7 lỗi làm giảm hiệu quả tập Yoga
Thông thường, bạn sẽ luôn là người hiểu rõ cơ thể của mình nhất. Tuy nhiên, với môn tập yoga, rất có thể điều đó không đúng. Đôi khi, chỉ vì sự tự mặc định của bản thân mà bạn tự giới hạn mình, không dám cố gắng tiếp cận một tư thế mới, hoặc cũng có thể sẽ là cố gắng tập quá sức đến mức làm tổn thương cho bản thân mình. Tốt nhất, khi tập yoga, bạn nên tập với sự hướng dẫn trực tiếp của một HLV yoga giàu kinh nghiệm và nên nghe theo gợi ý của HLV để biết được đâu là giới hạn thực sự của bản thân mình.
2. Giữ hơi thở của bạn
Việc giữ đúng nhịp thở là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện yoga. Nếu không thở đúng, các cơ bắp của bạn sẽ không thể nhận được đủ lượng oxy cần thiết để “vận hành” theo ý bạn muốn và có thể dẫn tới tổn thương khi tập luyện. Một lưu ý bạn nên nhớ đó là luôn giữ hơi hít vào bằng mũi và thở ra bằng mồm khi tập yoga.
3. Không lắng nghe cơ thể mình
Trái với việc tự mặc định về giới hạn của bản thân, rất nhiều người lại mắc lỗi không lắng nghe cơ thể mình với những bài tập tư thế không phù hợp với cơ thể của chính mình. Việc ép mình vào những tư thế tập không phù hợp với khả năng của cơ thể, hoặc là tập quá sức, hay thậm chí là không bù đủ nước hay năng lượng cho cơ thể sau khi tập yoga đều là những lỗi mà bạn cần phải sửa đổi ngay lập tức. Bởi nếu cứ tiếp tục, chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi và thậm chí là bị tổn thương ngày một nặng hơn. Tốt nhất, bạn nên trao đổi cảm nhận về bản thân mình trong lúc tập với các HLV để có phương án tập phù hợp nhất cho bản thân mình.
4. So sánh với người khác
Trong quá trình tiếp cận với yoga, rất có thể bạn sẽ bắt gặp một người nào đó tập yoga rất tốt với độ linh hoạt và dẻo dai ở mức… “thượng thừa”. Tuy nhiên, đừng vì nhìn vào tấm gương đó mà bạn vội tự ti hoặc ép mình thái quá. Trong bộ môn yoga, bạn không được phép so sánh mình với bất kì ai. Yoga là một bộ môn tập luyện mang tính cá thể rất cao, mỗi người sẽ có một lợi thế và một khả năng tập luyện khác nhau. Do đó, khi tập yoga, tốt nhất bạn chỉ nên chú trọng cảm nhận khả năng của bản thân chứ không nên “hóng” thành quả của người khác.
5. Bỏ qua tư thế thả lỏng toàn thân
Trong tài liệu cổ nhất về Yoga, cuốn “Hatha Yoga Pradipika” đã mô tả lợi ích của tư thế thả lỏng toàn thân – Savasana là để loại bỏ tất cả những mệt mỏi tích trữ trong cơ thể, từ những tác động của các tư thế tập khác và đem lại sự thư giãn, tĩnh tại cho cơ thể. Trong một buổi tập yoga, Savasana thường được dành cho phần cuối buổi tập để giúp cân bằng cơ thể bạn cả về mặt thể chất lẫn tâm lí. Nếu bỏ qua phần tập này, quá trình tập yoga của bạn sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa nếu không muốn nói là còn có thể gây tổn hại cho cơ thể bạn.
6. Chọn sai vị trí trong… lớp tập
Khi đến một lớp tập yoga, có bao giờ bạn suy nghĩ là sẽ chọn vị trí nào để tập hay đơn giản là cứ vào đại, chỗ nào trống thì đứng tập thôi? Nếu bạn chưa từng nghĩ đến vấn đề này, tốt nhất bạn nên thay đổi ngay. Trong lớp tập yoga, vị trí tập tốt nhất không phải là đứng ở trước lớp mà chính là ở phía dưới cùng của lớp. Bởi trong phần lớn thời gian tập, các HLV yoga sẽ không đứng ở trên để làm mẫu mà sẽ đi vòng ra sau lớp và quan sát các học viên của mình tập luyện. Nếu bạn chọn vị trí ở trên cùng thì lúc này, bạn sẽ trở thành người đứng sau rốt và các HLV sẽ khó quan sát bạn hơn.
7. Tập yoga khi vừa ăn no xong
Bạn không nên ăn bất cứ tứ gì trước khi tập yoga. Bởi vì khi đó, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiều tư thế, đồng thời lượng máu của bạn sẽ tập trung ở dạ dày mà không hỗ trợ hoạt động cơ bắp của bạn. Tốt nhất, bạn nên ăn trước khi tập yoga khoảng 1 tiếng để cơ thể bạn có thể cung cấp đủ năng lượng cho quá trình tập luyện của bạn.
Lan Hương