tế biển là thế mạnh của nước ta trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, là thế mạnh để công nghiệp hóa đất nước. Vùng duyên hải miền Trung là địa bàn có lợi thế nhất để phát triển kinh tế biển, nên cần được xem là vùng trọng điểm để Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược kinh tế biển.