9 vấn đề nổi bật của thị trường vàng năm 2009
Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng có trong lịch sử
Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng có trong lịch sử, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp can thiệp tích cực nhằm bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.
VnEconomy điểm lại 9 vấn đề nổi bật nhất của thị trường vàng trong năm nay.
1. Những kỷ lục về giá
Tăng khá đều đặn trong các quý 1, 2 và 3 rồi bứt phá mạnh trong quý 4 là xu hướng chính của giá vàng thế giới năm nay.
Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York hiện là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008.
Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng.
Đầu năm nay, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.
2. Mất vị thế “vịnh tránh bão” hàng đầu
Điều đáng nói là giá vàng thế giới năm nay lập kỷ lục giữa lúc khủng hoảng tài chính không còn căng thẳng như năm 2008, đồng thời rủi ro lạm phát cũng không phải là một mối lo lớn của hầu hết các quốc gia.
Tuy không phát huy được tối đa vai trò “hầm trú ẩn an toàn”, giá vàng năm nay lại được hỗ trợ nhiều bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của nước Mỹ. Xu hướng suy yếu của tỷ giá USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là nhân tố nâng đỡ tích cực nhất cho giá vàng trong năm.
Thay vì là vàng, kênh đầu tư được xem là “vịnh tránh bão” hàng đầu năm nay trên thị trường thế giới chính là đồng USD. Trong hầu hết thời gian của năm, đồng “bạc xanh” được nâng đỡ mỗi khi có thông tin kinh tế bất lợi xuất hiện, và giảm giá khi có tin tốt.
3. Xu hướng tăng dự trữ vàng của nhiều ngân hàng trung ương
Giảm dự trữ USD và tăng dự trữ vàng là cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối mà ngân hàng trung ương nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil..., đang thực hiện.
Trong đợt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bán 403,3 tấn vàng đang diễn ra, Ấn Độ đã mua 200 tấn, Sri Lanka mua 10 tấn, Maritus mua 2 tấn. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga được giới quan sát xem là những khách hàng tiềm năng cho việc mua nốt số vàng còn lại từ IMF trong đợt bán ra này.
4. Trồi sụt vì nhiều “cú sốc” từ Trung Đông
Thị trường thế giới năm 2009, mà chủ yếu là quý 4, cũng chứng kiến một số sự kiện gây sốc, có tác động mạnh đến giá vàng, trong đó khu vực Trung Đông có “đóng góp” khá tích cực.
Đầu tháng 10, thế giới xôn xao trước tin đồn một số nước vùng Vịnh đang âm thầm bàn thảo một kế hoạch nhằm loại đồng USD ra khỏi giao dịch dầu lửa. Thông tin này sau đó đã bị các nước liên quan phủ nhận, nhưng cũng đủ đẩy tỷ giá USD thế giới sụt sâu, giúp giá vàng có những bước tăng tốc mạnh.
Sau đó, đến cuối tháng 11, thị trường một lần nữa bất ngờ trước việc tập đoàn Dubai World của Dubai có nguy cơ vỡ nợ. Rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ ở thế giới Arab đã thúc đẩy giới đầu tư quay trở lại với trái phiếu kho bạc Mỹ và USD để tìm kiếm sự an toàn, kéo tỷ giá USD tăng và giá vàng quay đầu đi xuống.
Nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp gia tăng sau khi ba hãng định mức tín nhiệm Fitch, S&P và Moody’s đánh tụt hạng mức tín nhiệm nợ của nước này, cũng gây bất lợi cho giá vàng trong tháng cuối năm.
Biểu đồ giá vàng thế giới từ ngày 23/12/2008-23/12/2009 dựa trên giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York - Nguồn: Kitco.
5. Vàng trở thành kênh đầu tư sinh lợi cao
Dù nhiều nhà đầu tư vàng giá xuống trong nước đã thua lỗ đậm trong quý 4, vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt trong năm nay.
Theo số liệu hãng tin tài chính Bloomberg cung cấp, trong 11 tháng đầu năm nay, các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp trên thế giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp đó là thị trường hàng hóa với mức lợi nhuận 36%, vàng (34%), chứng khoán (29%), trái phiếu doanh nghiệp (23%), và trái phiếu chính phủ (8%). Năm nay sẽ là năm tăng giá thứ 9 liên tục của vàng thế giới.
