Alibaba và Tencent “đại chiến” tại Trung Quốc
Đối đầu trực tiếp giữa hai hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc mới xảy ra thời gian gần đây
Thị trường Internet lớn nhất thế giới về số người sử dụng đang chứng kiến một cuộc đối đầu chưa từng có giữa hai tỷ phú hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hiện nay ở Trung Quốc, hãng tin Bloomberg cho biết.
Hôm 1/8, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của tỷ phú Jack Ma tuyên bố đã ngăn chặn các khách hàng sử dụng ứng dụng trò chuyện WeChat nổi tiếng của công ty Tencent để thực hiện việc kinh doanh trên các trang của Alibaba như Tmall và Taobao.
Tuy nhiên, chỉ 4 ngày sau đó, hãng Tencent của tỷ phú Pony Ma đã tung ra tính năng thanh toán trực tuyến cho khách hàng dùng dịch vụ WeChat của họ.
Theo giới phân tích, việc Alibaba chặn khách hàng sử dụng WeChat và Tencent vài ngày sau tung ra tính năng thanh toán trực tuyến, cho thấy rằng những lời đồn đoán về một cuộc chiến nhằm giành quyền thống trị trên thị trường thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc giữa Tencent và Alibaba, là câu chuyện hoàn toàn có thực.
Công ty McKinsey & Co dự đoán, thị trường bán lẻ Internet của Trung Quốc sẽ tăng quy mô gấp 3 lần trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, tới mức 395 tỷ USD. Đây quả là một mục tiêu hấp dẫn đối với Alibaba cũng như Tencent. Alibaba đang chuẩn bị tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, trong khi giá cổ phiếu của Tencent đã tăng 51% trong năm, đưa giá trị thị trường lên gần 90 tỷ USD.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 1/8, Alibaba cho biết một số người bán hàng đang sử dụng ứng dụng nhắn tin miễn phí WeChat, để liên lạc trực tiếp với khách hàng và khuyến khích họ mua bán bên ngoài hệ thống giao dịch của Alibaba. "Chúng tôi quyết định tạm ngưng các ứng dụng có liên quan tới WeChat và khuyến khích khách hàng thực hiện tiếp thị theo các phương thức an toàn và hợp pháp", Alibaba thông báo.
Trên thực tế, từ trước đó, trong tháng 6/2013, giám đốc cấp cao của Alibaba cũng đã lưu ý nhân viên của công ty này không được sử dụng phần mềm, dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đảm bảo an toàn thông tin. Một trong những đối tượng mà vị giám đốc này hướng đến chính là dịch vụ nhắn tin tức thời QQ và WeChat. Cả hai ứng dụng này đều là sản phẩm của Tencent.
Theo hãng tin Bloomberg, Jack Ma, người sáng lập kiêm Chủ tịch Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, hiện sở hữu số tài sản ròng trị giá 3,6 tỷ USD. Trong khi đó, Chủ tịch Tencent, ông Pony Ma sở hữu số tài sản ròng trị giá 9,6 tỷ USD.
Hai tỷ phú này chưa có "va chạm" gì với nhau trước đó, và sự cạnh tranh đối đầu trực tiếp giữa Tencent với Alibaba mới thực sự nổi lên trong thời gian gần đây.
Trong khi Alibaba được xem là một "ông vua" trong lĩnh vực thương mại điện tử đang tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc, với khối lượng giao dịch lớn hơn cả của Amazon với eBay cộng lại, thì Tencent lại rất nổi tiếng với việc tung ra những trò chơi trực tuyến và các dịch vụ nhắn tin đơn giản. Trong đó, ứng dụng được nói tới nhiều nhất của Tencent là WeChat, dịch vụ đang lan tỏa ở Trung Quốc với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên, việc truyền thông xã hội đang ngày càng phổ biến và các cuộc thảo luận về hàng hóa giữa các thành viên mạng xã hội trở thành một nhu cầu không thể thiếu đã buộc Alibaba phải chuyển hướng. Cuối tháng 4 vừa qua, Alibaba tuyên bố sẽ mua lại một phần của mạng xã hội Weibo có 500 triệu thành viên. Với việc thu mua này, Alibaba sẽ mở rộng được nền tảng thương mại điện tử trên các thiết bị di động.
Theo lời khẳng định của Chủ tịch Alibaba Jack Ma, sự kết hợp giữa Weibo và Alibaba sẽ kết nối thương mại điện tử và truyền thông xã hội nhằm đem những “dịch vụ độc đáo nhất và có giá trị nhất” đến với người dùng Weibo. Theo giới phân tích, hai hãng này sẽ kết nối và khai thác lượng dữ liệu khổng lồ về người tiêu dùng mà họ có sẵn. Điều này cực kỳ có lợi trong kỷ nguyên mạng xã hội người tiêu dùng hiện tại.
