Ấn Độ vừa thừa vừa thiếu kỹ sư
Ấn Độ có quá nhiều kỹ sư công nghệ thông tin, nhưng thiếu trầm trọng kỹ sư xây dựng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
Ấn Độ đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu kỹ sư. Nước này đang nổi lên là một cường quốc công nghệ với nhiều chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, nhưng lại thiếu trầm trọng đội ngũ kỹ sư phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, mạng lưới điện…
Tờ New York Times cho biết, vấn đề của Ấn Độ không phải là thiếu ngân sách. Chính phủ nước này đã dự kiến chi 500 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2012 cho cơ sở hạ tầng, sau đó chi thêm 500 tỷ USD trong 5 năm kế tiếp. Nhưng thách thức lớn nhất mà Ấn Độ đang vấp phải là thiếu kỹ sư xây dựng, hoặc ít nhất là những kỹ sư có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo những dự án đầy tham vọng đó hoàn thành đúng thời gian và tiêu chuẩn.
Kỹ sư xây dựng dân dụng từng được xem là một nghề cao cấp ở Ấn Độ, không chỉ trong thời thực dân Anh đẩy mạnh xây dựng đường xá ở nước này mà trong cả một thời kỳ dài sau khi Ấn Độ giành độc lập. Mặc dù vậy, ngày nay, những bộ não sáng giá nhất của Ấn Độ thừa hiểu rằng, nếu đi viết phần mềm cho các khách hàng nước ngoài, họ có thể kiếm nhiều tiền hơn đi làm đường cho đất nước.
Anh Vishan Mandekar, 26 tuổi, có trong tay bằng kỹ sư xây dựng, nhưng đã chọn việc viết mã phần mềm cho một hãng sản xuất ôtô của Nhật Bản đóng tại Pune. Lương của anh nhận được từ công việc này là 765 USD/tháng, cao gấp gần 3 lần mức lương anh nhận được trong quãng thời gian ngắn làm đúng nghề sau khi ra trường hồi năm 2006. “Tôi thích làm công việc xây dựng, nhưng không hài lòng với mức lương của nghề này”, Mandvekar nói.
Tờ New York Times bình luận, việc giới trẻ Ấn Độ chuộng nghề công nghệ thông tin hơn những nghề khác, trong đó có các nghề như xây dựng và giao thông, sẽ tạo ra những bất ổn về mặt kinh tế cho Ấn Độ. Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ đang tạo ra hàng chục ngàn việc làm với thu nhập tốt cho nước này, nhưng đồng thời cũng hút mất rất nhiều nhân tài lẽ ra phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện điều kiện sống cho dân số cả tỷ người.
Vào năm 1990, các chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng của Ấn Độ có khả năng tuyển sinh 13.500 sinh viên, trong khi các khoa đào tạo công nghệ thông tin và khoa học máy tính chỉ có thể tuyển 12.100 sinh viên. Mặc dù vậy, đến năm 2007, sau một thời kỳ ngành dịch vụ phần mềm phát triển mạnh ở Ấn Độ, các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin tuyển sinh tới 193.500 sinh viên mỗi năm, trong khi số sinh viên ngành xây dựng được tuyển chỉ là 22.700 người. Nhiều sinh viên chấp nhận học xây dựng chỉ vì không thi vào được ngành công nghệ thông tin nhiều cạnh tranh.
Ngoài vấn đề nhân lực, còn nhiều lý do khác khiến Ấn Độ gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm công tác quy hoạch kém, những rào cản chính trình và tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, thiếu kỹ sư vẫn là một nhân tố hàng đầu của sự yếu kém này. Năm 2008, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, Ấn Độ cần tăng gấp 3 số sinh viên xây dựng dân dụng để đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng.
“Chính phủ Ấn Độ đã khởi động một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ mà không tính tới nguồn nhân lực”, ông Atul Bhobe, Giám đốc điều hành của công ty thiết kế xây dựng S.N. Bhobe & Associates nói.
