Tiền phí sử dụng ôtô, xe máy sẽ chuyển về quỹ bảo trì đường bộ

An Nhi
Một trong những nguồn hình thành quỹ bảo trì đường bộ là phí sử dụng đường bộ thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông
Nguồn thu từ môtô, xe máy tại địa phương nào bổ sung vào quỹ của địa phương đó, nguồn thu từ ôtô được phân chia cho quỹ trung ương và địa phương theo tỷ lệ lần lượt là 65% và 35%.
Nguồn thu từ môtô, xe máy tại địa phương nào bổ sung vào quỹ của địa phương đó, nguồn thu từ ôtô được phân chia cho quỹ trung ương và địa phương theo tỷ lệ lần lượt là 65% và 35%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2012/NĐ-CP quy định về việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ.

Theo đó, đây là quỹ của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Quỹ được thành lập ở cấp Trung ương gọi là quỹ trung ương và quỹ thành lập ở cấp tỉnh gọi là quỹ địa phương.

Bên cạnh nguồn ngân sách cấp bổ sung hằng năm, một trong những nguồn hình thành quỹ là phí sử dụng đường bộ thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới, bao gồm: ôtô, máy kéo, xe rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo và môtô hai bánh, môtô ba bánh và xe gắn máy.

“Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật cũng là nguồn hình thành quỹ”, nghị định nêu rõ.

Việc phân chia nguồn thu từ phí sử dụng đường bộ cho các quỹ cũng được quy định rõ. Trong đó, nguồn thu từ môtô, xe máy tại địa phương nào bổ sung vào quỹ của địa phương đó, nguồn thu từ ôtô được phân chia cho quỹ trung ương và địa phương theo tỷ lệ lần lượt là 65% và 35%.

Trên cơ sở số kinh phí phân chia cho các quỹ địa phương, hội đồng quản lý quỹ trung ương phân chia kinh phí cho từng quỹ địa phương căn cứ vào chiều dài đường bộ của địa phương, số xe ôtô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khăn về nguồn thu của từng địa phương.

Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng sẽ điều chỉnh tỷ lệ phân chia cho quỹ trung ương, quỹ địa phương phù hợp với từng thời kỳ căn cứ đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính.

Đối với hoạt động chi của quỹ, theo nội dung nghị định, chi phí cho công tác bảo trì, quản lý hệ thống quốc lộ sẽ được lấy từ Qquỹ trung ương còn quỹ địa phương được sử dụng cho công tác bảo trì, quản lý hệ thống đường bộ địa phương, do địa phương chịu trách nhiệm bảo trì, quản lý theo phân cấp của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Các nội dung chi của quỹ bảo trì đường bộ gồm chi bảo trì công trình đường bộ, chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ, chi hoạt động của bộ máy quản lý quỹ. Các khoản chi khác có liên quan đến bảo trì và quản lý công trình đường bộ do hội đồng quản lý quỹ quyết định.

Các quy định nêu trên sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2012.

Tin mới

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.
Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Trong nửa đầu năm 2025, VinFast là hãng xe chiếm 3 vị trí đầu bảng của những mẫu xe bán chạy nhất. Trong khi đó, Vios của Toyota là mẫu sedan duy nhất nằm trong top xe bán chạy. Ford thì có cú ăn ba với cả ba mẫu xe chủ lực đều nằm trong top.
Đến 1/7/2026, Hà Nội không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1

Đến 1/7/2026, Hà Nội không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo đó, về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông đô thị, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngoài việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên, tập trung chỉ đạo, triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm.