Báo cáo kinh doanh Vietnam Airlines 2008: Tình hình “bi đát”, kết quả… “đáng mừng”!
Ngày 8/1, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức công bố với báo chí về kết quả kinh doanh năm 2008
Như nhiều bản báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh năm 2008 khác được “tung” ra vào dịp này, báo cáo kinh doanh của Vietnam Airlines năm qua cơ bản là: tình hình rất “bi đát”, nhưng kết quả kinh doanh thì vẫn… “đáng mừng”.
Vẫn những khó khăn từ thế giới, tác động của giá dầu tăng cao, thị trường thu hẹp, cạnh tranh gay gắt… nhưng “chốt” lại, tổng doanh thu năm 2008 của Vietnam Airlines đạt trên 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,3% so với thực hiện năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt 240 tỷ đồng.
Kết quả này ít nhất cũng có thể khiến Tổng giám đốc của doanh nghiệp có biểu tượng hoa sen này, ông Phạm Ngọc Minh, cảm thấy tự hào khi “soi” vào kết quả kinh doanh của nhiều “đại gia” hàng không thế giới. Ngay những “anh bạn” Thai Airways, Malaysia Airlines… có “bạn” lỗ tiền tỷ USD, “bạn” thì “cầm hòa”.
“Trong hoàn cảnh như thế này, việc Vietnam Airlines giữ được không lỗ mà thậm chí là làm ăn có lời không chỉ là thành tựu đối với Vietnam Airlines, mà thành tựu này còn làm ngành hàng không thế giới ngạc nhiên”, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh nói.
Chiều ngày 8/1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc, và 5 vị phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines đã có mặt trong buổi gặp mặt báo chí để chính thức công bố bản báo cáo này.
Tại khách quan
Cách nay ít lâu, giới phóng viên rỉ tai nhau chuyện Vietnam Airlines kinh doanh khó khăn, lời, lãi khó hiện thực. Phía Vietnam Airlines cũng bí mật đến phút chót. Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh trả lời các phóng viên chỉ nói “chờ báo cáo tổng kết sẽ rõ”.
Việc “bí mật’ của ông Tổng giám đốc Vietnam Airlines có nguyên nhân của nó. Trong một năm đầy biến động như 2008, không ai biết trước được kết quả thế nào.
Nhớ lại những thời khắc khó khăn nhất, ông Phạm Ngọc Minh nói: “Có những ngày, chúng tôi ngồi với nhau mà không biết điều hành hãng hàng không theo kiểu gì. Bởi vì giá dầu thô có lúc đến 147 USD/thùng, hay 178 USD/thùng dầu ZA1 (dầu máy bay), thì bay kiểu gì cũng lỗ”.
Thời điểm Vietnam Airlines đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2008, mức giá dầu ấn định cho tính toán là khoảng 94-95 USD, theo như ông Minh còn nhớ. Nhưng với những cơn “co giật” đùng đùng của giá dầu trong 9 tháng đầu năm đã đẩy mức chi phí nhiên liệu bay năm 2008 của Vietnam Airlines lên tới 9.591 tỷ đồng, vượt hơn 2.100 tỷ đồng so với kế hoạch.
Cộng thêm vào “gánh nặng” giá nhiên liệu, sự biến động của tỷ giá cũng “thổi” bay thêm hơn 900 tỷ đồng của Vietnam Airlines. Riêng hai tác động ngoài chủ quan đã quàng vào doanh nghiệp này khoản “ách giữa đàng” hơn 3.000 tỷ đồng.
Trong nửa đầu của năm 2008, Vietnam Airlines đã phải đối mặt với khoản lỗ 83 tỷ đồng.
Giá dầu giảm, tưởng chừng đã qua hết những khó khăn, thì cuối tháng 9, khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên rõ nét hơn, dẫn tới nhu cầu đi lại suy giảm, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giảm rất mạnh.
Những tháng cuối năm 2008, biến động trở nên đáng lo ngại hơn khi hàng xuất khẩu qua đường hàng không nói chung giảm 30%, đi lại đường hàng không quốc tế cũng giảm tới 5% so cùng kỳ, báo hiệu tình hình khó khăn còn ở phía trước.
