“Bài học nhớ đời” của Bí thư Đà Nẵng
“Đây là bài học nhớ đời trong công tác lãnh đạo, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”
Điều hành phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp của kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng hôm 8/7, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố, ông Trần Thọ đã nhấn mạnh điều mà theo ông là một “bài học nhớ đời”.
Bài học này được rút ra từ một trong 18 ý kiến, kiến nghị bức xúc nổi cộm nhất của cử tri trên địa bàn thành phố qua các buổi tiếp xúc trước kỳ họp này.
Theo đó, cử tri ở 7 quận, huyện đều đề nghị UBND thành phố công khai kết quả xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến việc báo cáo không trung thực, thiếu chính xác số liệu đất tái định cư dẫn đến việc thừa đấy mà không đề xuất bố trí cho dân.
Cuối năm 2014, cũng tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng đánh giá việc cơ bản giải quyết xong nợ đất tái định cư từ năm 2014 trở về trước là kết quả nổi bật của năm.
Tuy nhiên, theo phản ánh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, thì tại các điểm tiếp xúc, cử tri đều có ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của các ban quản lý dự án, xử lý trách nhiệm của cán bộ làm trái và không đúng chủ trương của thành phố để dân chờ đất, đất chờ dân.
Tại kỳ họp đó, Ban Kinh tế và ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố cũng nhấn mạnh sự bất bình của cử tri trước tình trạng đất thừa cả ngàn lô mà dân không có chỗ ở. Và nguyên nhân vì sao có đất mà vẫn phải chi hàng chục tỷ đồng cho dân tái định cư thuê nhà chờ đất cần phải được làm rõ.
Đến kỳ họp này, UBND thành phố đã có báo cáo về quá trình xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc không bố trí đất thực tế cho dân dân, để nợ đất tái định cư kéo dài.
Thông tin tại đây đã được Bí thư Trần Thọ công khai cho cử tri biết. Đó là, qua rà soát có 1.367 lô đất được báo cáo thiếu và không chính xác.
Danh tính các đơn vị báo cáo thiếu, không chính xác với số lượng dự án cụ thể cũng được ông Thọ công khai với cử tri.
Tại báo cáo, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cũng nêu kết quả xử lý trách nhiệm các tập thể và cá nhân liên quan.
Theo đó, đổi với Văn phòng UBND thành phố đã kiểm điểm tập thể phòng và xử lý kỷ luật khiển trách đối với hai cá nhân lãnh đạo phòng quản lý đền bù, giải tỏa và tái định cư thuộc văn phòng ủy ban nhân dân thành phố.
Các cá nhân có sai phạm cũng đã kiểm điểm và chịu hình thức kỷ luật phù hợp với mức độ sai phạm.
Khái quát lại toàn bộ vụ việc, Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh: “Đây là bài học nhớ đời trong công tác lãnh đạo, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
Một bài học khác cũng được ông Thọ rút ra, đó là việc Đà Nẵng thực hiện thí điểm số hóa truyền hình mặt đất và ngừng phát sóng truyền hình tương tự đã khiến nhiều hộ dân nghèo không xem được truyền hình.
Liên hệ với việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận huyện, phường và mô hình bí thư kiêm chủ tịch quận đều không mang lại kết quả như mong muốn, ông Trần Thọ “can” các cơ quan trong thành phố đừng nhận thí điểm, nhận đi đầu, mà chỉ nhận cái gì có lợi cho dân.
“Nếu cần thí điểm thì hỏi anh Thơ (Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ - PV) và hỏi tôi, nếu có lợi cho nhân dân mới nhận”, Bí thư Trần Thọ nói với cấp dưới.
Bài học này được rút ra từ một trong 18 ý kiến, kiến nghị bức xúc nổi cộm nhất của cử tri trên địa bàn thành phố qua các buổi tiếp xúc trước kỳ họp này.
Theo đó, cử tri ở 7 quận, huyện đều đề nghị UBND thành phố công khai kết quả xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến việc báo cáo không trung thực, thiếu chính xác số liệu đất tái định cư dẫn đến việc thừa đấy mà không đề xuất bố trí cho dân.
Cuối năm 2014, cũng tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng đánh giá việc cơ bản giải quyết xong nợ đất tái định cư từ năm 2014 trở về trước là kết quả nổi bật của năm.
Tuy nhiên, theo phản ánh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, thì tại các điểm tiếp xúc, cử tri đều có ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của các ban quản lý dự án, xử lý trách nhiệm của cán bộ làm trái và không đúng chủ trương của thành phố để dân chờ đất, đất chờ dân.
Tại kỳ họp đó, Ban Kinh tế và ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố cũng nhấn mạnh sự bất bình của cử tri trước tình trạng đất thừa cả ngàn lô mà dân không có chỗ ở. Và nguyên nhân vì sao có đất mà vẫn phải chi hàng chục tỷ đồng cho dân tái định cư thuê nhà chờ đất cần phải được làm rõ.
Đến kỳ họp này, UBND thành phố đã có báo cáo về quá trình xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc không bố trí đất thực tế cho dân dân, để nợ đất tái định cư kéo dài.
Thông tin tại đây đã được Bí thư Trần Thọ công khai cho cử tri biết. Đó là, qua rà soát có 1.367 lô đất được báo cáo thiếu và không chính xác.
Danh tính các đơn vị báo cáo thiếu, không chính xác với số lượng dự án cụ thể cũng được ông Thọ công khai với cử tri.
Tại báo cáo, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cũng nêu kết quả xử lý trách nhiệm các tập thể và cá nhân liên quan.
Theo đó, đổi với Văn phòng UBND thành phố đã kiểm điểm tập thể phòng và xử lý kỷ luật khiển trách đối với hai cá nhân lãnh đạo phòng quản lý đền bù, giải tỏa và tái định cư thuộc văn phòng ủy ban nhân dân thành phố.
Các cá nhân có sai phạm cũng đã kiểm điểm và chịu hình thức kỷ luật phù hợp với mức độ sai phạm.
Khái quát lại toàn bộ vụ việc, Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh: “Đây là bài học nhớ đời trong công tác lãnh đạo, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
Một bài học khác cũng được ông Thọ rút ra, đó là việc Đà Nẵng thực hiện thí điểm số hóa truyền hình mặt đất và ngừng phát sóng truyền hình tương tự đã khiến nhiều hộ dân nghèo không xem được truyền hình.
Liên hệ với việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân quận huyện, phường và mô hình bí thư kiêm chủ tịch quận đều không mang lại kết quả như mong muốn, ông Trần Thọ “can” các cơ quan trong thành phố đừng nhận thí điểm, nhận đi đầu, mà chỉ nhận cái gì có lợi cho dân.
“Nếu cần thí điểm thì hỏi anh Thơ (Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ - PV) và hỏi tôi, nếu có lợi cho nhân dân mới nhận”, Bí thư Trần Thọ nói với cấp dưới.