Trong nước, giá vàng từ đầu năm tới ngày 24/12 đã tăng gần gấp rưỡi, chỉ số VN-Index tăng 51,8%, còn lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 1 năm ở điểm đầu năm nay vào khoảng 8%.
6. Giá vàng trong nước thường xuyên vênh xa giá thế giới
Nhìn chung, giá vàng trong nước năm nay biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước năm nay có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới tới cả triệu đồng/lượng.
Ở thời điểm giữa quý 1, khi người dân ồ ạt bán vàng để chốt lời ở mức giá 19-20 triệu đồng/lượng, còn doanh nghiệp mạnh tay gom mua để xuất khẩu, giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá vàng thế giới 1,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vào giữa quý 4, khi các nhà đầu tư tranh mua vàng, giá vàng trong nước lại thường xuyên cao hơn giá thế giới. Trong ngày sốt đỉnh điểm 11/11, giá vàng trong nước có lúc cao hơn giá vàng thế giới 3,6 triệu đồng/lượng.
Thừa hoặc thiếu cung vàng là lý do chính mà các công ty kim hoàn đưa ra để lý giải cho sự vênh giá trên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự lệch giá này là kết quả của hoạt động ghìm giá hoặc thổi giá của giới đầu cơ.
Sự lên xuống của tỷ giá USD/VND thị trường tự do ở nhiều thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến giá vàng trong nước không tăng giảm cùng biên độ với giá vàng thế giới, thậm chí biến động ngược chiều với giá vàng thế giới.
7. Tâm lý đám đông và hệ quả “đánh xuống”
Năm 2009 tiếp tục chứng kiến tâm lý đám đông của các nhà đầu tư vàng nhỏ lẻ ở trong nước.
Trong quý 1, người dân tỏ ra sáng suốt khi xếp hàng để bán vàng chốt lãi ở các mức giá 19-20 triệu đồng/lượng. Trong quý 2 và quý 3, do sức hút từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán và nhà đất, thị trường vàng trong nước khá trầm lắng mặc dù giá vàng lần lượt chinh phục các mốc 21-22 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, do cho rằng, giá vàng khó có thể tăng xa hơn, nhiều nhà đầu tư khi đó đã vay vàng để bán, với hy vọng khi nào giá xuống sẽ mua vào để trả nợ. Đến quý 4, khi giá vàng lên 24-25 triệu đồng/lượng, hoạt động đầu tư “đánh xuống” vẫn diễn ra.
Đến đầu quý 4, khi giá vàng tiến về 26 triệu đồng/lượng, nhiều người bắt đầu thực sự lo ngại về khoản nợ bằng vàng của mình. Tới lúc này, nhiều người cuống cuồng mua vào để thanh toán số vàng đã vay nhằm cắt lỗ, khiến tình hình nguồn cung vàng trong nước thêm phần căng thẳng giữa lúc hoạt động nhập khẩu vàng chưa được nối lại. Nhiều người không vay vàng cũng mất hết kiên nhẫn khi thấy giá vàng liên tục leo thang nên cũng ồ ạt đi mua.
8. Quyết định can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước
Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nối lại hoạt động nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt thị trường. Quyết định được công bố vào chiều ngày 11/11 này được xem như một liều thuốc giải nhiệt hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng đang ở đỉnh điểm. Trước đó, hoạt động nhập khẩu vàng đã bị tạm ngừng một năm rưỡi.
Sau khi vấn đề nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có những biến động mạnh do xu hướng leo thang của tỷ giá USD thị trường tự do. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11.
Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng không còn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.
9. Đi tìm quy chế quản lý các sàn giao dịch vàng
Quản lý sàn vàng là một vấn đề lớn được các cơ quan chức năng cân nhắc trong năm nay. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ hai phương án về quản lý sàn vàng: một là chấm dứt hoạt động sàn vàng; hai là tiếp tục cho hoạt động thì chỉ cho phép các ngân hàng thương mại được mở sàn, đồng thời mức ký quỹ có thể lên tới mức 100%.
