Ám ảnh chi phí tài chính
Gánh nặng chi phí tài chính quý 3 vẫn đè nặng lên doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng chưa thể giảm và tỉ giá biến động
Tính đến thời điểm này, cả hai sàn đã có khoảng 135 công ty niêm yết công bố báo cáo tài chính quý 3/2010. Những hệ lụy từ quý 2 với hai điểm cơ bản là lãi suất ngân hàng và tỉ giá vẫn tiếp tục đè nặng lên lợi nhuận.
Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất có mức chi phí tài chính cao phải kể đến như VTO (67,93 tỷ), PPC (81,48 tỷ), VNS (22,96 tỷ), SBA (18,85 tỷ), BHS (16,48 tỷ) SJD (15,47 tỷ), TYA (16,76 tỷ), CLC (15,18 tỷ), SVC (20,12 tỷ), DTL (29,05 tỷ)…
Mặc dù trong số này không ít doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng hoạt động từ sản xuất kinh doanh đáng lẽ sẽ tốt hơn nếu gánh nặng chi phí được giảm bớt. Nhiều doanh nghiệp đạt tỉ suất lãi gộp tăng tốt hơn hai quý đầu năm chứng tỏ chi phí đầu vào đã cải thiện. Tuy nhiên, ám ảnh chi phí tài chính vẫn còn. Xu hướng lãi suất cao đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể dù một số ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất cho vay. Đặc biệt câu chuyện tỉ giá và trích lập dự phòng chênh lệch các khoản vay có gốc ngoại tệ được dự báo sẽ còn tiếp tục trong quý 4.
VTO tính chung 3 quý đầu năm đã ghi nhận chi phí tài chính 223,15 tỷ đồng. Trong đó, lãi tiền vay là 91,2 tỷ đồng; Lỗ chênh lệch tỉ giá đã thực hiện là 64,48 tỷ; Lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện là 46,21 tỷ; Dự phòng giảm giá các các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn 21,1 tỷ đồng.
Riêng trong quý 3, chi phí tài chính đạt 67,93 tỷ đồng. Lãi vay 31,4 tỷ đồng; lỗ chênh lệch tỉ giá 20,22 tỷ đồng; lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện 13,9 tỷ đồng. dự phòng giảm giá đầu tư 2,39 tỷ đồng.
VTO ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3/2010 với 16,08 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt khoảng 49,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần quý này tăng khoảng 2,64% so với quý 2 nhưng tỉ suất lãi gộp chỉ đạt 27,89%, giảm so với mức 31,06% của quý 2 và là mức thấp nhất trong 3 quý.
Chi phí tăng là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ suất lãi gộp giảm. VTO lại phải gánh thêm chi phí tài chính cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
SBA trong quý 3 đạt lợi nhuận gộp 28,3 tỷ đồng thì phải gánh chi phí tài chính gần 18,9 tỷ đồng. Trong đó, riêng chi phí lãi vay đã gần 17,64 tỷ đồng. Ngoài ra, tính chung cho 9 tháng, SBA đang phải chịu khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của khoản vay dài hạn 10,83 tỷ đồng, riêng quý 3 lỗ chênh lệch tỉ giá đã thực hiện là 1,21 tỷ đồng.
TYA sau khi lỗ 2 quý đầu năm và quý 4/2009 đã có lãi 11,5 tỷ đồng sau thuế trong quý 3/2010. Tỉ suất lãi gộp cao nhất trong 3 quý năm nay (12,03%) cho thấy công ty đã giảm được ảnh hưởng giá nguyên liệu đồng. Tuy nhiên TYA vẫn đang phải chịu mức chi phí tài chính 16,8 tỷ đồng trong quý 3. Trong số này, chi phí lãi vay khoảng 3,88 tỷ đồng, còn lại là chi phí chênh lệch tỉ giá. TYA có đặc thù phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên biến động tỉ giá có ảnh hưởng rất lớn.
Báo cáo tài chính đến 30/9/2010 ghi nhận mức lỗ chênh lệch tỉ giá 42,22 tỉ đồng, lãi tiền vay 11,17 tỉ đồng. Hai quý đầu năm nay TYA ghi nhận chênh lệch tỉ giá tương ứng 14,03 tỉ đồng và 15,32 tỉ đồng. Như vậy mức lỗ chênh lệch tỉ giá quý 3 vào khoảng 12,87 tỉ đồng. Hai quý đầu năm TYA vay ngắn hạn USD để nhập nguyên liệu tỉ giá chỉ có 16.500 VND/USD nhưng đếu cuối quý 2 đã lên 19.000 VND/USD. Nếu chiến lược tích trữ nguyên liệu của TYA không tốt, tỉ giá hiện đang biến động ở mức cao có thể sẽ còn ảnh hưởng đến lợi nhuận quý cuối năm.
