“9 lý do để không mở room”
Có 9 lý do để hoàn toàn ủng hộ quan điểm không mở room, ít nhất là trong thời gian trước mắt
Vấn đề mở room đã nhiều lần được đề cập tới như một giải pháp thúc đẩy thị trường. Nhưng bài viết dưới đây hoàn toàn ủng hộ quan điểm không mở room, ít nhất là trong thời gian trước mắt.
Theo số liệu của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, đến hết phiên giao dịch ngày 21/09/2007 chỉ có 12 loại cổ phiếu hoàn toàn hết room (nước ngoài sở hữu hết 49%; 30% đối với STB), 11 loại cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trên 40% và 12 loại cổ phiếu khác trên 30%, trong số 115 công ty hiện đang có mặt trên sàn này. Tôi cho rằng có 9 lý do để không mở room:
Thứ nhất, việc mở room cần cân nhắc Việt Nam đang đứng ở đâu so với các thị trường khác, xét về độ mở đối với vốn đầu tư nước ngoài. 49% là một giới hạn khá hào phóng đối với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại một thị trường non trẻ như Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, ngoại trừ Singapore, con số 49% của Việt Nam không thấp hơn bất kỳ thị trường nào khác đã có bề dày lịch sử hơn chúng ta hàng thập kỷ.
Thứ hai, mở room cần tính đến mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với việc tự do hóa tài khoản vốn quốc gia. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán có bản chất hoàn toàn khác với vốn FDI. Tác động của nguồn vốn gián tiếp có thể thấy rõ qua những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Từ đầu năm 2007, một lượng vốn ngoại tệ lớn đổ vào Việt Nam đã gây những lúng túng trong việc điều phối các chính sách vĩ mô liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá đồng tiền, thuế và lạm phát. Nếu room được mở thêm, dòng vốn ngoại hoàn toàn có thể tạo ra những áp lực ở một quy mô và mức độ khác đối với Việt Nam.
Thứ ba, nếu xem mở room như là một chính sách phát triển thị trường chứng khoán thì không thể chạy theo sự lên xuống của chỉ số chứng khoán. Các nhà đầu tư ngoại tập trung nắm giữ các loại cổ phiếu blue-chip chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chỉ số VN-Index.
Chính sự ưu ái “thái quá” đó đã góp phần đưa VN-Index lên cao. Rồi cũng chính họ “kêu ca” rằng các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đã trở nên đắt đỏ, nhưng nếu room được mở thì họ lại sẵn sàng tiếp tục thu gom các cổ phiếu đắt đỏ với những mức giá đắt hơn. Với ý nghĩa quan trọng của nó, mở room chỉ nên được cân nhắc để tạo tiền đề phát triển bền vững, chứ không phải để phục vụ cho những lợi ích ngắn hạn.
Thứ tư, mở room cần dựa trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý và quản lý hữu hiệu. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ bao nhiêu tiền vào thị trường Việt Nam? Các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam là những ai? Bao nhiêu trong số họ được gọi là “hot money” chuyên tìm kiếm những cơ hội đầu cơ ngắn hạn?
Đây đều là những câu hỏi rất cơ bản nhưng không hề dễ đối với các cơ quan có thẩm quyền. Phải chăng Việt Nam hiện đã quá “thoáng” trong công tác quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để tính đến chuyện mở thêm room?
Thứ năm, mở room cần được gắn liền với sự lớn mạnh và trưởng thành của các nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, với tỷ lệ sở hữu được phép tối đa 49% và thực tế bình quân khoảng 30% trên thị trường Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, các nhà đầu tư ngoại đã giành phần thắng trên “sân khách” khi họ khá thoải mái biểu diễn kỹ thuật “làm sóng” và “lướt sóng” trước một bộ phận không nhỏ các “fan hâm mộ” nước chủ nhà. Nếu được thoải mái hơn, không hiểu họ sẽ vận dụng quy luật số lớn để “trình diễn” những gì nữa.
