“Bán” sân bay: Chưa có luật thì chưa nên làm
Theo TS. Lê Đăng Doanh, nếu khung pháp lý không đầy đủ, việc bán, nhượng cảng biển, sân bay sẽ “lợi bất cập hại”
Bán, nhượng cảng hàng không nhằm hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chủ trương mới tại Việt Nam. Vấn đề cần xem xét là cơ chế bán thế nào, bán cho ai, tỷ lệ sở hữu ra sao, kiểm soát sau khi bán thế nào để tránh độc quyền?
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu khung pháp lý không đầy đủ, việc bán, nhượng cảng biển, sân bay sẽ “lợi bất cập hại”.
Ông đánh giá như thế nào về chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải trong việc chuyển nhượng quyền khai thác một số cảng biển, sân bay?
Trên thế giới, việc cổ phần hóa hay tư nhân hóa các cảng hàng không đều diễn ra từ khá lâu. Thậm chí, họ còn đi trước ta vài thập kỷ. Lợi ích của việc tư nhân hóa các cảng hàng không là nhà nước sẽ thu được ngay một số vốn nhất định.
Với số vốn đó, nhà nước có thể tái đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, các cảng hàng không khác.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là quá trình tư nhân hóa phải có khung pháp lý một cách cụ thể và rõ ràng.
Điều tiếp theo nữa cũng rất quan trọng, đó là phải tổ chức việc tư nhân hóa các cảng hàng không đó một cách công khai minh bạch, có sự cạnh tranh bình đẳng, tránh việc định giá không được khách quan và chính xác gây thiệt thòi cho nhà nước. Tránh việc chỉ định một đối tác nào đó thành người duy nhất được quyền mua cổ phần cảng hàng không.
Nếu không xem xét kĩ, có thể vô hình chung đã giao cảng hàng không - một sản phẩm quan trọng trong kết cấu hạ tầng - vào tay tư nhân mà không có sự giám sát.
Do vậy, cần phải có luật về cổ phần hóa, tư nhân hóa của Quốc hội để có những quy định một cách chặt chẽ, từ đó có vai trò giám sát độc lập của Quốc hội và có sự định giá một cách minh bạch.
Cơ chế bán, nhượng cảng biển, hàng không chưa có tiền lệ tại Việt Nam, vì thế, đầu tư tư nhân nước ngoài tỷ lệ sở hữu cần xem xét như thế nào, thưa ông?
Rõ ràng đây là vấn đề nhức nhối bởi cảng biển, cảng hàng không không chỉ là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà còn có những vai trò chiến lược rất quan trọng đối với kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng.
Do vậy, cần phải có những khung luật pháp rất chặt chẽ và có sự giám sát của sự quản lý đó với những điều kiện cụ thể đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quyền lợi và trách nhiệm cũng phải rõ ràng.
Thứ hai nữa, khi tiến hành cổ phần hóa, cần phải cân nhắc giao cảng hàng không đó vào tay ai? Việc này cần phải tiến hành công khai minh bạch, bình đẳng, có cạnh tranh... có sự giám sát độc lập của cơ quan đại diện cho lợi ích của nhân dân, cụ thể là cơ quan Quốc hội.
Theo ông, tỷ lệ chuyển nhượng sở hữu tại cảng biển, cảng hàng không là bao nhiêu thì phù hợp thưa ông?
Chủ sở hữu cảng hàng không có thể cổ phần hóa với một tỷ lệ khác nhau. Nếu như chúng ta cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò cổ đông đa số thì các nhà đầu tư chiến lược sẽ phải thận trọng, bởi họ bỏ vốn ra nhưng không có quyền quyết định.
Đây là điều cần phải tính toán, xem xét và cân đối xem Nhà nước nên giữ tỷ lệ cổ phần là bao nhiêu là hợp lý.
Đối với tỷ lệ chuyển nhượng cũng cần phải xem xét tùy thuộc vào từng dự án, phụ thuộc vào quy mô và vị trí cũng như tầm quan trọng của dự án đó. Nhưng quan trọng nhất vẫn phải có Luật về cổ phần hóa để quy định khung pháp lý rõ ràng trong đó có vai trò giám sát của Quốc hội.
Hiện nay do chưa có luật về cổ phần hóa cho nên các quyết định về cổ phần hóa là quyết định của Chính phủ và Quốc hội chỉ có vai trò giám sát tối cao sau khi Chính phủ đã thực hiện, trong quá trình thực hiện Quốc hội chưa phát huy vai trò giám sát.
Cần lưu ý, trong luật về cổ phần hóa phải quy định rõ ràng quy trình đánh giá và quy trình kêu gọi cổ phần hóa một cách công khai minh bạch trên cơ sở cạnh tranh, để loại trừ những yếu tố như lợi ích nhóm, giao các dự án có một tỷ lệ lợi nhuận rất cao, có vị trí chiến lược quan trọng cho một số đối tác tư nhân nhất định có năng lực không đạt yêu cầu cũng như quản lý về mặt chiến lược thiếu tin cậy...
Vậy theo ông, ở thời điểm hiện nay việc chuyển nhượng cảng hàng không có thực sự cấp thiết hay không?
Theo tôi hiểu, thì Chính phủ rất muốn thu hút được nguồn vốn để tái đầu tư tiếp tục xây dựng các công trình khác. Đây là điều có thể thông cảm được.
Tuy vậy, để đảm bảo việc làm này diễn ra có hiệu quả và công khai minh bạch vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân, trước mắt, khi chưa có luật thì chưa nên tiến hành, khi nào xây dựng xong luật mới có thể thí điểm áp dụng với một dự án cảng hàng không nhất định để rút kinh nghiệm, sau đó sẽ dần mở rộng ra.
Không nên làm ồ ạt ngay trong bối cảnh chưa có khung pháp luật, chưa có kinh nghiệm cũng như quá trình giám sát độc lập của Quốc hội.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu khung pháp lý không đầy đủ, việc bán, nhượng cảng biển, sân bay sẽ “lợi bất cập hại”.
Ông đánh giá như thế nào về chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải trong việc chuyển nhượng quyền khai thác một số cảng biển, sân bay?
Trên thế giới, việc cổ phần hóa hay tư nhân hóa các cảng hàng không đều diễn ra từ khá lâu. Thậm chí, họ còn đi trước ta vài thập kỷ. Lợi ích của việc tư nhân hóa các cảng hàng không là nhà nước sẽ thu được ngay một số vốn nhất định.
Với số vốn đó, nhà nước có thể tái đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, các cảng hàng không khác.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là quá trình tư nhân hóa phải có khung pháp lý một cách cụ thể và rõ ràng.
Điều tiếp theo nữa cũng rất quan trọng, đó là phải tổ chức việc tư nhân hóa các cảng hàng không đó một cách công khai minh bạch, có sự cạnh tranh bình đẳng, tránh việc định giá không được khách quan và chính xác gây thiệt thòi cho nhà nước. Tránh việc chỉ định một đối tác nào đó thành người duy nhất được quyền mua cổ phần cảng hàng không.
Nếu không xem xét kĩ, có thể vô hình chung đã giao cảng hàng không - một sản phẩm quan trọng trong kết cấu hạ tầng - vào tay tư nhân mà không có sự giám sát.
Do vậy, cần phải có luật về cổ phần hóa, tư nhân hóa của Quốc hội để có những quy định một cách chặt chẽ, từ đó có vai trò giám sát độc lập của Quốc hội và có sự định giá một cách minh bạch.
Cơ chế bán, nhượng cảng biển, hàng không chưa có tiền lệ tại Việt Nam, vì thế, đầu tư tư nhân nước ngoài tỷ lệ sở hữu cần xem xét như thế nào, thưa ông?
Rõ ràng đây là vấn đề nhức nhối bởi cảng biển, cảng hàng không không chỉ là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà còn có những vai trò chiến lược rất quan trọng đối với kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng.
Do vậy, cần phải có những khung luật pháp rất chặt chẽ và có sự giám sát của sự quản lý đó với những điều kiện cụ thể đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quyền lợi và trách nhiệm cũng phải rõ ràng.
Thứ hai nữa, khi tiến hành cổ phần hóa, cần phải cân nhắc giao cảng hàng không đó vào tay ai? Việc này cần phải tiến hành công khai minh bạch, bình đẳng, có cạnh tranh... có sự giám sát độc lập của cơ quan đại diện cho lợi ích của nhân dân, cụ thể là cơ quan Quốc hội.
Theo ông, tỷ lệ chuyển nhượng sở hữu tại cảng biển, cảng hàng không là bao nhiêu thì phù hợp thưa ông?
Chủ sở hữu cảng hàng không có thể cổ phần hóa với một tỷ lệ khác nhau. Nếu như chúng ta cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò cổ đông đa số thì các nhà đầu tư chiến lược sẽ phải thận trọng, bởi họ bỏ vốn ra nhưng không có quyền quyết định.
Đây là điều cần phải tính toán, xem xét và cân đối xem Nhà nước nên giữ tỷ lệ cổ phần là bao nhiêu là hợp lý.
Đối với tỷ lệ chuyển nhượng cũng cần phải xem xét tùy thuộc vào từng dự án, phụ thuộc vào quy mô và vị trí cũng như tầm quan trọng của dự án đó. Nhưng quan trọng nhất vẫn phải có Luật về cổ phần hóa để quy định khung pháp lý rõ ràng trong đó có vai trò giám sát của Quốc hội.
Hiện nay do chưa có luật về cổ phần hóa cho nên các quyết định về cổ phần hóa là quyết định của Chính phủ và Quốc hội chỉ có vai trò giám sát tối cao sau khi Chính phủ đã thực hiện, trong quá trình thực hiện Quốc hội chưa phát huy vai trò giám sát.
Cần lưu ý, trong luật về cổ phần hóa phải quy định rõ ràng quy trình đánh giá và quy trình kêu gọi cổ phần hóa một cách công khai minh bạch trên cơ sở cạnh tranh, để loại trừ những yếu tố như lợi ích nhóm, giao các dự án có một tỷ lệ lợi nhuận rất cao, có vị trí chiến lược quan trọng cho một số đối tác tư nhân nhất định có năng lực không đạt yêu cầu cũng như quản lý về mặt chiến lược thiếu tin cậy...
Vậy theo ông, ở thời điểm hiện nay việc chuyển nhượng cảng hàng không có thực sự cấp thiết hay không?
Theo tôi hiểu, thì Chính phủ rất muốn thu hút được nguồn vốn để tái đầu tư tiếp tục xây dựng các công trình khác. Đây là điều có thể thông cảm được.
Tuy vậy, để đảm bảo việc làm này diễn ra có hiệu quả và công khai minh bạch vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân, trước mắt, khi chưa có luật thì chưa nên tiến hành, khi nào xây dựng xong luật mới có thể thí điểm áp dụng với một dự án cảng hàng không nhất định để rút kinh nghiệm, sau đó sẽ dần mở rộng ra.
Không nên làm ồ ạt ngay trong bối cảnh chưa có khung pháp luật, chưa có kinh nghiệm cũng như quá trình giám sát độc lập của Quốc hội.