Alibaba vượt Amazon thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới
Alibaba vượt qua Amazon thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới về vốn hóa vài giờ trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 10/10
Trong phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu Alibaba tăng mạnh giúp vốn hóa của công ty này vượt qua Amazon, trở thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới trong vài giờ trước khi đóng phiên ở với vốn hóa 469 tỷ USD, theo sát Amazon với vốn hóa 474 tỷ USD, hãng tin Bloomberg cho biết.
Trước đó, sau khi niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York năm 2014, Alibaba đã giữ vị trí hãng thương mại điện tử số 1 thế giới trong gần 10 tháng trước khi tuột mất vị trí này vào tay Amazon.
Trong phiên ngày 10/10, cổ phiếu Amazon tiếp tục giảm do không đạt được lợi nhuận quý 2 như dự báo trước đó, đồng thời hãng bán lẻ Mỹ còn dự báo có thể lỗ hoạt động trong quý 3. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Amazon đã tăng 30%, trong khi đó, cổ phiếu Alibaba tăng hơn 109%.
Theo hãng tin CNBC, Amazon và Alibaba đang trong “cuộc chiến” để đạt con số 500 tỷ USD vốn hóa thị trường. Cả Amazon và Alibaba đều là “đại gia” thống trị thị trường thương mại điện tử lần lượt ở Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đang tìm cách mở rộng sang các mảng kinh doanh khác như thực phẩm, nội dung và điện toán đám mây.
Điểm khác biệt là thị trường Trung Quốc với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh hơn và nhiều nhà đầu tư cho rằng Alibaba là một đại diện của làn sóng tăng trưởng đó. Đây cũng là một phần lý do giúp vốn hóa của gã khổng lồ Trung Quốc không ngừng tăng mạnh.
Tuy vậy, cổ phiếu Alibaba là một trong những cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất thế giới. Từ đầu năm, các nhà đầu tư bán khống - những người kiếm lời bằng cách vay cổ phiếu để bán ra trước, rồi đợi cho giá giảm mới mua vào để trả lại và hưởng phần giá chênh lệch - đã lỗ hơn 20 tỷ USD do cổ phiếu Alibaba không ngừng tăng giá.
Theo sau là Tesla với giá trị hơn 10 tỷ USD cổ phiếu bán khống. Còn giá trị bán khống cổ phiếu Amazon từ đầu năm đến nay là hơn 5 tỷ USD, theo hãng phân tích tài chính S3 Partners.
Tuy nhiên, một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư ưu ái cổ phiếu Alibaba như một đại diện của Trung Quốc là bởi bán khống cổ phiếu này được xem là một cách để đánh cược vào tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Trước đó, sau khi niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York năm 2014, Alibaba đã giữ vị trí hãng thương mại điện tử số 1 thế giới trong gần 10 tháng trước khi tuột mất vị trí này vào tay Amazon.
Trong phiên ngày 10/10, cổ phiếu Amazon tiếp tục giảm do không đạt được lợi nhuận quý 2 như dự báo trước đó, đồng thời hãng bán lẻ Mỹ còn dự báo có thể lỗ hoạt động trong quý 3. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Amazon đã tăng 30%, trong khi đó, cổ phiếu Alibaba tăng hơn 109%.
Theo hãng tin CNBC, Amazon và Alibaba đang trong “cuộc chiến” để đạt con số 500 tỷ USD vốn hóa thị trường. Cả Amazon và Alibaba đều là “đại gia” thống trị thị trường thương mại điện tử lần lượt ở Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đang tìm cách mở rộng sang các mảng kinh doanh khác như thực phẩm, nội dung và điện toán đám mây.
Điểm khác biệt là thị trường Trung Quốc với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh hơn và nhiều nhà đầu tư cho rằng Alibaba là một đại diện của làn sóng tăng trưởng đó. Đây cũng là một phần lý do giúp vốn hóa của gã khổng lồ Trung Quốc không ngừng tăng mạnh.
Tuy vậy, cổ phiếu Alibaba là một trong những cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất thế giới. Từ đầu năm, các nhà đầu tư bán khống - những người kiếm lời bằng cách vay cổ phiếu để bán ra trước, rồi đợi cho giá giảm mới mua vào để trả lại và hưởng phần giá chênh lệch - đã lỗ hơn 20 tỷ USD do cổ phiếu Alibaba không ngừng tăng giá.
Theo sau là Tesla với giá trị hơn 10 tỷ USD cổ phiếu bán khống. Còn giá trị bán khống cổ phiếu Amazon từ đầu năm đến nay là hơn 5 tỷ USD, theo hãng phân tích tài chính S3 Partners.
Tuy nhiên, một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư ưu ái cổ phiếu Alibaba như một đại diện của Trung Quốc là bởi bán khống cổ phiếu này được xem là một cách để đánh cược vào tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.