ACB, từ đỉnh cao đến… “bước ngoặt” Huyền Như
Chiếc xe càng lớn, càng nặng thì quán tính đổ dốc càng lớn
Báo cáo tài chính quý 4/2013 vừa công bố của Ngân hàng Á Châu (ACB) tiếp tục có chú giải quen thuộc ở khoản mục “Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và cho vay các tổ chức tín dụng khác”.
Điểm chú giải này đã “gắn bó” trong các kỳ báo cáo hai năm qua và sắp được tháo gỡ.
Cụ thể, tại khoản mục trên, tại ngày 31/12/2013, báo cáo tài chính của ACB vẫn ghi nhận “số dư tiền gửi liên ngân hàng bao gồm 718.908 triệu đồng đã quá hạn liên quan đến một ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh”.
Con số 718,9 tỷ đồng đã quá quen thuộc hai năm qua, liên quan đến vụ án Huyền Như vừa được xét xử và đang chờ phúc thẩm; ngân hàng quốc doanh được đề cập đến là VietinBank.
Đã hai năm, ACB vẫn “treo” con số này trong báo cáo tài chính, chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Giả sử thực hiện trích lập dự phòng trong kỳ vừa rồi, phần lợi nhuận vốn khiêm tốn sẽ càng khiêm tốn hơn. Nhưng đó không phải là vấn đề chính.
Trong các kỳ báo cáo được kiểm toán trước đây, ban lãnh đạo ACB tin tưởng sẽ thu hồi được khoản trên, nên không trích lập dự phòng.
Ở đây, câu chuyện có lẽ không chỉ là “tin tưởng” hay không, phải trích lập hay không, mà nó phản ánh quan điểm của ACB về vụ việc.
Khó trách hay khó nói ngân hàng lần lữa trong việc trích lập dự phòng. Bởi lẽ, nếu thực hiện sẽ mặc nhiên phát đi một thông điệp, có thể hiểu là một sự thừa nhận số phận “không còn” của khoản tiền gửi đó, hay gián tiếp ủng hộ cho vị thế bất lợi của nó trong tranh chấp, ít nhất là ở góc nhìn.
Số phận của khoản tiền gửi 718,9 tỷ đồng rồi cũng sẽ sớm được xác định, theo phán quyết cuối cùng của tòa án cấp phúc thẩm.
ACB có thể mất khoản đó, có thể đòi được. Dù thế nào thì khoản 718,9 tỷ đồng này đã để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của ngân hàng, đánh dấu sự đứt gãy từ một đỉnh cao. Hơn nữa, nó cũng như một bản lề, phản ánh hai nửa thay đổi quan trọng trong cơ cấu hoạt động của ACB những năm gần đây.
2011 với ACB là một năm đỉnh cao. Quy mô tổng tài sản đạt tới 281.019 tỷ đồng, tăng trưởng 37%, lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, và cũng là thành viên duy nhất phả hơi nóng đối trọng về quy mô với khối quốc doanh. Lợi nhuận trong năm đỉnh cao này cũng đạt tới 4.202 tỷ đồng.
Năm 2012, liên quan đến vụ án Huyền Như, rồi cụ thể là rủi ro pháp lý của một số lãnh đạo cao cấp, ACB bắt đầu có sự đứt gãy, thể hiện rõ nhất là ở quy mô tổng tài sản.
Một cấu phần quan trọng trong đỉnh cao 281.019 tỷ đồng đã từng được tạo như thế nào, thì sự thoái lui sau đó cũng mang dáng dấp như vậy.
Những năm 2011 trở về trước, ACB cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chung cấu phần gia tăng tổng tài sản qua kênh liên ngân hàng. Các nhà băng “bật tường” vốn lẫn nhau, góp phần tạo nên những tốc độ tăng trưởng nóng.
Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước từng bước siết lại, chấn chỉnh lại hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Việc “bật tường” vốn kích thích mở rộng tài sản được hạn chế. Với ACB, tác động cộng hưởng còn là rủi ro từ sự kiện pháp lý ở trên.
Trong năm đỉnh cao 2011, trong cơ cấu tài sản ACB có tới gần 81.500 tỷ đồng tổng tiền gửi và cho vay liên ngân hàng. Chỉ một năm sau đó, quy mô này đã giảm rất mạnh xuống chỉ còn 21.986 tỷ đồng. Đến cuối 2013, số còn lại chỉ là 7.215 tỷ đồng. Tương ứng trong kỳ thống kê, tổng tài sản của ngân hàng này từ 281.019 tỷ đồng cuối 2011 giảm xuống còn 176.307 tỷ đồng cuối 2012 và cuối 2013 giảm tiếp còn 166.737 tỷ đồng.
Trong chuỗi suy giảm trên, dường như “sự kiện 718,9 tỷ đồng” là dấu mốc của điểm xuất phát, sau đó là ảnh hưởng lớn từ sự cố pháp lý vụ “bầu Kiên”. Chiếc xe càng lớn, càng nặng thì quán tính đổ dốc càng lớn. Một năm sau sự đứt gãy, dường như quán tính đó vẫn còn.
