Bài học “đắc nhân tâm” của Viettel trên đất Haiti
Những người biết rõ hoàn cảnh thê thảm của Haiti sau động đất cảm thấy ái ngại cho Viettel
Xây dựng mạng viễn thông tại Haiti sau thảm họa động đất khốc liệt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) còn đặt mục tiêu “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như đã làm tại Việt Nam.
Sau chuyến khảo sát thực tế tại Haiti, một quốc gia nghèo ở vùng biển Caribbean (tháng 10/2009), lãnh đạo Viettel quyết định tham gia thầu mua lại 60% cổ phần của công ty viễn thông Teleco. Ngày 7/1/2010, Ủy ban Hiện đại hóa doanh nghiệp của Haiti (CMEP) công bố Viettel thắng thầu. Tuy nhiên hai bên vẫn cần đàm phán về một số điểm chưa thông nhất để đi đến thỏa thuận cuối cùng.
Theo dự kiến, ngày 15/1/2010, Viettel sẽ cử đoàn đại biểu sang Haiti để đàm phán ký kết các hợp đồng. Song, vào ngày 12/1/2010, thảm họa động đất đã xảy ra tại đất nước này, khiến Viettel mất liên lạc với phía Haiti một tháng trời. Hơn 200.000 người chịu thương vong, thủ đô Port-au-Prince của Haiti gần như bị san phẳng, hơn hai triệu người lâm vào cảnh không nhà, các mạng viễn thông đều bị sập và tê liệt hoàn toàn…
Ngay sau khi liên lạc được nối lại, Viettel gửi thư cho phía Haiti, khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác. Đầu tháng 4/2010, Viettel cử một đoàn khảo sát giúp phía Haiti đánh giá hiện trạng của công ty Teleco sau động đất, đưa ra các phương hướng khắc phục, cũng là để khẳng định quyết tâm đầu tư vào Haiti của tập đoàn này.
Trước đó, chính quyền Haiti, công ty Teleco đều cho rằng, hợp tác với Viettel coi như chấm dứt, vì liệu có nhà đầu tư nào còn hứng thú đổ tiền vào một quốc gia mới xảy ra một thảm họa thiên nhiên vào loại tồi tệ nhất trong lịch sử? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel thì giải thích khá đơn giản: “Thứ nhất, văn hóa của người Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng là khi bạn bè gặp khó khăn, mình nên ở lại giúp đỡ chứ không bỏ đi. Thứ hai, người Viettel đã cam kết điều gì thì sẽ làm điều đó. Thứ ba, chúng tôi cho rằng, các khó khăn tại Haiti chỉ là ngắn hạn. Theo quy luật tự nhiên, sau khó khăn sẽ là thuận lợi”.
Những người biết rõ hoàn cảnh thê thảm của Haiti sau động đất cảm thấy ái ngại cho Viettel. Sau thảm họa, hơn 80% hạ tầng mạng của công ty viễn thông liên doanh Natcom (Teleco trước đây) đã bị phá hủy hoàn toàn. Tình trạng chính trị tại Haiti lúc đó khá bất ổn, bạo động, biểu tình diễn ra thường xuyên. Cộng với bệnh dịch tả lây lan nhanh sau động đất, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, làm cho thử thách đối với hãng viễn thông Việt Nam nhân lên gấp bội.
Những khó khăn này đã không ngăn được bước tiến của liên doanh viễn thông Natcom mà Viettel chiếm 60% vốn. Chỉ sau 3 tháng kể từ khi Viettel tiếp quản Teleco, khoảng 70% mạng lưới của công ty này đã được khôi phục lại. Số trạm phát sóng đạt con số 1.000 - lớn hơn mạng di động lớn nhất ở nước này là Digicel (mới chỉ có 700 trạm phát sóng). Đây là điều mà chính người của Viettel có lẽ cũng không dám nghĩ tới hơn một năm trước.
