8 ngân hàng lớn cam kết đáp ứng đủ ngoại tệ
Sáng 2/12, tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Tp.HCM vội vã bay ra Hà Nội
Sáng 2/12, tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Tp.HCM vội vã bay ra Hà Nội.
Bởi trong ngày 2/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có cuộc họp bàn, làm việc với lãnh đạo các ngân hàng thương mại để xác định các giải pháp can thiệp thị trường, xử lý những tin đồn thất thiệt về chính sách tiền tệ..., nhưng thiết thực hơn là tập trung hỗ trợ các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp.
Cũng trong ngày hôm đó, 8 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đã cùng hưởng ứng kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia bình ổn thị trường ngoại tệ.
Đó là 8 thành viên: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Cam kết được đưa ra: kể từ ngày 3/12/2009, 8 ngân hàng nói trên cam kết sẽ đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu mua ngoại tệ, nhưng những nhu cầu đó phải chính đáng, như đối với cá nhân đi công tác, du học, khám chữa bệnh…, đối với các doanh nghiệp để nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu...
Thực hiện cam kết trên, chiều 2/12, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết, toàn hệ thống của ngân hàng này đã thống nhất chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện cam kết. “Chúng tôi sẽ đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu chính đáng của cá nhân, các nhu cầu về ngoại tệ nhập khẩu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp; đáp ứng đầy đủ theo đúng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước”, ông Vinh khẳng định.
Tổng giám đốc Techcombank cũng dự báo, việc Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bán ngoại tệ hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác sẽ giúp ổn định thị trường ngoại tệ trong thời gian ngắn sắp tới.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cũng cho biết ngay khi có cam kết trên, ông đã chỉ đạo toàn hệ thống Eximbank phải cung cấp đầy đủ ngoại tệ, kịp thời cho các nhu cầu nói trên và theo đúng giá quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Về sự kiện trên, lãnh đạo một công ty chứng khoán đã báo tin và trao đổi với VnEconomy rằng, ông kỳ vọng việc Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh chính sách tỷ giá, triển khai các giải pháp kịp thời sẽ tạo “cú hích” giải tỏa những khó khăn trên thị trường ngoại hối, thậm chí tạo tâm lý thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Theo tiết lộ của lãnh đạo một trong số tám ngân hàng nói trên, tại buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 2/12, thông điệp được nhà điều hành đưa ra là sẽ mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này được xem là một trong những giải pháp tạo một yếu tố đảm bảo trong việc cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp (tất nhiên vẫn phải là nhu cầu chính đáng), giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ tại những doanh nghiệp này.
Mặt khác, giải pháp đó cũng tạo sự tin tưởng cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn “sẵn sàng hơn” khi bán lại.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, nhận định thêm: với sự hợp sức của các ngân hàng thương mại lớn và được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước (trước đó Ngân hàng Nhà nước có văn bản cho biết sẽ bán ngoại tệ cho những thành viên có trạng thái âm 5% trở xuống), chắc chắn thị trường ngoại hối sẽ bình ổn trở lại.
“Tuy nhiên, về lâu dài, sự ổn định của thị trường ngoại tệ sẽ phụ thuộc vào chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc và xuất khẩu ra sao và cán cân thanh toán tổng thể sẽ thế nào”, ông Vinh nói.
Một phản ứng cụ thể trong dự báo trên là ngay chiều 2/12, sau khi thông tin 8 ngân hàng lớn tham gia bình ổn thị trường ngoại hối đến với thị trường, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm rất mạnh.
Bởi trong ngày 2/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có cuộc họp bàn, làm việc với lãnh đạo các ngân hàng thương mại để xác định các giải pháp can thiệp thị trường, xử lý những tin đồn thất thiệt về chính sách tiền tệ..., nhưng thiết thực hơn là tập trung hỗ trợ các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp.
Cũng trong ngày hôm đó, 8 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đã cùng hưởng ứng kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia bình ổn thị trường ngoại tệ.
Đó là 8 thành viên: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Cam kết được đưa ra: kể từ ngày 3/12/2009, 8 ngân hàng nói trên cam kết sẽ đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu mua ngoại tệ, nhưng những nhu cầu đó phải chính đáng, như đối với cá nhân đi công tác, du học, khám chữa bệnh…, đối với các doanh nghiệp để nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu...
Thực hiện cam kết trên, chiều 2/12, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết, toàn hệ thống của ngân hàng này đã thống nhất chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện cam kết. “Chúng tôi sẽ đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu chính đáng của cá nhân, các nhu cầu về ngoại tệ nhập khẩu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp; đáp ứng đầy đủ theo đúng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước”, ông Vinh khẳng định.
Tổng giám đốc Techcombank cũng dự báo, việc Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bán ngoại tệ hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác sẽ giúp ổn định thị trường ngoại tệ trong thời gian ngắn sắp tới.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cũng cho biết ngay khi có cam kết trên, ông đã chỉ đạo toàn hệ thống Eximbank phải cung cấp đầy đủ ngoại tệ, kịp thời cho các nhu cầu nói trên và theo đúng giá quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Về sự kiện trên, lãnh đạo một công ty chứng khoán đã báo tin và trao đổi với VnEconomy rằng, ông kỳ vọng việc Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh chính sách tỷ giá, triển khai các giải pháp kịp thời sẽ tạo “cú hích” giải tỏa những khó khăn trên thị trường ngoại hối, thậm chí tạo tâm lý thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Theo tiết lộ của lãnh đạo một trong số tám ngân hàng nói trên, tại buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 2/12, thông điệp được nhà điều hành đưa ra là sẽ mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này được xem là một trong những giải pháp tạo một yếu tố đảm bảo trong việc cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp (tất nhiên vẫn phải là nhu cầu chính đáng), giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ tại những doanh nghiệp này.
Mặt khác, giải pháp đó cũng tạo sự tin tưởng cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn “sẵn sàng hơn” khi bán lại.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, nhận định thêm: với sự hợp sức của các ngân hàng thương mại lớn và được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước (trước đó Ngân hàng Nhà nước có văn bản cho biết sẽ bán ngoại tệ cho những thành viên có trạng thái âm 5% trở xuống), chắc chắn thị trường ngoại hối sẽ bình ổn trở lại.
“Tuy nhiên, về lâu dài, sự ổn định của thị trường ngoại tệ sẽ phụ thuộc vào chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc và xuất khẩu ra sao và cán cân thanh toán tổng thể sẽ thế nào”, ông Vinh nói.
Một phản ứng cụ thể trong dự báo trên là ngay chiều 2/12, sau khi thông tin 8 ngân hàng lớn tham gia bình ổn thị trường ngoại hối đến với thị trường, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm rất mạnh.