“Lãi” nhờ... tiết kiệm
Một cách trang trọng, báo cáo kinh doanh 2008 của Vietnam Airlines nói đến nhiều giải pháp thoát khỏi khó khăn, nhưng điều cảm nhận được là lợi nhuận của năm nay không đến từ thuận lợi thị trường và hiệu quả kinh doanh.
Các biện pháp tăng thu, tận thu... trên mọi lĩnh vực với kết quả cụ thể là vận chuyển hành khách tăng 10,6%; hàng hóa lưu kiện tính theo tấn tăng 10%, hệ số sử dụng ghế đạt 76,3%, tăng hơn 1 điểm so với năm 2007... Kết quả đã làm tăng doanh thu cả năm của Vietnam Airlines thêm 2.400 tỷ đồng.
Không tăng thêm lao động, trừ lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao; sử dụng hiệu quả lao động hiện có, đưa năng suất lao động tăng lên 10% so với năm 2007.... Những những giải pháp đó không phải là nguyên nhân chính yếu dẫn đến khoản 240 tỷ đồng lợi nhuận.
Thắng lợi trong kinh doanh năm nay của Vietnam Airlines đến từ... tiết kiệm. Tổng tiết kiệm các chi phí thuộc ngân sách chi thường xuyên trong năm 2008 tại Vietnam Airlines là trên 300 tỷ đồng, nhiều hơn số lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp này thu về trong cả năm vừa qua.
Phân tích trên các con số, phóng viên của VnEconomy đặt câu hỏi với lãnh đạo doanh nghiệp hàng không số một Việt Nam rằng năm nào Vietnam Airlines cũng nói đến “thành tích” tiết kiệm, vì sao năm nay lại tiết kiệm vượt cả lợi nhuận như vậy, phải chăng còn có thể tiết kiệm nữa?
“Không phải là tiết kiệm điện, nước, đi lại, ôtô, bàn ghế... Khoản này không được bao nhiêu”, ông Phạm Ngọc Minh nói.
Vị Tổng giám đốc này cũng giải thích thêm: “Cái tiết kiệm lớn hơn là trực tiếp trong quy trình điều hành sản xuất như thay máy bay lớn bằng máy bay nhỏ khi lượng khách đăng ký bay ít, hay “nắn” đường bay cho thẳng hơn... Tổng tiết kiệm như thế thì năm 2008 đã giảm tiêu thụ được hơn 30 nghìn tấn nhiên liệu”.
“Bí mật kinh doanh” 2009?
Ở kịch bản khả thi nhất được Vietnam Airlines chọn để định hướng điều hành, nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch 2009 vẫn còn bỏ ngỏ vì lý do “bí mật kinh doanh”.
Ví dụ như vì sao Vietnam Airlines đặt mục tiêu tăng 7,3% lượng hành khách vận chuyển trong lúc thị trường ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốc liệt? Tăng trưởng như thế nhưng chỉ đặt mục tiêu cân đối tài chính và đảm bảo “không lỗ”?
Phân tích trên một số quan điểm về chiến lược của giới lãnh đạo Vietnam Airlines, có thể nhận định sơ bộ một số điểm chính như sau.
Thứ nhất, tình hình khó khăn hiện nay, đã dẫn đến một số hàng hàng không giảm bớt thị phần đường bay. Căn cứ trên một số phát biểu của Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh chiều ngày 8/1, có thể thấy rằng Vietnam Airlines có cân nhắc tới việc tiếp cận các chặng bay này.
“Chúng tôi không chỉ duy trì mạng đường bay hiện nay mà sẽ mở rộng hơn. Đặc biệt trong năm 2009 sẽ tập trung mở rộng mạng đường bay trong nước”, Tổng giám đốc Vietnam Airlines tiết lộ.
Thứ hai, việc thị trường thu hẹp sẽ dẫn tới cạnh tranh gay gắt hơn. Chính vì thế, Vietnam Airlines sẽ phải cân nhắc kỹ hơn chiến lược giá. “Vietnam Airlines duy trì là hãng hàng không dịch vụ đầy đủ, được kiểm soát chi phí tốt”, ông Minh nói.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang xúc tiến kế hoạch phối hợp với ngành du lịch kích cầu hàng không nội địa, cũng như quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009. Và có lẽ, giải pháp tiết kiệm sẽ còn được vận dụng không chỉ trong năm 2009.
