ADB thông qua khoản vay 500 triệu USD cho Việt Nam
Ngày 15/9, Ban giám đốc ADB đã phê duyệt khoản vay nhằm kích thích tài khóa trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam
Ngày 15/9, Ban giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay nhằm kích thích tài khóa trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam từ Quỹ hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ (CSF).
Theo ADB, khoản vay có thời hạn 5 năm, cùng ba năm ân hạn này sẽ hỗ trợ cho các chương trình chi cho khu vực công quan trọng của Việt Nam trong năm 2009 và 2010, giúp củng cố kinh tế trong nước và đảm bảo ổn định xã hội.
“Khoản vay này sẽ cho phép Chính phủ Việt Nam đáp ứng các nhu cầu tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo phương thức phản ứng tài khóa trong giai đoạn đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam sẽ có khả năng bảo trợ tốt hơn các chi phí xã hội và các chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, và tiếp tục các mục tiêu phát triển dài hạn trong năm 2009”, ông Arjun Thapan, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB nói.
Theo đánh giá của ADB, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu khi đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, và kiều hối sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế được dự báo khoảng từ 4% đến 5% trong năm 2009, đánh dấu sự sụt giảm ở mức bình quân 7,6% trong 4 năm qua.
Việt Nam đã công bố các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ, tạo nhiều việc làm trong các dự án về hạ tầng; cắt giảm và dãn thu thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và đẩy mạnh tiêu dùng trong nước; cung cấp đảm bảo tín dụng và nhiều biện pháp khác nữa để giữ dòng vốn lưu thông; và tăng ngân sách của mình cho bảo trợ xã hội nhằm giúp người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương.
CSF được thiết lập từ tháng 6/2009, nhằm hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển của ADB đang cần tăng chi ngân sách nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước đó, ADB đã phê duyệt các khoản vay từ CSF cho Philippines và Kazakhstan.
Theo ADB, khoản vay có thời hạn 5 năm, cùng ba năm ân hạn này sẽ hỗ trợ cho các chương trình chi cho khu vực công quan trọng của Việt Nam trong năm 2009 và 2010, giúp củng cố kinh tế trong nước và đảm bảo ổn định xã hội.
“Khoản vay này sẽ cho phép Chính phủ Việt Nam đáp ứng các nhu cầu tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo phương thức phản ứng tài khóa trong giai đoạn đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam sẽ có khả năng bảo trợ tốt hơn các chi phí xã hội và các chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, và tiếp tục các mục tiêu phát triển dài hạn trong năm 2009”, ông Arjun Thapan, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB nói.
Theo đánh giá của ADB, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu khi đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, và kiều hối sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế được dự báo khoảng từ 4% đến 5% trong năm 2009, đánh dấu sự sụt giảm ở mức bình quân 7,6% trong 4 năm qua.
Việt Nam đã công bố các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ, tạo nhiều việc làm trong các dự án về hạ tầng; cắt giảm và dãn thu thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và đẩy mạnh tiêu dùng trong nước; cung cấp đảm bảo tín dụng và nhiều biện pháp khác nữa để giữ dòng vốn lưu thông; và tăng ngân sách của mình cho bảo trợ xã hội nhằm giúp người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương.
CSF được thiết lập từ tháng 6/2009, nhằm hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển của ADB đang cần tăng chi ngân sách nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước đó, ADB đã phê duyệt các khoản vay từ CSF cho Philippines và Kazakhstan.