ADB đoán dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức 17 tỷ USD
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng khoảng 25% trong quý 1/2012 so với cuối năm 2011, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng khoảng 25% trong quý 1/2012 so với cuối năm 2011, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định.
Trao đổi với hãng tin Reuters ngày 11/4, ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế của ADB tại Việt Nam, cho rằng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên mức 17 tỷ USD vào cuối quý 1 vừa qua từ mức 13,8 tỷ USD vào cuối quý 4 năm ngoái.
Việt Nam hiện không công bố dữ liệu về dự trữ ngoại hối theo định kỳ.
Reuters nhận định, tỷ giá USD/VND thị trường tự do ổn định sau những biện pháp của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thị trường vàng trong nước, cùng với nguồn cung USD dồi dào hơn tại các ngân hàng, đã cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại hối.
Tỷ giá tiền đồng của Việt Nam liên tục giữ ổn định trong vòng khoảng 4 tháng trở lại đây. Từ cuối tháng 12 năm ngoái tới nay, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng không đổi ở mức 20.828 VND/USD. Trong năm 2011, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 9,5 tỷ USD, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Từ đầu năm tới nay, giá USD “chợ đen” diễn biến theo chiều hướng giảm và gần đây đã lập một mặt bằng ở ngưỡng trên 20.800 đồng. Sáng nay (11/4), giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 20.820 đồng và 20.840 đồng, tương ứng giá mua vào và bán ra. Thậm chí, thời gian gần đây, giá USD tự do liên tục đứng thấp hơn giá USD niêm yết tại nhiều ngân hàng thương mại.
Cũng từ đầu năm, thị trường vàng trong nước rơi vào trạng thái trầm lắng. Nhu cầu mua vàng của người dân giảm xuống mức thấp, một phần do yếu tố mùa vụ, một mặt do giá vàng trong nước thường xuyên đứng cao hơn thế giới khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Trước đây, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới do nhu cầu vàng trong nước cao, thì hoạt động gom USD để nhập lậu vàng thường tăng, gây sức ép tăng giá USD. Tuy nhiên, điều này có vẻ như đã không xảy ra trong thời gian từ đầu năm tới nay.
Cách đây ít hôm, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, hoạt động dùng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ bị cấm.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã chính thức siết trạng thái ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Theo đó, bắt đầu từ ngày 2/5 tới, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng vào cuối mỗi ngày phải được co hẹp về mức +/-20% từ mức +/-30% so với vốn tự có như hiện tại. Đây được xem như một nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ ngoại tệ và tăng cường kiểm soát thị trường ngoại hối.
Trao đổi với hãng tin Reuters ngày 11/4, ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế của ADB tại Việt Nam, cho rằng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên mức 17 tỷ USD vào cuối quý 1 vừa qua từ mức 13,8 tỷ USD vào cuối quý 4 năm ngoái.
Việt Nam hiện không công bố dữ liệu về dự trữ ngoại hối theo định kỳ.
Reuters nhận định, tỷ giá USD/VND thị trường tự do ổn định sau những biện pháp của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thị trường vàng trong nước, cùng với nguồn cung USD dồi dào hơn tại các ngân hàng, đã cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại hối.
Tỷ giá tiền đồng của Việt Nam liên tục giữ ổn định trong vòng khoảng 4 tháng trở lại đây. Từ cuối tháng 12 năm ngoái tới nay, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng không đổi ở mức 20.828 VND/USD. Trong năm 2011, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 9,5 tỷ USD, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Từ đầu năm tới nay, giá USD “chợ đen” diễn biến theo chiều hướng giảm và gần đây đã lập một mặt bằng ở ngưỡng trên 20.800 đồng. Sáng nay (11/4), giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 20.820 đồng và 20.840 đồng, tương ứng giá mua vào và bán ra. Thậm chí, thời gian gần đây, giá USD tự do liên tục đứng thấp hơn giá USD niêm yết tại nhiều ngân hàng thương mại.
Cũng từ đầu năm, thị trường vàng trong nước rơi vào trạng thái trầm lắng. Nhu cầu mua vàng của người dân giảm xuống mức thấp, một phần do yếu tố mùa vụ, một mặt do giá vàng trong nước thường xuyên đứng cao hơn thế giới khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Trước đây, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới do nhu cầu vàng trong nước cao, thì hoạt động gom USD để nhập lậu vàng thường tăng, gây sức ép tăng giá USD. Tuy nhiên, điều này có vẻ như đã không xảy ra trong thời gian từ đầu năm tới nay.
Cách đây ít hôm, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, hoạt động dùng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ bị cấm.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã chính thức siết trạng thái ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Theo đó, bắt đầu từ ngày 2/5 tới, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng vào cuối mỗi ngày phải được co hẹp về mức +/-20% từ mức +/-30% so với vốn tự có như hiện tại. Đây được xem như một nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ ngoại tệ và tăng cường kiểm soát thị trường ngoại hối.