Về chiến lược điều hành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Năm nay tôi sẽ điều hành theo giá dầu thế giới, không có một phương án cố định nào. Mức giá dầu thế nào thì điều hành theo kiểu tương ứng, lấy kịch bản khả thi nhất làm tiêu chí”, ông Minh kết luận.
Vẫn những khó khăn từ thế giới, tác động của giá dầu tăng cao, thị trường thu hẹp, cạnh tranh gay gắt… nhưng “chốt” lại, tổng doanh thu năm 2008 của Vietnam Airlines đạt trên 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,3% so với thực hiện năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt 240 tỷ đồng.
Kết quả này ít nhất cũng có thể khiến Tổng giám đốc của doanh nghiệp có biểu tượng hoa sen này, ông Phạm Ngọc Minh, cảm thấy tự hào khi “soi” vào kết quả kinh doanh của nhiều “đại gia” hàng không thế giới. Ngay những “anh bạn” Thai Airways, Malaysia Airlines… có “bạn” lỗ tiền tỷ USD, “bạn” thì “cầm hòa”.
“Trong hoàn cảnh như thế này, việc Vietnam Airlines giữ được không lỗ mà thậm chí là làm ăn có lời không chỉ là thành tựu đối với Vietnam Airlines, mà thành tựu này còn làm ngành hàng không thế giới ngạc nhiên”, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh nói.
Chiều ngày 8/1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc, và 5 vị phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines đã có mặt trong buổi gặp mặt báo chí để chính thức công bố bản báo cáo này.
Tại khách quan
Cách nay ít lâu, giới phóng viên rỉ tai nhau chuyện Vietnam Airlines kinh doanh khó khăn, lời, lãi khó hiện thực. Phía Vietnam Airlines cũng bí mật đến phút chót. Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh trả lời các phóng viên chỉ nói “chờ báo cáo tổng kết sẽ rõ”.
Việc “bí mật’ của ông Tổng giám đốc Vietnam Airlines có nguyên nhân của nó. Trong một năm đầy biến động như 2008, không ai biết trước được kết quả thế nào.
Nhớ lại những thời khắc khó khăn nhất, ông Phạm Ngọc Minh nói: “Có những ngày, chúng tôi ngồi với nhau mà không biết điều hành hãng hàng không theo kiểu gì. Bởi vì giá dầu thô có lúc đến 147 USD/thùng, hay 178 USD/thùng dầu ZA1 (dầu máy bay), thì bay kiểu gì cũng lỗ”.
Thời điểm Vietnam Airlines đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2008, mức giá dầu ấn định cho tính toán là khoảng 94-95 USD, theo như ông Minh còn nhớ. Nhưng với những cơn “co giật” đùng đùng của giá dầu trong 9 tháng đầu năm đã đẩy mức chi phí nhiên liệu bay năm 2008 của Vietnam Airlines lên tới 9.591 tỷ đồng, vượt hơn 2.100 tỷ đồng so với kế hoạch.
Cộng thêm vào “gánh nặng” giá nhiên liệu, sự biến động của tỷ giá cũng “thổi” bay thêm hơn 900 tỷ đồng của Vietnam Airlines. Riêng hai tác động ngoài chủ quan đã quàng vào doanh nghiệp này khoản “ách giữa đàng” hơn 3.000 tỷ đồng.
Trong nửa đầu của năm 2008, Vietnam Airlines đã phải đối mặt với khoản lỗ 83 tỷ đồng.
Giá dầu giảm, tưởng chừng đã qua hết những khó khăn, thì cuối tháng 9, khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên rõ nét hơn, dẫn tới nhu cầu đi lại suy giảm, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giảm rất mạnh.
Những tháng cuối năm 2008, biến động trở nên đáng lo ngại hơn khi hàng xuất khẩu qua đường hàng không nói chung giảm 30%, đi lại đường hàng không quốc tế cũng giảm tới 5% so cùng kỳ, báo hiệu tình hình khó khăn còn ở phía trước.
“Lãi” nhờ... tiết kiệm
Một cách trang trọng, báo cáo kinh doanh 2008 của Vietnam Airlines nói đến nhiều giải pháp thoát khỏi khó khăn, nhưng điều cảm nhận được là lợi nhuận của năm nay không đến từ thuận lợi thị trường và hiệu quả kinh doanh.