Trong khi đó, Tencent cũng bắt đầu chuyển dần sự chú ý vào lĩnh vực thương mại điện tử, khi việc kinh doanh trò chơi điện tử mang lại cho hãng lợi nhuận khổng lồ. Hiện với số người sử dụng ứng dụng trò chuyện trực tuyến WeChat hơn 300 triệu thành viên, cùng với ứng dụng thanh toán trực tuyến có thể cạnh tranh trực tiếp với Alipay của Alibaba, Tencent đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với đế chế Alibaba.
Billy Leung, một chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu RHB ở Hồng Kông, cho rằng thương mại điện tử của Tencent vẫn còn trong quá trình khai hoang, mở đất. "Tencent vẫn đang cố gắng cải thiện hơn thị phần thương mại điện tử của họ. Trong khi Alibaba đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của họ", Leung nói. Và trong một bối cảnh như vậy, cuộc đụng đầu giữa hai đối thủ này là điều khó mà tránh khỏi.
Không chỉ trong lĩnh vực thương mại điện tử, cuộc đối đầu giữa Alibaba và Tencent còn nảy sinh trên lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Hồi tháng 5, Alibaba nói rằng sẽ hợp tác với Qihoo 360 để phát triển công cụ tìm kiếm cho lĩnh vực thương mại điện tử. Cũng trong tháng 5, Alibaba tuyên bố chi 294 triệu USD để mua lại 28% cổ phần của hãng bản đồ trực tuyến AutoNavi Holdings Ltd có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh.
Còn Tencent lại đang phát triển các dịch vụ định hướng mặt đất, ví dụ như giúp người dùng thiết bị di động có thể dễ dàng tìm kiếm được vị trí các nhà hàng, cửa hiệu. Việc Tencent phát triển dịch vụ tìm kiếm này, nói một cách đơn giản, là đã tạo nên thế đối đầu trực tiếp với dịch vụ của Alibaba. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, trong phân mảng này, rất có thể Alibaba sẽ giành được ưu thế trước Tencent.
Theo Bloomberg, hơn 84% người dùng Internet ở Trung Quốc thường nhắn tin cho nhau, khiến cho ứng dụng hỗ trợ nhắn tin trở nên phổ biến. Điều đó lý giải vì sao WeChat lại lan tỏa nhanh tới mức như vậy. Hồi tháng 7, Goldman Sachs ước tính nếu chính thức lên sàn, giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba sẽ nâng lên tới 105 tỷ USD. Vị trí của Alibaba được nâng lên thì cuộc đối đầu với Tencent sẽ ngày càng lớn hơn.
Hôm 1/8, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của tỷ phú Jack Ma tuyên bố đã ngăn chặn các khách hàng sử dụng ứng dụng trò chuyện WeChat nổi tiếng của công ty Tencent để thực hiện việc kinh doanh trên các trang của Alibaba như Tmall và Taobao.
Tuy nhiên, chỉ 4 ngày sau đó, hãng Tencent của tỷ phú Pony Ma đã tung ra tính năng thanh toán trực tuyến cho khách hàng dùng dịch vụ WeChat của họ.
Theo giới phân tích, việc Alibaba chặn khách hàng sử dụng WeChat và Tencent vài ngày sau tung ra tính năng thanh toán trực tuyến, cho thấy rằng những lời đồn đoán về một cuộc chiến nhằm giành quyền thống trị trên thị trường thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc giữa Tencent và Alibaba, là câu chuyện hoàn toàn có thực.
Công ty McKinsey & Co dự đoán, thị trường bán lẻ Internet của Trung Quốc sẽ tăng quy mô gấp 3 lần trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, tới mức 395 tỷ USD. Đây quả là một mục tiêu hấp dẫn đối với Alibaba cũng như Tencent. Alibaba đang chuẩn bị tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, trong khi giá cổ phiếu của Tencent đã tăng 51% trong năm, đưa giá trị thị trường lên gần 90 tỷ USD.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 1/8, Alibaba cho biết một số người bán hàng đang sử dụng ứng dụng nhắn tin miễn phí WeChat, để liên lạc trực tiếp với khách hàng và khuyến khích họ mua bán bên ngoài hệ thống giao dịch của Alibaba. "Chúng tôi quyết định tạm ngưng các ứng dụng có liên quan tới WeChat và khuyến khích khách hàng thực hiện tiếp thị theo các phương thức an toàn và hợp pháp", Alibaba thông báo.
Trên thực tế, từ trước đó, trong tháng 6/2013, giám đốc cấp cao của Alibaba cũng đã lưu ý nhân viên của công ty này không được sử dụng phần mềm, dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đảm bảo an toàn thông tin. Một trong những đối tượng mà vị giám đốc này hướng đến chính là dịch vụ nhắn tin tức thời QQ và WeChat. Cả hai ứng dụng này đều là sản phẩm của Tencent.