Đúng hơn, một phần bản chất trong hoạt động của ACB đã thay đổi. Như trên, phần lớn sức nặng của kinh doanh trên liên ngân hàng đã cắt bỏ. Dường như ngân hàng đang nỗ lực cân bằng lại, tập trung và gia tăng mạnh nguồn vốn đầu tư cho các mảng bán lẻ nhiều hơn, tín dụng tiêu dùng mở rộng và gia tăng mạnh hơn…
Bên cạnh câu chuyện từ khoản tiền gửi 718,9 tỷ đồng và một thay đổi về bản chất hoạt động nói trên, một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn tới sự đứt gãy của ACB từ đỉnh cao 2011. Đó là vàng và việc bóc tách vốn vàng ra khỏi bảng cân đối theo yêu cầu chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Theo diễn biến sụt giảm của tổng tài sản trên, cuối 2011, quy mô nguồn vốn bằng vàng của ACB ước có tới khoảng 49,4 tấn; cuối 2012 chỉ còn khoảng 12,6 tấn và đến cuối quý 2/2013 (thời hạn xong tất toán trạng thái vàng, ACB được nhà quản lý đánh giá là một trong những ngân hàng thực hiện quyết liệt nhất) chỉ còn lại khoảng 1,5 tấn.
Nếu quy đổi tương đối để tham khảo (do tùy thuộc thời điểm quy đổi), 1 tấn vàng khoảng 1.000 tỷ đồng, sẽ thấy mức độ bóc tách vốn vàng tại ACB trong các kỳ thống kê trên là rất lớn. Vàng đã có tác động ghê gớm trong sự đứt gãy từ đỉnh cao đó.
Cũng không phải tất cả đều xấu. Kinh doanh trên liên ngân hàng đã có quá nhiều rủi ro nảy sinh từ năm 2011 và có những trường hợp dai dẳng cho đến nay; bản thân ACB cũng đang vướng. Kinh doanh vàng và vốn vàng cũng có nhiều rủi ro và xáo trộn; bản thân ACB từng điêu đứng vì nó hồi tháng 8/2012…
Đến nay, hai yếu tố đó được hạn chế và bóc đi, tổng tài sản giảm mạnh và lợi nhuận kém đi, nhưng xét ở khía cạnh rủi ro thì bớt rủi ro cũng là điều tốt. Hơn nữa, việc tập trung cho các hoạt động chính, thị trường chính là phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như hiện nay, với ACB là một sự trở về, cũng như đúng với những chức năng và vai trò chính của một ngân hàng thương mại.
Điểm chú giải này đã “gắn bó” trong các kỳ báo cáo hai năm qua và sắp được tháo gỡ.
Cụ thể, tại khoản mục trên, tại ngày 31/12/2013, báo cáo tài chính của ACB vẫn ghi nhận “số dư tiền gửi liên ngân hàng bao gồm 718.908 triệu đồng đã quá hạn liên quan đến một ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh”.
Con số 718,9 tỷ đồng đã quá quen thuộc hai năm qua, liên quan đến vụ án Huyền Như vừa được xét xử và đang chờ phúc thẩm; ngân hàng quốc doanh được đề cập đến là VietinBank.
Đã hai năm, ACB vẫn “treo” con số này trong báo cáo tài chính, chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Giả sử thực hiện trích lập dự phòng trong kỳ vừa rồi, phần lợi nhuận vốn khiêm tốn sẽ càng khiêm tốn hơn. Nhưng đó không phải là vấn đề chính.
Trong các kỳ báo cáo được kiểm toán trước đây, ban lãnh đạo ACB tin tưởng sẽ thu hồi được khoản trên, nên không trích lập dự phòng.
Ở đây, câu chuyện có lẽ không chỉ là “tin tưởng” hay không, phải trích lập hay không, mà nó phản ánh quan điểm của ACB về vụ việc.
Khó trách hay khó nói ngân hàng lần lữa trong việc trích lập dự phòng. Bởi lẽ, nếu thực hiện sẽ mặc nhiên phát đi một thông điệp, có thể hiểu là một sự thừa nhận số phận “không còn” của khoản tiền gửi đó, hay gián tiếp ủng hộ cho vị thế bất lợi của nó trong tranh chấp, ít nhất là ở góc nhìn.
Số phận của khoản tiền gửi 718,9 tỷ đồng rồi cũng sẽ sớm được xác định, theo phán quyết cuối cùng của tòa án cấp phúc thẩm.
ACB có thể mất khoản đó, có thể đòi được. Dù thế nào thì khoản 718,9 tỷ đồng này đã để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của ngân hàng, đánh dấu sự đứt gãy từ một đỉnh cao. Hơn nữa, nó cũng như một bản lề, phản ánh hai nửa thay đổi quan trọng trong cơ cấu hoạt động của ACB những năm gần đây.
