7 ngân hàng Mỹ “sập tiệm” trong một ngày
Mỹ đóng cửa thêm 7 nhà băng trong ngày 2/7, nâng tổng số ngân hàng đổ vỡ ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 52
Mỹ đóng cửa thêm 7 nhà băng trong ngày 2/7, nâng tổng số ngân hàng đổ vỡ ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 52. So với số 25 ngân hàng Mỹ bị giải thể trong cả năm 2008, số ngân hàng lâm nạn ở nước này từ đầu năm 2009 tới nay đã cao hơn gấp đôi.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho hay, họ vừa tiến hành các thủ tục đóng cửa 6 ngân hàng địa phương ở bang Illinois và 1 ngân hàng khác ở Texas. Các ngân hàng này có tổng giá trị tài sản gần 1,5 tỷ USD và nắm giữ tới trên 1,3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng.
Illinois đã ghi danh vào những bang “điểm nóng” tại Mỹ về số nhà băng bị đóng cửa, cùng với các bang như Georgia hay California, khi từ đầu năm tới nay, đã có 12 ngân hàng ở đây giải thể. Texas tỏ ra “khiêm tốn” hơn khi từ đầu năm tới nay mới chỉ có một ngân hàng “đội nón ra đi”.
Ước tính, 7 vụ giải thể ngân hàng ngày 2/7 này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiềm tiền gửi của FDIC số tiền 314,3 triệu USD, nâng số tiền mà cơ quan này phải chi ra để giải quyết các vụ nhà băng đóng cửa từ đầu năm tới nay lên mức 12,3 tỷ USD, so với con số 17,6 tỷ USD trong cả năm 2008.
Giới quan sát dự báo, từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng Mỹ nữa sụp đổ, khi mà tín hiệu phục hồi của nền kinh tế nước này còn yếu, giá nhà còn giảm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn leo thang.
Ngân hàng thứ nhất bị đổ vỡ trong đợt này là John Warner Bank ở bang Illinois, với tài sản 70 triệu USD và số tiền gửi của khách là 64 triệu USD. Toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 3 chi nhánh của ngân hàng này đã được FDIC chuyên giao cho ngân hàng State Bank of Lincoln có trụ sở ở cùng bang.
Ngân hàng lâm nạn thứ hai là First State Bank of Winchester ở bang Illinois. Toàn bộ lượng tài sản 36 triệu USD và số tài khoản tiền gửi trị giá 34 triệu USD tại ngân hàng này đã được FDIC chuyển giao cho The First National Bank of Beardstown có trụ sở ở cùng bang. Hai chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Ngân hàng thứ ba bị giải thể đợt này là Rock River Bank ở bang Illinois, với 77 triệu USD tài sản và 75,8 triệu USD tiền gửi của khác. Một phần tài sản và toàn bộ số tài khoản tiền gửi của Rock River đã được bán lại cho ngân hàng Harvard State Bank. Số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý và bán nốt về sau.
Đứng thứ tư trong danh sách ngân hàng đóng cửa ngày 2/7 là ngân hàng Elizabeth State Bank ở Illinois. Ngân hàng này có 55,5 triệu USD tài sản và gần 50,4 triệu USD tiền gửi. Hầu hết số tài sản và toàn bộ số tài khoản tiền gửi của Elizabeth State đã được bán lại cho Galena State Bank and Trust. Hai chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ sẽ hoạt động bình thường trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Ngân hàng thứ 5 đổ vỡ trong đợt này là First National Bank of Danville ở Illinois, với tài sản 166 triệu USD và nắm giữ xấp xỉ 147 triệu USD tiền gửi của khách. Ngân hàng First Financial Bank đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 148 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ.
Ngân hàng thứ 6 “đội nón ra đi” cùng ngày là Millennium State Bank ở Texas. Ngân hàng có 118 triệu USD tài sản và 115 triệu USD tiền gửi này đã được chuyển giao cho State Bank of Texas. Chi nhánh duy nhất của ngân hàng đóng cửa sẽ hoạt động trở lại từ tuần sau với tư cách là chi nhánh của State Bank.