VnEconomy điểm lại 9 vấn đề nổi bật nhất của thị trường vàng trong năm nay.
1. Những kỷ lục về giá
Tăng khá đều đặn trong các quý 1, 2 và 3 rồi bứt phá mạnh trong quý 4 là xu hướng chính của giá vàng thế giới năm nay.
Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York hiện là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008.
Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng.
Đầu năm nay, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.
2. Mất vị thế “vịnh tránh bão” hàng đầu
Điều đáng nói là giá vàng thế giới năm nay lập kỷ lục giữa lúc khủng hoảng tài chính không còn căng thẳng như năm 2008, đồng thời rủi ro lạm phát cũng không phải là một mối lo lớn của hầu hết các quốc gia.
Tuy không phát huy được tối đa vai trò “hầm trú ẩn an toàn”, giá vàng năm nay lại được hỗ trợ nhiều bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của nước Mỹ. Xu hướng suy yếu của tỷ giá USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là nhân tố nâng đỡ tích cực nhất cho giá vàng trong năm.
Thay vì là vàng, kênh đầu tư được xem là “vịnh tránh bão” hàng đầu năm nay trên thị trường thế giới chính là đồng USD. Trong hầu hết thời gian của năm, đồng “bạc xanh” được nâng đỡ mỗi khi có thông tin kinh tế bất lợi xuất hiện, và giảm giá khi có tin tốt.
3. Xu hướng tăng dự trữ vàng của nhiều ngân hàng trung ương
Giảm dự trữ USD và tăng dự trữ vàng là cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối mà ngân hàng trung ương nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil..., đang thực hiện.
Trong đợt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bán 403,3 tấn vàng đang diễn ra, Ấn Độ đã mua 200 tấn, Sri Lanka mua 10 tấn, Maritus mua 2 tấn. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga được giới quan sát xem là những khách hàng tiềm năng cho việc mua nốt số vàng còn lại từ IMF trong đợt bán ra này.
4. Trồi sụt vì nhiều “cú sốc” từ Trung Đông
Thị trường thế giới năm 2009, mà chủ yếu là quý 4, cũng chứng kiến một số sự kiện gây sốc, có tác động mạnh đến giá vàng, trong đó khu vực Trung Đông có “đóng góp” khá tích cực.
Đầu tháng 10, thế giới xôn xao trước tin đồn một số nước vùng Vịnh đang âm thầm bàn thảo một kế hoạch nhằm loại đồng USD ra khỏi giao dịch dầu lửa. Thông tin này sau đó đã bị các nước liên quan phủ nhận, nhưng cũng đủ đẩy tỷ giá USD thế giới sụt sâu, giúp giá vàng có những bước tăng tốc mạnh.
Sau đó, đến cuối tháng 11, thị trường một lần nữa bất ngờ trước việc tập đoàn Dubai World của Dubai có nguy cơ vỡ nợ. Rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ ở thế giới Arab đã thúc đẩy giới đầu tư quay trở lại với trái phiếu kho bạc Mỹ và USD để tìm kiếm sự an toàn, kéo tỷ giá USD tăng và giá vàng quay đầu đi xuống.
Nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp gia tăng sau khi ba hãng định mức tín nhiệm Fitch, S&P và Moody’s đánh tụt hạng mức tín nhiệm nợ của nước này, cũng gây bất lợi cho giá vàng trong tháng cuối năm.
Biểu đồ giá vàng thế giới từ ngày 23/12/2008-23/12/2009 dựa trên giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York - Nguồn: Kitco.
5. Vàng trở thành kênh đầu tư sinh lợi cao
Dù nhiều nhà đầu tư vàng giá xuống trong nước đã thua lỗ đậm trong quý 4, vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt trong năm nay.
Theo số liệu hãng tin tài chính Bloomberg cung cấp, trong 11 tháng đầu năm nay, các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp trên thế giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp đó là thị trường hàng hóa với mức lợi nhuận 36%, vàng (34%), chứng khoán (29%), trái phiếu doanh nghiệp (23%), và trái phiếu chính phủ (8%). Năm nay sẽ là năm tăng giá thứ 9 liên tục của vàng thế giới.