Theo ông Sujay Kalele, Giám đốc công ty phát triển địa ốc Kolte-Patil có trụ sở ở Pune, các dự án của công ty này có thể hoàn thành sớm hơn 3 tháng nếu có đủ kỹ sư có năng lực. “Giả sử chúng tôi cần 10 kỹ sư xây dựng chất lượng tốt, chúng tôi chỉ có thể tìm được 4-5 người”, ông Kalele nói.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu kỹ sư còn đe dọa gây ra những hiểm họa khác. Chẳng hạn, vào năm 2009, một nhịp dẫn trong hệ thống tàu điện khi đó đang được xây dựng ở New Dehli đã bị sập, khiến 6 người thiệt mạng và hơn chục công nhân bị thương.
Nhận thức rõ tình trạng thiếu kỹ sư xây dựng và kỹ sư thuộc các ngành nghề khác, Chính phủ Ấn Độ hiện đang xây dựng thêm 30 trường đại học và cân nhắc khả năng cho phép các trường nước ngoài tới mở học xá. “Ấn Độ đã khởi động chương trình mở rộng giáo dục lớn nhất kể từ khi giành độc lập”, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phát biểu hồi năm ngoái ở Washington, Mỹ.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng, Chính phủ Ấn Độ không thể gây ảnh hưởng lớn tới việc các sih viên chọn học ngành gì. Mặc dù Chính phủ Ấn quản lý hoặc là nguồn tài chính cho nhiều trường vào hàng uy tín nhất ở Ấn Độ như Viện Công nghệ Ấn Độ, số sinh viên theo học tại các trường đại học tư giờ đông hơn. Khoảng 3/4 số sinh viên các ngành kỹ thuật ở Ấn Độ hiện đang theo học ở các trường tư.
Bên cạnh đó, nhiều kỹ sư xây dựng và giao thông sau khi ra trường đã chọn làm nghề khác như công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, dịch vụ tài chính… để tìm kiếm mức thu nhập tốt hơn.
Theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong việc thu hút sinh viên theo học ngành xây dựng, giao thông ở Ấn Độ chính là mức lương khởi điểm cho kỹ sư mới ra trường ở các ngành này hiện nay quá thấp. Lương của một kỹ sư xây dựng có 5 năm kinh nghiệm tại Ấn cũng ngang với lương của một kỹ sư công nghệ thông tin có số năm kinh nghiệm tương đương, nhưng mức lương của một kỹ sư xây dựng mới ra trường chỉ bằng một nửa lương của kỹ sư công nghệ thông tin vừa tốt nghiệp.
Tờ New York Times cho biết, vấn đề của Ấn Độ không phải là thiếu ngân sách. Chính phủ nước này đã dự kiến chi 500 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2012 cho cơ sở hạ tầng, sau đó chi thêm 500 tỷ USD trong 5 năm kế tiếp. Nhưng thách thức lớn nhất mà Ấn Độ đang vấp phải là thiếu kỹ sư xây dựng, hoặc ít nhất là những kỹ sư có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo những dự án đầy tham vọng đó hoàn thành đúng thời gian và tiêu chuẩn.
Kỹ sư xây dựng dân dụng từng được xem là một nghề cao cấp ở Ấn Độ, không chỉ trong thời thực dân Anh đẩy mạnh xây dựng đường xá ở nước này mà trong cả một thời kỳ dài sau khi Ấn Độ giành độc lập. Mặc dù vậy, ngày nay, những bộ não sáng giá nhất của Ấn Độ thừa hiểu rằng, nếu đi viết phần mềm cho các khách hàng nước ngoài, họ có thể kiếm nhiều tiền hơn đi làm đường cho đất nước.
Anh Vishan Mandekar, 26 tuổi, có trong tay bằng kỹ sư xây dựng, nhưng đã chọn việc viết mã phần mềm cho một hãng sản xuất ôtô của Nhật Bản đóng tại Pune. Lương của anh nhận được từ công việc này là 765 USD/tháng, cao gấp gần 3 lần mức lương anh nhận được trong quãng thời gian ngắn làm đúng nghề sau khi ra trường hồi năm 2006. “Tôi thích làm công việc xây dựng, nhưng không hài lòng với mức lương của nghề này”, Mandvekar nói.
