“70-80% công ty chứng khoán hoạt động cầm cự”
Nhiều công ty phải cắt giảm nhân lực, giảm lương, thu hẹp diện tích và địa bàn hoạt động
Theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), hiện nay trong tổng số 98 công ty chứng khoán đã được cấp phép hoạt động, có 70-80% trong số đó hoạt động cầm cự, phải cắt giảm nhân lực, giảm lương, thu hẹp diện tích và địa bàn họat động.
VASB cho rằng để các công ty chứng khoán tháo gỡ khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển hoạt động, rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý và các cơ quan hoạch định chính sách.
Về thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh chứng khoán, VASB đề xuất: để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán, nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn ổn định, trước mắt đề nghị Quốc hội, Chính phủ nên tạm thời tiếp tục hoãn chưa đánh thuế thu nhập đối với lĩnh vực chứng khoán.
Để củng cố và phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB cũng cho rằng số lượng công ty chứng khoán ở Việt Nam là quá lớn nếu so sánh với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, Thái Lan chỉ có 41, Malaysia là 37, Đài Loan là 31, trong khi con số ở Việt Nam là 98, và “chưa có dấu hiệu dừng lại”.
Do đó, Chính phủ nên xem xét và hạn chế việc thành lập thêm các công ty chứng khoán, trên cơ sở đó tăng cường củng cố số công ty hiện có.
Trước các đề xuất này của VASB, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: cơ quan quản lý đã và đang tăng cường công tác kiểm soát tính thanh khoản, rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, sẽ tăng cường giám sát, quy trình quản lý nội bộ, quản lý rủi ro, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như tính thanh khoản của các công ty chứng khoán để đưa ra giải pháp.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đã trình Chính phủ đề án chống khủng hoảng và đang xem xét lại các hoạt động repo, giao dịch ký quỹ đối với các công ty chứng khoán.
VASB cho rằng để các công ty chứng khoán tháo gỡ khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển hoạt động, rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý và các cơ quan hoạch định chính sách.
Về thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh chứng khoán, VASB đề xuất: để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán, nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn ổn định, trước mắt đề nghị Quốc hội, Chính phủ nên tạm thời tiếp tục hoãn chưa đánh thuế thu nhập đối với lĩnh vực chứng khoán.
Để củng cố và phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB cũng cho rằng số lượng công ty chứng khoán ở Việt Nam là quá lớn nếu so sánh với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, Thái Lan chỉ có 41, Malaysia là 37, Đài Loan là 31, trong khi con số ở Việt Nam là 98, và “chưa có dấu hiệu dừng lại”.
Do đó, Chính phủ nên xem xét và hạn chế việc thành lập thêm các công ty chứng khoán, trên cơ sở đó tăng cường củng cố số công ty hiện có.
Trước các đề xuất này của VASB, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: cơ quan quản lý đã và đang tăng cường công tác kiểm soát tính thanh khoản, rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, sẽ tăng cường giám sát, quy trình quản lý nội bộ, quản lý rủi ro, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như tính thanh khoản của các công ty chứng khoán để đưa ra giải pháp.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đã trình Chính phủ đề án chống khủng hoảng và đang xem xét lại các hoạt động repo, giao dịch ký quỹ đối với các công ty chứng khoán.