“ADB không rót vốn vào Đề án 112”
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một trong số ít nhà tài trợ đã đi tiên phong trong việc hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một trong số ít nhà tài trợ đã đi tiên phong trong việc hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính.
>>Gặp người cảnh báo sớm thất bại của Đề án 112
Trước thất bại của Đề án 112 đang được dư luận quan tâm, chuyên gia của ADB đã chia sẻ thông tin liên quan đến cải cách hành chính và tin học hoá ở Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với bà Kanokpan Lao-Araya, Trưởng ban Tài chính, thương mại, quản trị và khu vực tư nhân của ADB.
Bà đánh giá như thế nào kết quả hỗ trợ của ADB cho Chương trình cải cách hành chính 10 năm của Việt Nam?
Nhằm hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, ADB đã thông qua một khoản vay trị giá 45 triệu USD. Khoản vay này sẽ được sử dụng vào chương trình cải cách hành chính tổng thể của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, cụ thể là vào chương trình Chính phủ điện tử, đào tạo nhân viên và vi tính hóa hệ thống hành chính.
Quản lý công là vấn đề rất rộng. Sau dự án này, chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe nhu cầu của Chính phủ Việt Nam để ADB hỗ trợ.
Để đánh giá kết quả của dự án này, theo tôi chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tính hiệu quả. ADB sẽ tiếp tục cùng các nhà tài trợ khác giúp đỡ Chính phủ Việt Nam trong cải cách hành chính.
Trong Đề án tin học hoá hệ thống cải cách hành chính nhà nước, còn gọi là Đề án 112 , ADB có đưa ra chương trình tài trợ nào hay cùng làm việc với dự án không?
Chúng tôi tham gia giúp đỡ chính phủ Việt Nam trong quá trình tin học hoá và hiện đại hoá quản lý hành chính nhà nước. ADB giúp đỡ chủ yếu ở lĩnh vực thay đổi chính sách. Tất nhiên việc giúp đỡ này cũng liên quan đến Đề án 112.
Tuy nhiên, chúng tôi không có khoản đầu tư nào vào dự án này mà chỉ giúp Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách và pháp luật về hiện đại hoá và công nghệ hoá hành chính quốc gia. Đề án 112 hoàn toàn do Chính phủ Việt Nam sở hữu, Chính phủ bỏ tiền ra để làm.
ADB có tham gia trực tiếp vào dự án tin học hoá cải cách hệ thống hành chính tại một nước nào không, bà có thể chia sẻ những kinh nghiệm quản trị trong việc tin học hoá cải cách hành chính?
Ở Srilanka và Ấn Độ chúng tôi giúp hệ thống thông tin về ngân sách. Khi chúng tôi giúp họ thì tất cả những vấn đề về đầu tư dự án đều thông qua những thủ tục hoạt động của ADB.
Còn ở Việt Nam chủ yếu là WB đang giúp Việt Nam hiện đại hoá hệ thống thông tin trong lĩnh vực hải quan.
Bà nhìn nhận như thế nào về sự thất bại của Đề án 112 ở Việt Nam?
Để đánh giá thất bại Đề án 112 rất khó nhưng tôi muốn nói Đề án 112 mang tính tổng thể. Và thực sự khó khăn cho bất kỳ một quốc gia nào để có thể làm một đề án tin học quản lý hành chính một cách tổng thể như vậy. Dự án này bao gồm rất nhiều vấn đề như quản lý hành chính, chống tham nhũng... Do đó nó khác với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì chúng ta sẽ biết rõ đầu tư bao nhiêu km đường còn ở đề án này rất khó để theo dõi.
Kể cả ADB nếu có tham gia thực hiện đề án này thì cũng không thể làm được một mình mà phải hợp tác với rất nhiều tổ chức khác. Thông thường chúng tôi chỉ làm những dự án đầu tư riêng về hỗ trợ chính sách, còn tổng thể dự án rộng như vậy sẽ rất khó.
Các nước khác có dự án tương tự như dự án 112 không?
Với kinh nghiệm cá nhân đã làm ở Srilanka và Ấn Độ, ở hai quốc gia này chỉ là những dự án nhỏ ở cấp địa phương, không có quy mô chính phủ như Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi chính phủ điện tử rất quan trọng song cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp và thống nhất cao.
Chẳng hạn như ở Tp.HCM đã có sự hợp nhất về quản lý hành chính. Nhờ sự đồng tình, ủng hộ và quyết tâm của lãnh đạo và đa số cán bộ, công chức của các đơn vị được chọn làm thí điểm, đồng thời sự hướng dẫn của các ngành chức năng thành phố liên quan, đặc biệt là thống nhất về mặt nhận thức của cán bộ, công chức, cải cách nghiệp vụ hành chính công tại Tp.HCM bước đầu thành công.
Đánh giá Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách hành chính nhưng vẫn cần cố gắng hơn nữa, vậy theo bà Việt Nam cần đặt trọng tâm cải cách khía cạnh nào trước?
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ trong quản lý tài chính công, đặc biệt là nâng cao tính minh bạch. Chẳng hạn như chi ngân sách đã được công bố công khai cho dân chúng biết.
Đó là những mặt đã làm được tuy nhiên vẫn cần cải tiến thêm trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, và đặc biệt là cải thiện các quy trình thủ tục, giảm các bước không cần thiết như trong việc lập một đơn vị kinh doanh.