Trong nước, giá vàng từ đầu năm tới ngày 24/12 đã tăng gần gấp rưỡi, chỉ số VN-Index tăng 51,8%, còn lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 1 năm ở điểm đầu năm nay vào khoảng 8%.
6. Giá vàng trong nước thường xuyên vênh xa giá thế giới
Nhìn chung, giá vàng trong nước năm nay biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước năm nay có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới tới cả triệu đồng/lượng.
Ở thời điểm giữa quý 1, khi người dân ồ ạt bán vàng để chốt lời ở mức giá 19-20 triệu đồng/lượng, còn doanh nghiệp mạnh tay gom mua để xuất khẩu, giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá vàng thế giới 1,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vào giữa quý 4, khi các nhà đầu tư tranh mua vàng, giá vàng trong nước lại thường xuyên cao hơn giá thế giới. Trong ngày sốt đỉnh điểm 11/11, giá vàng trong nước có lúc cao hơn giá vàng thế giới 3,6 triệu đồng/lượng.
Thừa hoặc thiếu cung vàng là lý do chính mà các công ty kim hoàn đưa ra để lý giải cho sự vênh giá trên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự lệch giá này là kết quả của hoạt động ghìm giá hoặc thổi giá của giới đầu cơ.
Sự lên xuống của tỷ giá USD/VND thị trường tự do ở nhiều thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến giá vàng trong nước không tăng giảm cùng biên độ với giá vàng thế giới, thậm chí biến động ngược chiều với giá vàng thế giới.
7. Tâm lý đám đông và hệ quả “đánh xuống”
Năm 2009 tiếp tục chứng kiến tâm lý đám đông của các nhà đầu tư vàng nhỏ lẻ ở trong nước.
Trong quý 1, người dân tỏ ra sáng suốt khi xếp hàng để bán vàng chốt lãi ở các mức giá 19-20 triệu đồng/lượng. Trong quý 2 và quý 3, do sức hút từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán và nhà đất, thị trường vàng trong nước khá trầm lắng mặc dù giá vàng lần lượt chinh phục các mốc 21-22 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, do cho rằng, giá vàng khó có thể tăng xa hơn, nhiều nhà đầu tư khi đó đã vay vàng để bán, với hy vọng khi nào giá xuống sẽ mua vào để trả nợ. Đến quý 4, khi giá vàng lên 24-25 triệu đồng/lượng, hoạt động đầu tư “đánh xuống” vẫn diễn ra.
Đến đầu quý 4, khi giá vàng tiến về 26 triệu đồng/lượng, nhiều người bắt đầu thực sự lo ngại về khoản nợ bằng vàng của mình. Tới lúc này, nhiều người cuống cuồng mua vào để thanh toán số vàng đã vay nhằm cắt lỗ, khiến tình hình nguồn cung vàng trong nước thêm phần căng thẳng giữa lúc hoạt động nhập khẩu vàng chưa được nối lại. Nhiều người không vay vàng cũng mất hết kiên nhẫn khi thấy giá vàng liên tục leo thang nên cũng ồ ạt đi mua.
8. Quyết định can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước
Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nối lại hoạt động nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt thị trường. Quyết định được công bố vào chiều ngày 11/11 này được xem như một liều thuốc giải nhiệt hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng đang ở đỉnh điểm. Trước đó, hoạt động nhập khẩu vàng đã bị tạm ngừng một năm rưỡi.
Sau khi vấn đề nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có những biến động mạnh do xu hướng leo thang của tỷ giá USD thị trường tự do. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11.
Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng không còn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.
9. Đi tìm quy chế quản lý các sàn giao dịch vàng
Quản lý sàn vàng là một vấn đề lớn được các cơ quan chức năng cân nhắc trong năm nay. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ hai phương án về quản lý sàn vàng: một là chấm dứt hoạt động sàn vàng; hai là tiếp tục cho hoạt động thì chỉ cho phép các ngân hàng thương mại được mở sàn, đồng thời mức ký quỹ có thể lên tới mức 100%.