Apple đối diện án phạt nặng tại châu Âu
EU liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia
Ủy ban Châu Âu (EC) đã chính thức công bố về án phạt mới dành cho Apple vào hôm 30/8, với lý do công ty công nghệ này đã nhận được quá nhiều hỗ trợ tài chính bất hợp pháp từ Ireland.
Theo Financial Times, với phán quyết này, Apple có thể sẽ phải nộp thêm hàng tỷ Euro tiền thuế.
Bản hồ sơ 130 trang với những cáo buộc chi tiết về hành vi trốn thuế của Apple là kết quả của các cuộc điều tra kéo dài 3 năm, xuất phát từ những thông tin ban đầu cho thấy Chính phủ Ireland đã dành cho Apple nhiều đặc quyền mà các công ty khác không được hưởng.
Cao ủy phụ trách cạnh tranh tại châu Âu, bà Margrethe Vestager đã chính thức gửi bản phán quyết của EC đến các cơ quan thuế trực thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Ireland và Apple vẫn còn thời gian kháng cáo.
Cho đến nay cả Chính phủ Ireland lẫn Apple đều phủ nhận các hành vi gian dối.
Chắc chắn phán quyết mới của EC sẽ gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa EU và Mỹ, bởi trước đó giới chức Mỹ đã nhiều lần hối thúc EC ngừng theo đuổi vụ việc.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, EC đang hành xử như một cơ quan thuế đa quốc gia, và các biện pháp cứng rắn được đưa ra chỉ khiến cho các thỏa thuận về cải tổ hệ thống tính thuế trở nên vô tác dụng.
Trước đó, Apple đã từng đề nghị Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ (SEC) Mỹ can thiệp vào vụ việc, bởi nếu cuối cùng bị EC tuyên bố trốn thuế, tình hình tài chính của công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Kết quả các cuộc điều tra của EC cho thấy Apple chỉ phải đóng thuế với mức tương đương 1% doanh thu, thấp hơn rất nhiều so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp 12,5% mà Ireland đang áp dụng.
Dù cho đến nay, EC chưa công bố số tiền thuế mà Apple sẽ phải nộp thêm là bao nhiêu, tuy nhiên theo tính toán của nhiều chuyên gia trong ngành, con số trên ước khoảng hàng tỷ Euro.
Những năm gần đây, EU liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có hoạt động tại châu lục này.
Năm ngoái, Hà Lan đã thu thêm được từ 20 đến 30 triệu Euro tiền thuế từ Starbucks. Luxembourg cũng thu được số tiền thuế tương tự từ hãng xe Fiat. Còn trong năm nay, tập đoàn năng lượng Pháp EDF đã phải nộp thêm 1,4 tỷ Euro tiền thuế.
Trong tuyên bố mới nhất của mình, Apple tái khẳng định hãng đang hoạt động đúng pháp luật. Tổng giám đốc Apple Tim Cook nhấn mạnh rằng Apple đang tuyển dụng 5.500 nhân viên tại Ireland, và việc phải đóng thêm thuế tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận.
Phán quyết của EC được công bố chỉ một tuần trước khi Apple có đợt công bố sản phẩm lớn nhất trong năm, vào ngày 7/9/2016. Theo nhiều nguồn tin, Apple đã chính thức gửi thư mời giới truyền thông, chuyên gia công nghệ và nhiều khách mời quan trọng khác đến dự buổi lễ công bố sản phẩm này.
Theo Financial Times, với phán quyết này, Apple có thể sẽ phải nộp thêm hàng tỷ Euro tiền thuế.
Bản hồ sơ 130 trang với những cáo buộc chi tiết về hành vi trốn thuế của Apple là kết quả của các cuộc điều tra kéo dài 3 năm, xuất phát từ những thông tin ban đầu cho thấy Chính phủ Ireland đã dành cho Apple nhiều đặc quyền mà các công ty khác không được hưởng.
Cao ủy phụ trách cạnh tranh tại châu Âu, bà Margrethe Vestager đã chính thức gửi bản phán quyết của EC đến các cơ quan thuế trực thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Ireland và Apple vẫn còn thời gian kháng cáo.
Cho đến nay cả Chính phủ Ireland lẫn Apple đều phủ nhận các hành vi gian dối.
Chắc chắn phán quyết mới của EC sẽ gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa EU và Mỹ, bởi trước đó giới chức Mỹ đã nhiều lần hối thúc EC ngừng theo đuổi vụ việc.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, EC đang hành xử như một cơ quan thuế đa quốc gia, và các biện pháp cứng rắn được đưa ra chỉ khiến cho các thỏa thuận về cải tổ hệ thống tính thuế trở nên vô tác dụng.
Trước đó, Apple đã từng đề nghị Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ (SEC) Mỹ can thiệp vào vụ việc, bởi nếu cuối cùng bị EC tuyên bố trốn thuế, tình hình tài chính của công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Kết quả các cuộc điều tra của EC cho thấy Apple chỉ phải đóng thuế với mức tương đương 1% doanh thu, thấp hơn rất nhiều so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp 12,5% mà Ireland đang áp dụng.
Dù cho đến nay, EC chưa công bố số tiền thuế mà Apple sẽ phải nộp thêm là bao nhiêu, tuy nhiên theo tính toán của nhiều chuyên gia trong ngành, con số trên ước khoảng hàng tỷ Euro.
Những năm gần đây, EU liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có hoạt động tại châu lục này.
Năm ngoái, Hà Lan đã thu thêm được từ 20 đến 30 triệu Euro tiền thuế từ Starbucks. Luxembourg cũng thu được số tiền thuế tương tự từ hãng xe Fiat. Còn trong năm nay, tập đoàn năng lượng Pháp EDF đã phải nộp thêm 1,4 tỷ Euro tiền thuế.
Trong tuyên bố mới nhất của mình, Apple tái khẳng định hãng đang hoạt động đúng pháp luật. Tổng giám đốc Apple Tim Cook nhấn mạnh rằng Apple đang tuyển dụng 5.500 nhân viên tại Ireland, và việc phải đóng thêm thuế tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận.
Phán quyết của EC được công bố chỉ một tuần trước khi Apple có đợt công bố sản phẩm lớn nhất trong năm, vào ngày 7/9/2016. Theo nhiều nguồn tin, Apple đã chính thức gửi thư mời giới truyền thông, chuyên gia công nghệ và nhiều khách mời quan trọng khác đến dự buổi lễ công bố sản phẩm này.