Kỷ lục về biến động lợi nhuận phụ thuộc vào tỉ giá trên thị trường chứng khoán không thể không kể đến PPC. Khoản vay có gốc ngoại tệ của PPC đến 30/6 ghi nhận là 33,42 tỉ Yen và đến 30/9 là 32,49 tỉ Yen. Tuy nhiên PPC quý 3/2010 chưa xác định chênh lệch tỉ giá. Đồng Yen thời gian qua tăng chóng mặt nhưng vẫn không phản ánh vào báo cáo tài chính các quý. Quý 3 PPC ghi nhận lãi 121,6 tỉ đồng với mức chi phí tài chính là 81,5 tỉ đồng.
Lợi nhuận sau thuế tính chung 9 tháng của PPC đạt 556,8 tỷ đồng nhưng chưa tính lỗ chênh lệch tỉ giá đánh giá lại khoản vay ngoại tệ. Năm 2009 PPC ghi nhận cuối năm mức lỗ này vào khoảng 540,66 tỉ đồng. Tùy thuộc vào xu hướng đồng Yen thời điểm cuối năm nay PPC sẽ phải ghi nhận một mức lỗ tỉ giá tương ứng. Tính riêng đến 30/9, đồng Yen đã tăng trên 20 đồng so với cuối năm 2009. Tính sơ sơ hiện khoản lỗ tỉ giá của PPC cũng trên 655 tỉ đồng.
Do mức lời lỗ của PPC phụ thuộc vào biến động giá của đồng Yen nên giá cổ phiếu này trên thị trường có những biến động riêng. Thời điểm cuối tháng 9/2010, đồng Yen trên thị trường thế giới bắt đầu giảm so với USD và EUR, cổ phiếu PPC có những biến động tăng khá tốt. Tuy nhiên từ giữa tháng 10 đến nay, đồng Yen lại tăng giá tiếp và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá PPC lại giảm trở lại.
Trong quý 3/2010, cũng có một vài công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến từ thu nhập tài chính như PGS (156,7 tỷ đồng) hay CTD (48,6 tỷ đồng). Tuy nhiên đây là các thu nhập mang tính thời vụ. PGS trong khoản thu nhập tài chính lớn gấp 1,87 lần lãi gộp thì 147,26 tỷ đồng đến từ việc bán cổ phiếu PV GAS D. CTD có khoản lãi chuyển nhượng cổ phần tới 43,68 tỷ đồng được ghi nhận trong khi lãi tiền gửi ngân hàng chỉ là 2,68 tỷ đồng, lãi cho vay đối tượng khác là 1,17 tỷ đồng.
Chi phí tài chính cao có lẽ là một trong những gánh nặng lớn nhất trong hoạt động năm 2010 của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn thường có lợi thế. Mặt khác, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, hay phải vay ngoại tệ nhiều, câu chuyện tỉ giá sẽ vẫn còn ám ảnh trong quý còn lại của năm với xu hướng tỉ giá còn phức tạp.
Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất có mức chi phí tài chính cao phải kể đến như VTO (67,93 tỷ), PPC (81,48 tỷ), VNS (22,96 tỷ), SBA (18,85 tỷ), BHS (16,48 tỷ) SJD (15,47 tỷ), TYA (16,76 tỷ), CLC (15,18 tỷ), SVC (20,12 tỷ), DTL (29,05 tỷ)…
Mặc dù trong số này không ít doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng hoạt động từ sản xuất kinh doanh đáng lẽ sẽ tốt hơn nếu gánh nặng chi phí được giảm bớt. Nhiều doanh nghiệp đạt tỉ suất lãi gộp tăng tốt hơn hai quý đầu năm chứng tỏ chi phí đầu vào đã cải thiện. Tuy nhiên, ám ảnh chi phí tài chính vẫn còn. Xu hướng lãi suất cao đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể dù một số ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất cho vay. Đặc biệt câu chuyện tỉ giá và trích lập dự phòng chênh lệch các khoản vay có gốc ngoại tệ được dự báo sẽ còn tiếp tục trong quý 4.
VTO tính chung 3 quý đầu năm đã ghi nhận chi phí tài chính 223,15 tỷ đồng. Trong đó, lãi tiền vay là 91,2 tỷ đồng; Lỗ chênh lệch tỉ giá đã thực hiện là 64,48 tỷ; Lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện là 46,21 tỷ; Dự phòng giảm giá các các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn 21,1 tỷ đồng.
Riêng trong quý 3, chi phí tài chính đạt 67,93 tỷ đồng. Lãi vay 31,4 tỷ đồng; lỗ chênh lệch tỉ giá 20,22 tỷ đồng; lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện 13,9 tỷ đồng. dự phòng giảm giá đầu tư 2,39 tỷ đồng.
VTO ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3/2010 với 16,08 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt khoảng 49,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần quý này tăng khoảng 2,64% so với quý 2 nhưng tỉ suất lãi gộp chỉ đạt 27,89%, giảm so với mức 31,06% của quý 2 và là mức thấp nhất trong 3 quý.