>>Gặp người cảnh báo sớm thất bại của Đề án 112
Trước thất bại của Đề án 112 đang được dư luận quan tâm, chuyên gia của ADB đã chia sẻ thông tin liên quan đến cải cách hành chính và tin học hoá ở Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với bà Kanokpan Lao-Araya, Trưởng ban Tài chính, thương mại, quản trị và khu vực tư nhân của ADB.
Bà đánh giá như thế nào kết quả hỗ trợ của ADB cho Chương trình cải cách hành chính 10 năm của Việt Nam?
Nhằm hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, ADB đã thông qua một khoản vay trị giá 45 triệu USD. Khoản vay này sẽ được sử dụng vào chương trình cải cách hành chính tổng thể của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, cụ thể là vào chương trình Chính phủ điện tử, đào tạo nhân viên và vi tính hóa hệ thống hành chính.
Quản lý công là vấn đề rất rộng. Sau dự án này, chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe nhu cầu của Chính phủ Việt Nam để ADB hỗ trợ.
Để đánh giá kết quả của dự án này, theo tôi chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tính hiệu quả. ADB sẽ tiếp tục cùng các nhà tài trợ khác giúp đỡ Chính phủ Việt Nam trong cải cách hành chính.
Trong Đề án tin học hoá hệ thống cải cách hành chính nhà nước, còn gọi là Đề án 112 , ADB có đưa ra chương trình tài trợ nào hay cùng làm việc với dự án không?
Chúng tôi tham gia giúp đỡ chính phủ Việt Nam trong quá trình tin học hoá và hiện đại hoá quản lý hành chính nhà nước. ADB giúp đỡ chủ yếu ở lĩnh vực thay đổi chính sách. Tất nhiên việc giúp đỡ này cũng liên quan đến Đề án 112.
Tuy nhiên, chúng tôi không có khoản đầu tư nào vào dự án này mà chỉ giúp Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách và pháp luật về hiện đại hoá và công nghệ hoá hành chính quốc gia. Đề án 112 hoàn toàn do Chính phủ Việt Nam sở hữu, Chính phủ bỏ tiền ra để làm.
ADB có tham gia trực tiếp vào dự án tin học hoá cải cách hệ thống hành chính tại một nước nào không, bà có thể chia sẻ những kinh nghiệm quản trị trong việc tin học hoá cải cách hành chính?
Ở Srilanka và Ấn Độ chúng tôi giúp hệ thống thông tin về ngân sách. Khi chúng tôi giúp họ thì tất cả những vấn đề về đầu tư dự án đều thông qua những thủ tục hoạt động của ADB.
Còn ở Việt Nam chủ yếu là WB đang giúp Việt Nam hiện đại hoá hệ thống thông tin trong lĩnh vực hải quan.
Bà nhìn nhận như thế nào về sự thất bại của Đề án 112 ở Việt Nam?
Để đánh giá thất bại Đề án 112 rất khó nhưng tôi muốn nói Đề án 112 mang tính tổng thể. Và thực sự khó khăn cho bất kỳ một quốc gia nào để có thể làm một đề án tin học quản lý hành chính một cách tổng thể như vậy. Dự án này bao gồm rất nhiều vấn đề như quản lý hành chính, chống tham nhũng... Do đó nó khác với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì chúng ta sẽ biết rõ đầu tư bao nhiêu km đường còn ở đề án này rất khó để theo dõi.
Kể cả ADB nếu có tham gia thực hiện đề án này thì cũng không thể làm được một mình mà phải hợp tác với rất nhiều tổ chức khác. Thông thường chúng tôi chỉ làm những dự án đầu tư riêng về hỗ trợ chính sách, còn tổng thể dự án rộng như vậy sẽ rất khó.
Các nước khác có dự án tương tự như dự án 112 không?
Với kinh nghiệm cá nhân đã làm ở Srilanka và Ấn Độ, ở hai quốc gia này chỉ là những dự án nhỏ ở cấp địa phương, không có quy mô chính phủ như Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi chính phủ điện tử rất quan trọng song cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp và thống nhất cao.
Chẳng hạn như ở Tp.HCM đã có sự hợp nhất về quản lý hành chính. Nhờ sự đồng tình, ủng hộ và quyết tâm của lãnh đạo và đa số cán bộ, công chức của các đơn vị được chọn làm thí điểm, đồng thời sự hướng dẫn của các ngành chức năng thành phố liên quan, đặc biệt là thống nhất về mặt nhận thức của cán bộ, công chức, cải cách nghiệp vụ hành chính công tại Tp.HCM bước đầu thành công.
Đánh giá Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách hành chính nhưng vẫn cần cố gắng hơn nữa, vậy theo bà Việt Nam cần đặt trọng tâm cải cách khía cạnh nào trước?
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ trong quản lý tài chính công, đặc biệt là nâng cao tính minh bạch. Chẳng hạn như chi ngân sách đã được công bố công khai cho dân chúng biết.
Đó là những mặt đã làm được tuy nhiên vẫn cần cải tiến thêm trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, và đặc biệt là cải thiện các quy trình thủ tục, giảm các bước không cần thiết như trong việc lập một đơn vị kinh doanh.