Thứ sáu, mở room cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của các nhà đầu tư ngoại. Các nhà hoạch định chính sách nên biết rằng trong quá trình huy động vốn của một quỹ đầu tư nước ngoài, khi điểm đến được xác định cụ thể là Việt Nam trong bản thông cáo phát hành thì số tiền huy động đó sẽ không thể tìm đến một địa chỉ khác. Hơn nữa, một khi vốn đã được huy động, không một nhà quản lý quỹ tài ba nào muốn bị mang tiếng là không biết giải ngân.
Thứ bảy, mở room cần hướng tới mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho toàn bộ các loại cổ phiếu trên thị trường chứ không phải một nhóm cổ phiếu nào đó. Với thực tế chỉ có 12 loại cổ phiếu hết room và 11 loại khác có tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài trên 40%, có thể nói mở room chỉ là để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư ngoại đối với hơn 20 loại cổ phiếu đang nằm trong tầm ngắm của họ.
Điều này xuất phát từ thực tế là nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đầu tư, chỉ bỏ tiền vào một số loại cổ phiếu thỏa mãn những tiêu chí đầu tư của họ.
Thứ tám, mở room có thể dẫn đến những thương hiệu lớn của Việt Nam không còn thuộc sở hữu của người Việt. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và kéo dài vừa qua đã xuất hiện những thương hiệu lớn, những biểu tượng của kinh tế Việt Nam, và được kỳ vọng sẽ tiếp tục vươn xa trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế quốc tế. Hiển nhiên đây chính là những mục tiêu được săn đón nhất của các nhà đầu tư ngoại.
Thứ chín, mở room có thể làm mất đi những cơ hội của các công ty niêm yết hiện còn room nhưng chưa thỏa mãn những tiêu chí của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các công ty này (và các nhà tư vấn của họ) cần có thời gian để hiểu xem các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến những gì và làm thế nào để tiếp cận hầu bao của họ.
Không mở room có thể là chính sách phù hợp hướng dòng vốn ngoại vào đối tượng doanh nghiệp này, thay vì để các nhà đầu tư ngoại áp dụng mỗi một chiến lược “hớt váng sữa” – cổ phiếu những công ty tốt nhất tại Việt Nam.
Theo số liệu của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, đến hết phiên giao dịch ngày 21/09/2007 chỉ có 12 loại cổ phiếu hoàn toàn hết room (nước ngoài sở hữu hết 49%; 30% đối với STB), 11 loại cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trên 40% và 12 loại cổ phiếu khác trên 30%, trong số 115 công ty hiện đang có mặt trên sàn này. Tôi cho rằng có 9 lý do để không mở room:
Thứ nhất, việc mở room cần cân nhắc Việt Nam đang đứng ở đâu so với các thị trường khác, xét về độ mở đối với vốn đầu tư nước ngoài. 49% là một giới hạn khá hào phóng đối với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại một thị trường non trẻ như Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, ngoại trừ Singapore, con số 49% của Việt Nam không thấp hơn bất kỳ thị trường nào khác đã có bề dày lịch sử hơn chúng ta hàng thập kỷ.
Thứ hai, mở room cần tính đến mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với việc tự do hóa tài khoản vốn quốc gia. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán có bản chất hoàn toàn khác với vốn FDI. Tác động của nguồn vốn gián tiếp có thể thấy rõ qua những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Từ đầu năm 2007, một lượng vốn ngoại tệ lớn đổ vào Việt Nam đã gây những lúng túng trong việc điều phối các chính sách vĩ mô liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá đồng tiền, thuế và lạm phát. Nếu room được mở thêm, dòng vốn ngoại hoàn toàn có thể tạo ra những áp lực ở một quy mô và mức độ khác đối với Việt Nam.
Thứ ba, nếu xem mở room như là một chính sách phát triển thị trường chứng khoán thì không thể chạy theo sự lên xuống của chỉ số chứng khoán. Các nhà đầu tư ngoại tập trung nắm giữ các loại cổ phiếu blue-chip chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chỉ số VN-Index.
