Khi miền Trung còn “chưa ra biển”
Miền Trung tại sao vẫn nghèo, vẫn tụt hậu khi có truyền thống cần cù, dũng cảm, hiếu học?
Bí thư, phó bí thư đã đến dự, nhưng chủ tịch, hoặc phó chủ tịch nhiều tỉnh, thành vẫn có mặt. Đó là một nét khá đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế Miền Trung - sự kiện do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 15/8.
Đây là một minh chứng sinh động cho nhận xét của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, người điều hành phiên thảo luận buổi sáng, rằng sự liên kết của các tỉnh duyên hải miền Trung là bài bản nhất, hiệu quả nhất.
Đăng đàn đầu tiên, TS. Trần Du Lịch, trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung đã gọi 15/7/2011 là một ngày lịch sử, khi ban điều phối liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung được thành lập.
Trong lịch sử 500 năm của miền Trung, đây là lần đầu tiên các lãnh đạo của cả vùng ngồi lại để ký kết liên kết, ông Lịch dẫn lại lời Trưởng ban Điều phối Nguyễn Bá Thanh, khi đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Có lẽ không có ban điều phối nào có thời điểm có đến 9 ủy viên Trung ương, ông Lịch chia sẻ.
Ba năm sau ngày lịch sử đó, từ chỗ mạnh ai nấy làm, hầu hết lãnh đạo 9 tỉnh đều nhận thức là phải liên kết phát triển chứ không thể đơn lẻ, TS. Trần Du Lịch khái quát về kết quả.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề miền Trung vẫn phải “chờ” cả nước.
Có một vấn đề rất lớn nếu hôm nay Phó thủ tướng “gút” được thì cực kỳ đại phúc cho miền Trung, đó là phải xem vùng duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, ông Lịch hướng về phía Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu xem kinh tế biển là trọng điểm của Việt Nam thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm, TS. Trần Du Lịch nhấn lại.
Vị trưởng nhóm tư vấn cho rằng cần đưa 3 nhóm ngành kinh tế chính: ngư nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hoá, lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ưu thế về cảng biển) thành những chương trình quốc gia để phát triển với lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Trên cơ sở đó điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể toàn vùng, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, nhằm tránh phân tán nguồn lực.
Ông Lịch cũng cho rằng một số dự án đầu tư cho miền Trung hoàn toàn không cần chờ đợi, mà có thể bán doanh nghiệp nhà nước lấy tiền để làm.
Cũng là thành viên nhóm tư vấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh quan điểm liên kết để phát triển không còn là câu chuyện riêng của miền Trung.
Miền trung và Tây Nguyên chưa cất cánh thì hai đầu Nam - Bắc có bay lên cũng không “gánh” được, nên thái độ với phát triển miền Trung thế nào thì phản ánh quan điểm phát triển của cả nước, ông Thiên đúc kết.
Nhưng, làm thế nào để miền Trung cất cánh thì vẫn là bài toán không dễ có đáp án thuyết phục, khi đây vẫn được xem là vùng đất nghèo.
Miền Trung tại sao vẫn nghèo, vẫn tụt hậu khi có truyền thống cần cù, dũng cảm, hiếu học? Sau câu hỏi này, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, TS. Vũ Ngọc Hoàng lý giải: có lẽ câu trả lời nằm ở câu chuyện đi sai đường. Tất nhiên, sự sai đường này được ông nhấn mạnh là có lý do khách quan và có hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trong phát triển kinh tế, miền Trung không đi theo lợi thế riêng có mà đi vào hướng không có lợi thế, nhiều trăm năm nay là vậy, sản xuất công nghiệp là chính, sản xuất lương thực là chính, mà sản xuất lương thực là lỗ vốn, bỏ 100 đồng, làm lụng một hồi thu lại được 92 đồng, ông Hoàng nói.
Miền Trung có lợi thế về biển, nhưng lâu nay chưa ra biển, mới quơ lượm gần bờ, chứ chưa khai thác giá trị sản phẩm cao ở xa bờ. Không những chưa ra biển, mà nhiều việc còn quay lưng lại với biển, ông Vũ Ngọc Hoàng nhìn nhận.
Mặt khác, vẫn theo sự phân tích của vị diễn giả này thì miền Trung có lợi thế về địa kinh tế, nhưng trung chuyển hàng hải và hàng không đều không có. Đó chính là ta không khai thác thế mạnh mà lao vào cái khó của miền Trung.
Bên cạnh cơ cấu kinh tế không đúng đó, theo ông Hoàng còn có nguy cơ của câu chuyện của biển Đông. Và theo ông, “để khỏi bị ăn hiếp thì phải phát triển”.
Liên quan đến câu trả lời làm gì để miền Trung phát triển, TS. Hoàng cho rằng du lịch phải là số một, là đặc thù riêng có.