“Chúng tôi làm được là nhờ sự hợp tác rất tốt của những nhân viên Teleco trước đây. Sự giúp đỡ của hơn 1.000 nhân viên Haiti tại Natco và rất nhiều người dân ở đất nước này chính là sức mạnh giúp chúng tôi hoàn thành được những mục tiêu tưởng chừng không thể vượt qua”, ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc Natcom, nói.
Một lãnh đạo cấp cao của Viettel phân tích: “Tiếp tục đầu tư vào Haiti sau thảm họa động đất, Viettel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, cũng có những cơ hội nảy sinh”.
Thứ nhất, Viettel đến với Teleco khi họ đang tuyệt vọng, nhờ vậy khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn nhanh chóng. Hai bên dễ dàng tìm được tiếng nói chung, cũng như sự đồng cảm trong việc đồng cam, cộng khổ tái thiết lại công ty trong muôn vàn khó khăn, và tạo ra tốc độ xây dựng thần tốc.
Thứ hai, sau thảm họa động đất, khoảng cách giữa các công ty viễn thông được thu hẹp lại rất nhiều bởi các hãng khác cũng phải xây dựng hạ tầng lại như Natcom. Thứ ba, giá cước di động ở Haiti hiện khoảng 10 cent/phút, trong khi Viettel đã có kinh nghiệm ở thị trường chỉ 3 cent/phút, nên cơ hội ở đây vẫn khả quan.
Khi tiến ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Viettel thường thực hiện các chương trình xã hội có ý nghĩa trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hệ quả là tập đoàn nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền, các nhân viên bản địa, cũng như người dân của nước sở tại. Haiti là thị trường kế tiếp.
“Đây sẽ là phép thử lớn nhất đối với bản lĩnh của Viettel từ trước tới nay. Hiện nay, chúng tôi đã giành được những kết quả ban đầu trong việc xây dựng hạ tầng kinh doanh với sự hỗ trợ tốt từ nhân viên bản địa, cũng như chính quyền. Thế nhưng, việc đạt được thành công ở thị trường Haiti với giấc mơ “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như Việt Nam vẫn là bài toán không đơn giản”, lãnh đạo cấp cao của Viettel nói.
Sau chuyến khảo sát thực tế tại Haiti, một quốc gia nghèo ở vùng biển Caribbean (tháng 10/2009), lãnh đạo Viettel quyết định tham gia thầu mua lại 60% cổ phần của công ty viễn thông Teleco. Ngày 7/1/2010, Ủy ban Hiện đại hóa doanh nghiệp của Haiti (CMEP) công bố Viettel thắng thầu. Tuy nhiên hai bên vẫn cần đàm phán về một số điểm chưa thông nhất để đi đến thỏa thuận cuối cùng.
Theo dự kiến, ngày 15/1/2010, Viettel sẽ cử đoàn đại biểu sang Haiti để đàm phán ký kết các hợp đồng. Song, vào ngày 12/1/2010, thảm họa động đất đã xảy ra tại đất nước này, khiến Viettel mất liên lạc với phía Haiti một tháng trời. Hơn 200.000 người chịu thương vong, thủ đô Port-au-Prince của Haiti gần như bị san phẳng, hơn hai triệu người lâm vào cảnh không nhà, các mạng viễn thông đều bị sập và tê liệt hoàn toàn…
Ngay sau khi liên lạc được nối lại, Viettel gửi thư cho phía Haiti, khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác. Đầu tháng 4/2010, Viettel cử một đoàn khảo sát giúp phía Haiti đánh giá hiện trạng của công ty Teleco sau động đất, đưa ra các phương hướng khắc phục, cũng là để khẳng định quyết tâm đầu tư vào Haiti của tập đoàn này.