Chính sự ưu ái “thái quá” đó đã góp phần đưa VN-Index lên cao. Rồi cũng chính họ “kêu ca” rằng các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đã trở nên đắt đỏ, nhưng nếu room được mở thì họ lại sẵn sàng tiếp tục thu gom các cổ phiếu đắt đỏ với những mức giá đắt hơn. Với ý nghĩa quan trọng của nó, mở room chỉ nên được cân nhắc để tạo tiền đề phát triển bền vững, chứ không phải để phục vụ cho những lợi ích ngắn hạn.
Thứ tư, mở room cần dựa trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý và quản lý hữu hiệu. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ bao nhiêu tiền vào thị trường Việt Nam? Các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam là những ai? Bao nhiêu trong số họ được gọi là “hot money” chuyên tìm kiếm những cơ hội đầu cơ ngắn hạn?
Đây đều là những câu hỏi rất cơ bản nhưng không hề dễ đối với các cơ quan có thẩm quyền. Phải chăng Việt Nam hiện đã quá “thoáng” trong công tác quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để tính đến chuyện mở thêm room?
Thứ năm, mở room cần được gắn liền với sự lớn mạnh và trưởng thành của các nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, với tỷ lệ sở hữu được phép tối đa 49% và thực tế bình quân khoảng 30% trên thị trường Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, các nhà đầu tư ngoại đã giành phần thắng trên “sân khách” khi họ khá thoải mái biểu diễn kỹ thuật “làm sóng” và “lướt sóng” trước một bộ phận không nhỏ các “fan hâm mộ” nước chủ nhà. Nếu được thoải mái hơn, không hiểu họ sẽ vận dụng quy luật số lớn để “trình diễn” những gì nữa.
Thứ sáu, mở room cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của các nhà đầu tư ngoại. Các nhà hoạch định chính sách nên biết rằng trong quá trình huy động vốn của một quỹ đầu tư nước ngoài, khi điểm đến được xác định cụ thể là Việt Nam trong bản thông cáo phát hành thì số tiền huy động đó sẽ không thể tìm đến một địa chỉ khác. Hơn nữa, một khi vốn đã được huy động, không một nhà quản lý quỹ tài ba nào muốn bị mang tiếng là không biết giải ngân.
Thứ bảy, mở room cần hướng tới mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho toàn bộ các loại cổ phiếu trên thị trường chứ không phải một nhóm cổ phiếu nào đó. Với thực tế chỉ có 12 loại cổ phiếu hết room và 11 loại khác có tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài trên 40%, có thể nói mở room chỉ là để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư ngoại đối với hơn 20 loại cổ phiếu đang nằm trong tầm ngắm của họ.
Điều này xuất phát từ thực tế là nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đầu tư, chỉ bỏ tiền vào một số loại cổ phiếu thỏa mãn những tiêu chí đầu tư của họ.
Thứ tám, mở room có thể dẫn đến những thương hiệu lớn của Việt Nam không còn thuộc sở hữu của người Việt. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và kéo dài vừa qua đã xuất hiện những thương hiệu lớn, những biểu tượng của kinh tế Việt Nam, và được kỳ vọng sẽ tiếp tục vươn xa trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế quốc tế. Hiển nhiên đây chính là những mục tiêu được săn đón nhất của các nhà đầu tư ngoại.
Thứ chín, mở room có thể làm mất đi những cơ hội của các công ty niêm yết hiện còn room nhưng chưa thỏa mãn những tiêu chí của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các công ty này (và các nhà tư vấn của họ) cần có thời gian để hiểu xem các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến những gì và làm thế nào để tiếp cận hầu bao của họ.
Không mở room có thể là chính sách phù hợp hướng dòng vốn ngoại vào đối tượng doanh nghiệp này, thay vì để các nhà đầu tư ngoại áp dụng mỗi một chiến lược “hớt váng sữa” – cổ phiếu những công ty tốt nhất tại Việt Nam.