Bên cạnh việc không đưa công nghiệp nặng vào khu vực gần biển, ông khuyên, chỗ nào làm được khách sạn 5 sao thì để đó mà làm 5 sao, chứ không nên làm khách sạn một sao, bởi chưa phát triển dù sao vẫn tốt hơn là làm cho nát vụn.
Đây là một minh chứng sinh động cho nhận xét của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, người điều hành phiên thảo luận buổi sáng, rằng sự liên kết của các tỉnh duyên hải miền Trung là bài bản nhất, hiệu quả nhất.
Đăng đàn đầu tiên, TS. Trần Du Lịch, trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung đã gọi 15/7/2011 là một ngày lịch sử, khi ban điều phối liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung được thành lập.
Trong lịch sử 500 năm của miền Trung, đây là lần đầu tiên các lãnh đạo của cả vùng ngồi lại để ký kết liên kết, ông Lịch dẫn lại lời Trưởng ban Điều phối Nguyễn Bá Thanh, khi đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Có lẽ không có ban điều phối nào có thời điểm có đến 9 ủy viên Trung ương, ông Lịch chia sẻ.
Ba năm sau ngày lịch sử đó, từ chỗ mạnh ai nấy làm, hầu hết lãnh đạo 9 tỉnh đều nhận thức là phải liên kết phát triển chứ không thể đơn lẻ, TS. Trần Du Lịch khái quát về kết quả.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề miền Trung vẫn phải “chờ” cả nước.
Có một vấn đề rất lớn nếu hôm nay Phó thủ tướng “gút” được thì cực kỳ đại phúc cho miền Trung, đó là phải xem vùng duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, ông Lịch hướng về phía Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu xem kinh tế biển là trọng điểm của Việt Nam thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm, TS. Trần Du Lịch nhấn lại.
Vị trưởng nhóm tư vấn cho rằng cần đưa 3 nhóm ngành kinh tế chính: ngư nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hoá, lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ưu thế về cảng biển) thành những chương trình quốc gia để phát triển với lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Trên cơ sở đó điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể toàn vùng, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, nhằm tránh phân tán nguồn lực.
Ông Lịch cũng cho rằng một số dự án đầu tư cho miền Trung hoàn toàn không cần chờ đợi, mà có thể bán doanh nghiệp nhà nước lấy tiền để làm.
Cũng là thành viên nhóm tư vấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh quan điểm liên kết để phát triển không còn là câu chuyện riêng của miền Trung.
Miền trung và Tây Nguyên chưa cất cánh thì hai đầu Nam - Bắc có bay lên cũng không “gánh” được, nên thái độ với phát triển miền Trung thế nào thì phản ánh quan điểm phát triển của cả nước, ông Thiên đúc kết.
Nhưng, làm thế nào để miền Trung cất cánh thì vẫn là bài toán không dễ có đáp án thuyết phục, khi đây vẫn được xem là vùng đất nghèo.
Miền Trung tại sao vẫn nghèo, vẫn tụt hậu khi có truyền thống cần cù, dũng cảm, hiếu học? Sau câu hỏi này, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, TS. Vũ Ngọc Hoàng lý giải: có lẽ câu trả lời nằm ở câu chuyện đi sai đường. Tất nhiên, sự sai đường này được ông nhấn mạnh là có lý do khách quan và có hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trong phát triển kinh tế, miền Trung không đi theo lợi thế riêng có mà đi vào hướng không có lợi thế, nhiều trăm năm nay là vậy, sản xuất công nghiệp là chính, sản xuất lương thực là chính, mà sản xuất lương thực là lỗ vốn, bỏ 100 đồng, làm lụng một hồi thu lại được 92 đồng, ông Hoàng nói.
Miền Trung có lợi thế về biển, nhưng lâu nay chưa ra biển, mới quơ lượm gần bờ, chứ chưa khai thác giá trị sản phẩm cao ở xa bờ. Không những chưa ra biển, mà nhiều việc còn quay lưng lại với biển, ông Vũ Ngọc Hoàng nhìn nhận.
Mặt khác, vẫn theo sự phân tích của vị diễn giả này thì miền Trung có lợi thế về địa kinh tế, nhưng trung chuyển hàng hải và hàng không đều không có. Đó chính là ta không khai thác thế mạnh mà lao vào cái khó của miền Trung.
Bên cạnh cơ cấu kinh tế không đúng đó, theo ông Hoàng còn có nguy cơ của câu chuyện của biển Đông. Và theo ông, “để khỏi bị ăn hiếp thì phải phát triển”.
Liên quan đến câu trả lời làm gì để miền Trung phát triển, TS. Hoàng cho rằng du lịch phải là số một, là đặc thù riêng có.
Bên cạnh việc không đưa công nghiệp nặng vào khu vực gần biển, ông khuyên, chỗ nào làm được khách sạn 5 sao thì để đó mà làm 5 sao, chứ không nên làm khách sạn một sao, bởi chưa phát triển dù sao vẫn tốt hơn là làm cho nát vụn.