ACB giải trình khoản lỗ nghìn tỷ vì vàng và ngoại hối
ACB cho biết, tùy thuộc vào giá vàng trong tương lai, số lỗ có thể phát sinh thêm trong quý 4/2012
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã ACB-HNX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2012.
Theo đó, thu nhập lãi thuần quý 3 của ACB đạt 1.605 tỷ đồng; lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.144 tỷ đồng; các hoạt động kinh doanh như: chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, hoạt động khác đều lỗ trong quý 3 năm nay, tương ứng với -28,4 tỷ đồng, -9,9 tỷ đồng và -6 tỷ đồng.
Trong quý 3, chi phí quản lý chung là trên 1.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ (793,3 tỷ đồng); chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh từ 91,7 tỷ đồng lên tới 274 tỷ đồng trong quý 3/2012. Lợi nhuận trước thuế lỗ 691,4 tỷ đồng và sau thuế lỗ 520,6 tỷ đồng.
Lũy kế thu nhập lãi thuần 9 tháng của ACB đạt 5.303 tỷ đồng; lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.251 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.417 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.087 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước (1.858 tỷ đồng).
Tính đến thời điểm 30/9, tổng tài sản của ACB đạt 214.254 tỷ đồng, giảm gần 67 nghìn tỷ đồng, tương đương 23,8% so với thời điểm cuối năm 2011. Dư nợ tín dụng trong 9 tháng giảm 0,5%, đạt 101.311 tỷ đồng tính đến 30/9.
ACB cho biết, lợi nhuận trước thuế quý 3 lỗ hơn 691 tỷ đồng, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ hơn 1.144 tỷ đồng.
Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, từng cho biết ngân hàng này lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quý 3/2012, khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ còn 1.187 tỷ đồng.
Theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012, tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả.
Việc phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ với thông tư trên dẫn đến khoản lỗ hơn 1.144 tỷ đồng trong quý 3. ACB cũng cho biết, tùy thuộc vào giá vàng trong tương lai, số lỗ có thể phát sinh thêm trong quý 4/2012.
Theo đó, thu nhập lãi thuần quý 3 của ACB đạt 1.605 tỷ đồng; lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.144 tỷ đồng; các hoạt động kinh doanh như: chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, hoạt động khác đều lỗ trong quý 3 năm nay, tương ứng với -28,4 tỷ đồng, -9,9 tỷ đồng và -6 tỷ đồng.
Trong quý 3, chi phí quản lý chung là trên 1.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ (793,3 tỷ đồng); chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh từ 91,7 tỷ đồng lên tới 274 tỷ đồng trong quý 3/2012. Lợi nhuận trước thuế lỗ 691,4 tỷ đồng và sau thuế lỗ 520,6 tỷ đồng.
Lũy kế thu nhập lãi thuần 9 tháng của ACB đạt 5.303 tỷ đồng; lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1.251 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.417 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.087 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước (1.858 tỷ đồng).
Tính đến thời điểm 30/9, tổng tài sản của ACB đạt 214.254 tỷ đồng, giảm gần 67 nghìn tỷ đồng, tương đương 23,8% so với thời điểm cuối năm 2011. Dư nợ tín dụng trong 9 tháng giảm 0,5%, đạt 101.311 tỷ đồng tính đến 30/9.
ACB cho biết, lợi nhuận trước thuế quý 3 lỗ hơn 691 tỷ đồng, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ hơn 1.144 tỷ đồng.
Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, từng cho biết ngân hàng này lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quý 3/2012, khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ còn 1.187 tỷ đồng.
Theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012, tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả.
Việc phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ với thông tư trên dẫn đến khoản lỗ hơn 1.144 tỷ đồng trong quý 3. ACB cũng cho biết, tùy thuộc vào giá vàng trong tương lai, số lỗ có thể phát sinh thêm trong quý 4/2012.