Trước đó, chính quyền Haiti, công ty Teleco đều cho rằng, hợp tác với Viettel coi như chấm dứt, vì liệu có nhà đầu tư nào còn hứng thú đổ tiền vào một quốc gia mới xảy ra một thảm họa thiên nhiên vào loại tồi tệ nhất trong lịch sử? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel thì giải thích khá đơn giản: “Thứ nhất, văn hóa của người Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng là khi bạn bè gặp khó khăn, mình nên ở lại giúp đỡ chứ không bỏ đi. Thứ hai, người Viettel đã cam kết điều gì thì sẽ làm điều đó. Thứ ba, chúng tôi cho rằng, các khó khăn tại Haiti chỉ là ngắn hạn. Theo quy luật tự nhiên, sau khó khăn sẽ là thuận lợi”.
Những người biết rõ hoàn cảnh thê thảm của Haiti sau động đất cảm thấy ái ngại cho Viettel. Sau thảm họa, hơn 80% hạ tầng mạng của công ty viễn thông liên doanh Natcom (Teleco trước đây) đã bị phá hủy hoàn toàn. Tình trạng chính trị tại Haiti lúc đó khá bất ổn, bạo động, biểu tình diễn ra thường xuyên. Cộng với bệnh dịch tả lây lan nhanh sau động đất, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, làm cho thử thách đối với hãng viễn thông Việt Nam nhân lên gấp bội.
Những khó khăn này đã không ngăn được bước tiến của liên doanh viễn thông Natcom mà Viettel chiếm 60% vốn. Chỉ sau 3 tháng kể từ khi Viettel tiếp quản Teleco, khoảng 70% mạng lưới của công ty này đã được khôi phục lại. Số trạm phát sóng đạt con số 1.000 - lớn hơn mạng di động lớn nhất ở nước này là Digicel (mới chỉ có 700 trạm phát sóng). Đây là điều mà chính người của Viettel có lẽ cũng không dám nghĩ tới hơn một năm trước.
“Chúng tôi làm được là nhờ sự hợp tác rất tốt của những nhân viên Teleco trước đây. Sự giúp đỡ của hơn 1.000 nhân viên Haiti tại Natco và rất nhiều người dân ở đất nước này chính là sức mạnh giúp chúng tôi hoàn thành được những mục tiêu tưởng chừng không thể vượt qua”, ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc Natcom, nói.
Một lãnh đạo cấp cao của Viettel phân tích: “Tiếp tục đầu tư vào Haiti sau thảm họa động đất, Viettel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, cũng có những cơ hội nảy sinh”.
Thứ nhất, Viettel đến với Teleco khi họ đang tuyệt vọng, nhờ vậy khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn nhanh chóng. Hai bên dễ dàng tìm được tiếng nói chung, cũng như sự đồng cảm trong việc đồng cam, cộng khổ tái thiết lại công ty trong muôn vàn khó khăn, và tạo ra tốc độ xây dựng thần tốc.
Thứ hai, sau thảm họa động đất, khoảng cách giữa các công ty viễn thông được thu hẹp lại rất nhiều bởi các hãng khác cũng phải xây dựng hạ tầng lại như Natcom. Thứ ba, giá cước di động ở Haiti hiện khoảng 10 cent/phút, trong khi Viettel đã có kinh nghiệm ở thị trường chỉ 3 cent/phút, nên cơ hội ở đây vẫn khả quan.
Khi tiến ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Viettel thường thực hiện các chương trình xã hội có ý nghĩa trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hệ quả là tập đoàn nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền, các nhân viên bản địa, cũng như người dân của nước sở tại. Haiti là thị trường kế tiếp.
“Đây sẽ là phép thử lớn nhất đối với bản lĩnh của Viettel từ trước tới nay. Hiện nay, chúng tôi đã giành được những kết quả ban đầu trong việc xây dựng hạ tầng kinh doanh với sự hỗ trợ tốt từ nhân viên bản địa, cũng như chính quyền. Thế nhưng, việc đạt được thành công ở thị trường Haiti với giấc mơ “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như Việt Nam vẫn là bài toán không đơn giản”, lãnh đạo cấp cao của Viettel nói.