Ngân hàng bị giải thể cuối cùng và cũng là lớn nhất trong đợt này là Founders Bank ở Illinois, với tài sản 962,5 triệu USD, nắm giữ 848,9 triệu USD tiền gửi của khác hàng, và có 11 chi nhánh. Ngân hàng PrivateBank and Trust Company đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 884,8 triệu tài sản của ngân hàng đổ vỡ, số tài sản còn lại do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.
(Theo CNN)
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho hay, họ vừa tiến hành các thủ tục đóng cửa 6 ngân hàng địa phương ở bang Illinois và 1 ngân hàng khác ở Texas. Các ngân hàng này có tổng giá trị tài sản gần 1,5 tỷ USD và nắm giữ tới trên 1,3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng.
Illinois đã ghi danh vào những bang “điểm nóng” tại Mỹ về số nhà băng bị đóng cửa, cùng với các bang như Georgia hay California, khi từ đầu năm tới nay, đã có 12 ngân hàng ở đây giải thể. Texas tỏ ra “khiêm tốn” hơn khi từ đầu năm tới nay mới chỉ có một ngân hàng “đội nón ra đi”.
Ước tính, 7 vụ giải thể ngân hàng ngày 2/7 này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiềm tiền gửi của FDIC số tiền 314,3 triệu USD, nâng số tiền mà cơ quan này phải chi ra để giải quyết các vụ nhà băng đóng cửa từ đầu năm tới nay lên mức 12,3 tỷ USD, so với con số 17,6 tỷ USD trong cả năm 2008.
Giới quan sát dự báo, từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng Mỹ nữa sụp đổ, khi mà tín hiệu phục hồi của nền kinh tế nước này còn yếu, giá nhà còn giảm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn leo thang.
Ngân hàng thứ nhất bị đổ vỡ trong đợt này là John Warner Bank ở bang Illinois, với tài sản 70 triệu USD và số tiền gửi của khách là 64 triệu USD. Toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 3 chi nhánh của ngân hàng này đã được FDIC chuyên giao cho ngân hàng State Bank of Lincoln có trụ sở ở cùng bang.
Ngân hàng lâm nạn thứ hai là First State Bank of Winchester ở bang Illinois. Toàn bộ lượng tài sản 36 triệu USD và số tài khoản tiền gửi trị giá 34 triệu USD tại ngân hàng này đã được FDIC chuyển giao cho The First National Bank of Beardstown có trụ sở ở cùng bang. Hai chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Ngân hàng thứ ba bị giải thể đợt này là Rock River Bank ở bang Illinois, với 77 triệu USD tài sản và 75,8 triệu USD tiền gửi của khác. Một phần tài sản và toàn bộ số tài khoản tiền gửi của Rock River đã được bán lại cho ngân hàng Harvard State Bank. Số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý và bán nốt về sau.
Đứng thứ tư trong danh sách ngân hàng đóng cửa ngày 2/7 là ngân hàng Elizabeth State Bank ở Illinois. Ngân hàng này có 55,5 triệu USD tài sản và gần 50,4 triệu USD tiền gửi. Hầu hết số tài sản và toàn bộ số tài khoản tiền gửi của Elizabeth State đã được bán lại cho Galena State Bank and Trust. Hai chi nhánh của ngân hàng đổ vỡ sẽ hoạt động bình thường trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Ngân hàng thứ 5 đổ vỡ trong đợt này là First National Bank of Danville ở Illinois, với tài sản 166 triệu USD và nắm giữ xấp xỉ 147 triệu USD tiền gửi của khách. Ngân hàng First Financial Bank đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 148 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ.
Ngân hàng thứ 6 “đội nón ra đi” cùng ngày là Millennium State Bank ở Texas. Ngân hàng có 118 triệu USD tài sản và 115 triệu USD tiền gửi này đã được chuyển giao cho State Bank of Texas. Chi nhánh duy nhất của ngân hàng đóng cửa sẽ hoạt động trở lại từ tuần sau với tư cách là chi nhánh của State Bank.
Ngân hàng bị giải thể cuối cùng và cũng là lớn nhất trong đợt này là Founders Bank ở Illinois, với tài sản 962,5 triệu USD, nắm giữ 848,9 triệu USD tiền gửi của khác hàng, và có 11 chi nhánh. Ngân hàng PrivateBank and Trust Company đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và 884,8 triệu tài sản của ngân hàng đổ vỡ, số tài sản còn lại do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.
(Theo CNN)