Tờ New York Times bình luận, việc giới trẻ Ấn Độ chuộng nghề công nghệ thông tin hơn những nghề khác, trong đó có các nghề như xây dựng và giao thông, sẽ tạo ra những bất ổn về mặt kinh tế cho Ấn Độ. Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ đang tạo ra hàng chục ngàn việc làm với thu nhập tốt cho nước này, nhưng đồng thời cũng hút mất rất nhiều nhân tài lẽ ra phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện điều kiện sống cho dân số cả tỷ người.
Vào năm 1990, các chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng của Ấn Độ có khả năng tuyển sinh 13.500 sinh viên, trong khi các khoa đào tạo công nghệ thông tin và khoa học máy tính chỉ có thể tuyển 12.100 sinh viên. Mặc dù vậy, đến năm 2007, sau một thời kỳ ngành dịch vụ phần mềm phát triển mạnh ở Ấn Độ, các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin tuyển sinh tới 193.500 sinh viên mỗi năm, trong khi số sinh viên ngành xây dựng được tuyển chỉ là 22.700 người. Nhiều sinh viên chấp nhận học xây dựng chỉ vì không thi vào được ngành công nghệ thông tin nhiều cạnh tranh.
Ngoài vấn đề nhân lực, còn nhiều lý do khác khiến Ấn Độ gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm công tác quy hoạch kém, những rào cản chính trình và tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, thiếu kỹ sư vẫn là một nhân tố hàng đầu của sự yếu kém này. Năm 2008, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, Ấn Độ cần tăng gấp 3 số sinh viên xây dựng dân dụng để đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng.
“Chính phủ Ấn Độ đã khởi động một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ mà không tính tới nguồn nhân lực”, ông Atul Bhobe, Giám đốc điều hành của công ty thiết kế xây dựng S.N. Bhobe & Associates nói.
Theo ông Sujay Kalele, Giám đốc công ty phát triển địa ốc Kolte-Patil có trụ sở ở Pune, các dự án của công ty này có thể hoàn thành sớm hơn 3 tháng nếu có đủ kỹ sư có năng lực. “Giả sử chúng tôi cần 10 kỹ sư xây dựng chất lượng tốt, chúng tôi chỉ có thể tìm được 4-5 người”, ông Kalele nói.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu kỹ sư còn đe dọa gây ra những hiểm họa khác. Chẳng hạn, vào năm 2009, một nhịp dẫn trong hệ thống tàu điện khi đó đang được xây dựng ở New Dehli đã bị sập, khiến 6 người thiệt mạng và hơn chục công nhân bị thương.
Nhận thức rõ tình trạng thiếu kỹ sư xây dựng và kỹ sư thuộc các ngành nghề khác, Chính phủ Ấn Độ hiện đang xây dựng thêm 30 trường đại học và cân nhắc khả năng cho phép các trường nước ngoài tới mở học xá. “Ấn Độ đã khởi động chương trình mở rộng giáo dục lớn nhất kể từ khi giành độc lập”, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phát biểu hồi năm ngoái ở Washington, Mỹ.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng, Chính phủ Ấn Độ không thể gây ảnh hưởng lớn tới việc các sih viên chọn học ngành gì. Mặc dù Chính phủ Ấn quản lý hoặc là nguồn tài chính cho nhiều trường vào hàng uy tín nhất ở Ấn Độ như Viện Công nghệ Ấn Độ, số sinh viên theo học tại các trường đại học tư giờ đông hơn. Khoảng 3/4 số sinh viên các ngành kỹ thuật ở Ấn Độ hiện đang theo học ở các trường tư.
Bên cạnh đó, nhiều kỹ sư xây dựng và giao thông sau khi ra trường đã chọn làm nghề khác như công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, dịch vụ tài chính… để tìm kiếm mức thu nhập tốt hơn.
Theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong việc thu hút sinh viên theo học ngành xây dựng, giao thông ở Ấn Độ chính là mức lương khởi điểm cho kỹ sư mới ra trường ở các ngành này hiện nay quá thấp. Lương của một kỹ sư xây dựng có 5 năm kinh nghiệm tại Ấn cũng ngang với lương của một kỹ sư công nghệ thông tin có số năm kinh nghiệm tương đương, nhưng mức lương của một kỹ sư xây dựng mới ra trường chỉ bằng một nửa lương của kỹ sư công nghệ thông tin vừa tốt nghiệp.