Ba bài toán cho Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước xác định những vấn đề chính cần tập trung xử lý trong 6 tháng cuối năm
Tuần này, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ toàn ngành 6 tháng cuối năm. Chiều 8/7, Ngân hàng Nhà nước có thông cáo với những thông tin cơ bản về nội dung hội nghị trên.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả cơ bản về ổn định hệ thống, tiếp tục giảm được lãi suất cho vay, giữ ổn định tương đối thị trường ngoại hối và thị trường vàng, tiếp tục gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối…
Tuy nhiên, một khó khăn nổi bật trong nửa đầu năm nay là tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Trước khó khăn này, việc điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt so với chỉ tiêu giao từ đầu năm; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và khả năng quản trị rủi ro; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các chương trình, chính sách tín dụng đối với lĩnh vực, ngành kinh tế.
Đến cuối tháng 6/2014, tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, trong đó có sự đóng góp từ việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao (tín dụng ngoại tệ tăng 12,03%, tín dụng bằng VND tăng 2,17%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù tăng thấp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính quy luật tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh.
Về cơ cấu tín dụng, ước đến cuối tháng 6/2014, tín dụng xuất khẩu tăng 10%, công nghiệp hỗ trợ tăng 5,8%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 13%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2% so với cuối năm 2013; đến cuối tháng 5/2014 tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng khoảng 2,56% so với cuối năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm, thanh khoản VND của toàn hệ thống tiếp tục được đảm bảo, có dư thừa, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, thị trường tiền tệ vận hành ổn định và thông suốt. Các tổ chức tín dụng đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định, dự phòng khả năng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân. Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND tiếp tục giảm từ mức 92,5% cuối 2013 xuống 87,4%. Thị trường liên ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.
Ba vấn đề chính
Trong nửa cuối 2014, theo thông cáo trên, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang phải đối mặt với một số vấn đề, cần được tập trung giải quyết.
Thứ nhất, tín dụng cho nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng thấp so với cùng kỳ năm ngoái và thấp so với chỉ tiêu định hướng cả năm 2014. Để lưu thông dòng vốn tín dụng, thời gian tới đòi hỏi cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách vĩ mô để tháo gỡ những nút thắt quan trọng như xử lý nợ xấu, tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm nợ đọng của ngân sách, xử lý các vướng mắc liên quan đến tài sản bảo đảm...
Thứ hai, trong điều kiện thâm hụt ngân sách được mở rộng lên 5,3% GDP và khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành tăng lên, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ chịu nhiều áp lực, bởi vậy không thể chủ quan với những diễn biến của lạm phát. Việc tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ một mặt giúp các tổ chức tín dụng tăng dự trữ thanh khoản nhưng cũng có thể phát sinh khó khăn nếu các tổ chức tín dụng không chủ động trong việc cân đối vốn theo kỳ hạn hợp lý.
Thứ ba, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể, việc chỉ đạo và triển khai quyết liệt của ngành ngân hàng là chưa đủ, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, triển khai thực hiện cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Trong những vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12-14%, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là vẫn không thay đổi.
Ngoài ba vấn đề trên, nợ xấu và xử lý nợ xấu cũng sẽ là một thử thách đối với ngành ngân hàng và việc điều hành chính sách tiền tệ.
Trong 6 tháng đầu năm, riêng ở giải pháp xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tiến độ là khá chậm. Tuy nhiên, từ tháng 6 vừa qua, công ty này đã có bắt đầu có những chuyển động nhanh hơn, và dự kiến sẽ tiếp tục có cải thiện cả về việc mua lại nợ xấu và xử lý sau khi mua trong nửa cuối năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả cơ bản về ổn định hệ thống, tiếp tục giảm được lãi suất cho vay, giữ ổn định tương đối thị trường ngoại hối và thị trường vàng, tiếp tục gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối…
Tuy nhiên, một khó khăn nổi bật trong nửa đầu năm nay là tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Trước khó khăn này, việc điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt so với chỉ tiêu giao từ đầu năm; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và khả năng quản trị rủi ro; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các chương trình, chính sách tín dụng đối với lĩnh vực, ngành kinh tế.
Đến cuối tháng 6/2014, tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, trong đó có sự đóng góp từ việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao (tín dụng ngoại tệ tăng 12,03%, tín dụng bằng VND tăng 2,17%).
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù tăng thấp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính quy luật tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh.
Về cơ cấu tín dụng, ước đến cuối tháng 6/2014, tín dụng xuất khẩu tăng 10%, công nghiệp hỗ trợ tăng 5,8%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 13%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2% so với cuối năm 2013; đến cuối tháng 5/2014 tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng khoảng 2,56% so với cuối năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm, thanh khoản VND của toàn hệ thống tiếp tục được đảm bảo, có dư thừa, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, thị trường tiền tệ vận hành ổn định và thông suốt. Các tổ chức tín dụng đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định, dự phòng khả năng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân. Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND tiếp tục giảm từ mức 92,5% cuối 2013 xuống 87,4%. Thị trường liên ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.
Ba vấn đề chính
Trong nửa cuối 2014, theo thông cáo trên, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang phải đối mặt với một số vấn đề, cần được tập trung giải quyết.
Thứ nhất, tín dụng cho nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng thấp so với cùng kỳ năm ngoái và thấp so với chỉ tiêu định hướng cả năm 2014. Để lưu thông dòng vốn tín dụng, thời gian tới đòi hỏi cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách vĩ mô để tháo gỡ những nút thắt quan trọng như xử lý nợ xấu, tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm nợ đọng của ngân sách, xử lý các vướng mắc liên quan đến tài sản bảo đảm...
Thứ hai, trong điều kiện thâm hụt ngân sách được mở rộng lên 5,3% GDP và khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành tăng lên, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ chịu nhiều áp lực, bởi vậy không thể chủ quan với những diễn biến của lạm phát. Việc tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ một mặt giúp các tổ chức tín dụng tăng dự trữ thanh khoản nhưng cũng có thể phát sinh khó khăn nếu các tổ chức tín dụng không chủ động trong việc cân đối vốn theo kỳ hạn hợp lý.
Thứ ba, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể, việc chỉ đạo và triển khai quyết liệt của ngành ngân hàng là chưa đủ, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, triển khai thực hiện cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Trong những vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12-14%, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là vẫn không thay đổi.
Ngoài ba vấn đề trên, nợ xấu và xử lý nợ xấu cũng sẽ là một thử thách đối với ngành ngân hàng và việc điều hành chính sách tiền tệ.
Trong 6 tháng đầu năm, riêng ở giải pháp xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tiến độ là khá chậm. Tuy nhiên, từ tháng 6 vừa qua, công ty này đã có bắt đầu có những chuyển động nhanh hơn, và dự kiến sẽ tiếp tục có cải thiện cả về việc mua lại nợ xấu và xử lý sau khi mua trong nửa cuối năm 2014.