Theo hãng tin Bloomberg, Jack Ma, người sáng lập kiêm Chủ tịch Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, hiện sở hữu số tài sản ròng trị giá 3,6 tỷ USD. Trong khi đó, Chủ tịch Tencent, ông Pony Ma sở hữu số tài sản ròng trị giá 9,6 tỷ USD.
Hai tỷ phú này chưa có "va chạm" gì với nhau trước đó, và sự cạnh tranh đối đầu trực tiếp giữa Tencent với Alibaba mới thực sự nổi lên trong thời gian gần đây.
Trong khi Alibaba được xem là một "ông vua" trong lĩnh vực thương mại điện tử đang tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc, với khối lượng giao dịch lớn hơn cả của Amazon với eBay cộng lại, thì Tencent lại rất nổi tiếng với việc tung ra những trò chơi trực tuyến và các dịch vụ nhắn tin đơn giản. Trong đó, ứng dụng được nói tới nhiều nhất của Tencent là WeChat, dịch vụ đang lan tỏa ở Trung Quốc với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên, việc truyền thông xã hội đang ngày càng phổ biến và các cuộc thảo luận về hàng hóa giữa các thành viên mạng xã hội trở thành một nhu cầu không thể thiếu đã buộc Alibaba phải chuyển hướng. Cuối tháng 4 vừa qua, Alibaba tuyên bố sẽ mua lại một phần của mạng xã hội Weibo có 500 triệu thành viên. Với việc thu mua này, Alibaba sẽ mở rộng được nền tảng thương mại điện tử trên các thiết bị di động.
Theo lời khẳng định của Chủ tịch Alibaba Jack Ma, sự kết hợp giữa Weibo và Alibaba sẽ kết nối thương mại điện tử và truyền thông xã hội nhằm đem những “dịch vụ độc đáo nhất và có giá trị nhất” đến với người dùng Weibo. Theo giới phân tích, hai hãng này sẽ kết nối và khai thác lượng dữ liệu khổng lồ về người tiêu dùng mà họ có sẵn. Điều này cực kỳ có lợi trong kỷ nguyên mạng xã hội người tiêu dùng hiện tại.
Trong khi đó, Tencent cũng bắt đầu chuyển dần sự chú ý vào lĩnh vực thương mại điện tử, khi việc kinh doanh trò chơi điện tử mang lại cho hãng lợi nhuận khổng lồ. Hiện với số người sử dụng ứng dụng trò chuyện trực tuyến WeChat hơn 300 triệu thành viên, cùng với ứng dụng thanh toán trực tuyến có thể cạnh tranh trực tiếp với Alipay của Alibaba, Tencent đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với đế chế Alibaba.
Billy Leung, một chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu RHB ở Hồng Kông, cho rằng thương mại điện tử của Tencent vẫn còn trong quá trình khai hoang, mở đất. "Tencent vẫn đang cố gắng cải thiện hơn thị phần thương mại điện tử của họ. Trong khi Alibaba đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của họ", Leung nói. Và trong một bối cảnh như vậy, cuộc đụng đầu giữa hai đối thủ này là điều khó mà tránh khỏi.
Không chỉ trong lĩnh vực thương mại điện tử, cuộc đối đầu giữa Alibaba và Tencent còn nảy sinh trên lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Hồi tháng 5, Alibaba nói rằng sẽ hợp tác với Qihoo 360 để phát triển công cụ tìm kiếm cho lĩnh vực thương mại điện tử. Cũng trong tháng 5, Alibaba tuyên bố chi 294 triệu USD để mua lại 28% cổ phần của hãng bản đồ trực tuyến AutoNavi Holdings Ltd có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh.
Còn Tencent lại đang phát triển các dịch vụ định hướng mặt đất, ví dụ như giúp người dùng thiết bị di động có thể dễ dàng tìm kiếm được vị trí các nhà hàng, cửa hiệu. Việc Tencent phát triển dịch vụ tìm kiếm này, nói một cách đơn giản, là đã tạo nên thế đối đầu trực tiếp với dịch vụ của Alibaba. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, trong phân mảng này, rất có thể Alibaba sẽ giành được ưu thế trước Tencent.
Theo Bloomberg, hơn 84% người dùng Internet ở Trung Quốc thường nhắn tin cho nhau, khiến cho ứng dụng hỗ trợ nhắn tin trở nên phổ biến. Điều đó lý giải vì sao WeChat lại lan tỏa nhanh tới mức như vậy. Hồi tháng 7, Goldman Sachs ước tính nếu chính thức lên sàn, giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba sẽ nâng lên tới 105 tỷ USD. Vị trí của Alibaba được nâng lên thì cuộc đối đầu với Tencent sẽ ngày càng lớn hơn.