Chi phí tăng là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ suất lãi gộp giảm. VTO lại phải gánh thêm chi phí tài chính cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
SBA trong quý 3 đạt lợi nhuận gộp 28,3 tỷ đồng thì phải gánh chi phí tài chính gần 18,9 tỷ đồng. Trong đó, riêng chi phí lãi vay đã gần 17,64 tỷ đồng. Ngoài ra, tính chung cho 9 tháng, SBA đang phải chịu khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của khoản vay dài hạn 10,83 tỷ đồng, riêng quý 3 lỗ chênh lệch tỉ giá đã thực hiện là 1,21 tỷ đồng.
TYA sau khi lỗ 2 quý đầu năm và quý 4/2009 đã có lãi 11,5 tỷ đồng sau thuế trong quý 3/2010. Tỉ suất lãi gộp cao nhất trong 3 quý năm nay (12,03%) cho thấy công ty đã giảm được ảnh hưởng giá nguyên liệu đồng. Tuy nhiên TYA vẫn đang phải chịu mức chi phí tài chính 16,8 tỷ đồng trong quý 3. Trong số này, chi phí lãi vay khoảng 3,88 tỷ đồng, còn lại là chi phí chênh lệch tỉ giá. TYA có đặc thù phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên biến động tỉ giá có ảnh hưởng rất lớn.
Báo cáo tài chính đến 30/9/2010 ghi nhận mức lỗ chênh lệch tỉ giá 42,22 tỉ đồng, lãi tiền vay 11,17 tỉ đồng. Hai quý đầu năm nay TYA ghi nhận chênh lệch tỉ giá tương ứng 14,03 tỉ đồng và 15,32 tỉ đồng. Như vậy mức lỗ chênh lệch tỉ giá quý 3 vào khoảng 12,87 tỉ đồng. Hai quý đầu năm TYA vay ngắn hạn USD để nhập nguyên liệu tỉ giá chỉ có 16.500 VND/USD nhưng đếu cuối quý 2 đã lên 19.000 VND/USD. Nếu chiến lược tích trữ nguyên liệu của TYA không tốt, tỉ giá hiện đang biến động ở mức cao có thể sẽ còn ảnh hưởng đến lợi nhuận quý cuối năm.
Kỷ lục về biến động lợi nhuận phụ thuộc vào tỉ giá trên thị trường chứng khoán không thể không kể đến PPC. Khoản vay có gốc ngoại tệ của PPC đến 30/6 ghi nhận là 33,42 tỉ Yen và đến 30/9 là 32,49 tỉ Yen. Tuy nhiên PPC quý 3/2010 chưa xác định chênh lệch tỉ giá. Đồng Yen thời gian qua tăng chóng mặt nhưng vẫn không phản ánh vào báo cáo tài chính các quý. Quý 3 PPC ghi nhận lãi 121,6 tỉ đồng với mức chi phí tài chính là 81,5 tỉ đồng.
Lợi nhuận sau thuế tính chung 9 tháng của PPC đạt 556,8 tỷ đồng nhưng chưa tính lỗ chênh lệch tỉ giá đánh giá lại khoản vay ngoại tệ. Năm 2009 PPC ghi nhận cuối năm mức lỗ này vào khoảng 540,66 tỉ đồng. Tùy thuộc vào xu hướng đồng Yen thời điểm cuối năm nay PPC sẽ phải ghi nhận một mức lỗ tỉ giá tương ứng. Tính riêng đến 30/9, đồng Yen đã tăng trên 20 đồng so với cuối năm 2009. Tính sơ sơ hiện khoản lỗ tỉ giá của PPC cũng trên 655 tỉ đồng.
Do mức lời lỗ của PPC phụ thuộc vào biến động giá của đồng Yen nên giá cổ phiếu này trên thị trường có những biến động riêng. Thời điểm cuối tháng 9/2010, đồng Yen trên thị trường thế giới bắt đầu giảm so với USD và EUR, cổ phiếu PPC có những biến động tăng khá tốt. Tuy nhiên từ giữa tháng 10 đến nay, đồng Yen lại tăng giá tiếp và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá PPC lại giảm trở lại.
Trong quý 3/2010, cũng có một vài công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến từ thu nhập tài chính như PGS (156,7 tỷ đồng) hay CTD (48,6 tỷ đồng). Tuy nhiên đây là các thu nhập mang tính thời vụ. PGS trong khoản thu nhập tài chính lớn gấp 1,87 lần lãi gộp thì 147,26 tỷ đồng đến từ việc bán cổ phiếu PV GAS D. CTD có khoản lãi chuyển nhượng cổ phần tới 43,68 tỷ đồng được ghi nhận trong khi lãi tiền gửi ngân hàng chỉ là 2,68 tỷ đồng, lãi cho vay đối tượng khác là 1,17 tỷ đồng.
Chi phí tài chính cao có lẽ là một trong những gánh nặng lớn nhất trong hoạt động năm 2010 của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn thường có lợi thế. Mặt khác, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, hay phải vay ngoại tệ nhiều, câu chuyện tỉ giá sẽ vẫn còn ám ảnh trong quý còn lại của năm với xu hướng tỉ giá còn phức tạp.