2011 với ACB là một năm đỉnh cao. Quy mô tổng tài sản đạt tới 281.019 tỷ đồng, tăng trưởng 37%, lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, và cũng là thành viên duy nhất phả hơi nóng đối trọng về quy mô với khối quốc doanh. Lợi nhuận trong năm đỉnh cao này cũng đạt tới 4.202 tỷ đồng.
Năm 2012, liên quan đến vụ án Huyền Như, rồi cụ thể là rủi ro pháp lý của một số lãnh đạo cao cấp, ACB bắt đầu có sự đứt gãy, thể hiện rõ nhất là ở quy mô tổng tài sản.
Một cấu phần quan trọng trong đỉnh cao 281.019 tỷ đồng đã từng được tạo như thế nào, thì sự thoái lui sau đó cũng mang dáng dấp như vậy.
Những năm 2011 trở về trước, ACB cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chung cấu phần gia tăng tổng tài sản qua kênh liên ngân hàng. Các nhà băng “bật tường” vốn lẫn nhau, góp phần tạo nên những tốc độ tăng trưởng nóng.
Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước từng bước siết lại, chấn chỉnh lại hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Việc “bật tường” vốn kích thích mở rộng tài sản được hạn chế. Với ACB, tác động cộng hưởng còn là rủi ro từ sự kiện pháp lý ở trên.
Trong năm đỉnh cao 2011, trong cơ cấu tài sản ACB có tới gần 81.500 tỷ đồng tổng tiền gửi và cho vay liên ngân hàng. Chỉ một năm sau đó, quy mô này đã giảm rất mạnh xuống chỉ còn 21.986 tỷ đồng. Đến cuối 2013, số còn lại chỉ là 7.215 tỷ đồng. Tương ứng trong kỳ thống kê, tổng tài sản của ngân hàng này từ 281.019 tỷ đồng cuối 2011 giảm xuống còn 176.307 tỷ đồng cuối 2012 và cuối 2013 giảm tiếp còn 166.737 tỷ đồng.
Trong chuỗi suy giảm trên, dường như “sự kiện 718,9 tỷ đồng” là dấu mốc của điểm xuất phát, sau đó là ảnh hưởng lớn từ sự cố pháp lý vụ “bầu Kiên”. Chiếc xe càng lớn, càng nặng thì quán tính đổ dốc càng lớn. Một năm sau sự đứt gãy, dường như quán tính đó vẫn còn.
Đúng hơn, một phần bản chất trong hoạt động của ACB đã thay đổi. Như trên, phần lớn sức nặng của kinh doanh trên liên ngân hàng đã cắt bỏ. Dường như ngân hàng đang nỗ lực cân bằng lại, tập trung và gia tăng mạnh nguồn vốn đầu tư cho các mảng bán lẻ nhiều hơn, tín dụng tiêu dùng mở rộng và gia tăng mạnh hơn…
Bên cạnh câu chuyện từ khoản tiền gửi 718,9 tỷ đồng và một thay đổi về bản chất hoạt động nói trên, một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn tới sự đứt gãy của ACB từ đỉnh cao 2011. Đó là vàng và việc bóc tách vốn vàng ra khỏi bảng cân đối theo yêu cầu chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Theo diễn biến sụt giảm của tổng tài sản trên, cuối 2011, quy mô nguồn vốn bằng vàng của ACB ước có tới khoảng 49,4 tấn; cuối 2012 chỉ còn khoảng 12,6 tấn và đến cuối quý 2/2013 (thời hạn xong tất toán trạng thái vàng, ACB được nhà quản lý đánh giá là một trong những ngân hàng thực hiện quyết liệt nhất) chỉ còn lại khoảng 1,5 tấn.
Nếu quy đổi tương đối để tham khảo (do tùy thuộc thời điểm quy đổi), 1 tấn vàng khoảng 1.000 tỷ đồng, sẽ thấy mức độ bóc tách vốn vàng tại ACB trong các kỳ thống kê trên là rất lớn. Vàng đã có tác động ghê gớm trong sự đứt gãy từ đỉnh cao đó.
Cũng không phải tất cả đều xấu. Kinh doanh trên liên ngân hàng đã có quá nhiều rủi ro nảy sinh từ năm 2011 và có những trường hợp dai dẳng cho đến nay; bản thân ACB cũng đang vướng. Kinh doanh vàng và vốn vàng cũng có nhiều rủi ro và xáo trộn; bản thân ACB từng điêu đứng vì nó hồi tháng 8/2012…
Đến nay, hai yếu tố đó được hạn chế và bóc đi, tổng tài sản giảm mạnh và lợi nhuận kém đi, nhưng xét ở khía cạnh rủi ro thì bớt rủi ro cũng là điều tốt. Hơn nữa, việc tập trung cho các hoạt động chính, thị trường chính là phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như hiện nay, với ACB là một sự trở về, cũng như đúng với những chức năng và vai trò chính của một ngân hàng thương mại.