Các biện pháp tăng thu, tận thu... trên mọi lĩnh vực với kết quả cụ thể là vận chuyển hành khách tăng 10,6%; hàng hóa lưu kiện tính theo tấn tăng 10%, hệ số sử dụng ghế đạt 76,3%, tăng hơn 1 điểm so với năm 2007... Kết quả đã làm tăng doanh thu cả năm của Vietnam Airlines thêm 2.400 tỷ đồng.
Không tăng thêm lao động, trừ lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao; sử dụng hiệu quả lao động hiện có, đưa năng suất lao động tăng lên 10% so với năm 2007.... Những những giải pháp đó không phải là nguyên nhân chính yếu dẫn đến khoản 240 tỷ đồng lợi nhuận.
Thắng lợi trong kinh doanh năm nay của Vietnam Airlines đến từ... tiết kiệm. Tổng tiết kiệm các chi phí thuộc ngân sách chi thường xuyên trong năm 2008 tại Vietnam Airlines là trên 300 tỷ đồng, nhiều hơn số lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp này thu về trong cả năm vừa qua.
Phân tích trên các con số, phóng viên của VnEconomy đặt câu hỏi với lãnh đạo doanh nghiệp hàng không số một Việt Nam rằng năm nào Vietnam Airlines cũng nói đến “thành tích” tiết kiệm, vì sao năm nay lại tiết kiệm vượt cả lợi nhuận như vậy, phải chăng còn có thể tiết kiệm nữa?
“Không phải là tiết kiệm điện, nước, đi lại, ôtô, bàn ghế... Khoản này không được bao nhiêu”, ông Phạm Ngọc Minh nói.
Vị Tổng giám đốc này cũng giải thích thêm: “Cái tiết kiệm lớn hơn là trực tiếp trong quy trình điều hành sản xuất như thay máy bay lớn bằng máy bay nhỏ khi lượng khách đăng ký bay ít, hay “nắn” đường bay cho thẳng hơn... Tổng tiết kiệm như thế thì năm 2008 đã giảm tiêu thụ được hơn 30 nghìn tấn nhiên liệu”.
“Bí mật kinh doanh” 2009?
Ở kịch bản khả thi nhất được Vietnam Airlines chọn để định hướng điều hành, nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch 2009 vẫn còn bỏ ngỏ vì lý do “bí mật kinh doanh”.
Ví dụ như vì sao Vietnam Airlines đặt mục tiêu tăng 7,3% lượng hành khách vận chuyển trong lúc thị trường ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốc liệt? Tăng trưởng như thế nhưng chỉ đặt mục tiêu cân đối tài chính và đảm bảo “không lỗ”?
Phân tích trên một số quan điểm về chiến lược của giới lãnh đạo Vietnam Airlines, có thể nhận định sơ bộ một số điểm chính như sau.
Thứ nhất, tình hình khó khăn hiện nay, đã dẫn đến một số hàng hàng không giảm bớt thị phần đường bay. Căn cứ trên một số phát biểu của Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh chiều ngày 8/1, có thể thấy rằng Vietnam Airlines có cân nhắc tới việc tiếp cận các chặng bay này.
“Chúng tôi không chỉ duy trì mạng đường bay hiện nay mà sẽ mở rộng hơn. Đặc biệt trong năm 2009 sẽ tập trung mở rộng mạng đường bay trong nước”, Tổng giám đốc Vietnam Airlines tiết lộ.
Thứ hai, việc thị trường thu hẹp sẽ dẫn tới cạnh tranh gay gắt hơn. Chính vì thế, Vietnam Airlines sẽ phải cân nhắc kỹ hơn chiến lược giá. “Vietnam Airlines duy trì là hãng hàng không dịch vụ đầy đủ, được kiểm soát chi phí tốt”, ông Minh nói.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang xúc tiến kế hoạch phối hợp với ngành du lịch kích cầu hàng không nội địa, cũng như quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009. Và có lẽ, giải pháp tiết kiệm sẽ còn được vận dụng không chỉ trong năm 2009.
Về chiến lược điều hành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Năm nay tôi sẽ điều hành theo giá dầu thế giới, không có một phương án cố định nào. Mức giá dầu thế nào thì điều hành theo kiểu tương ứng, lấy kịch bản khả thi nhất làm tiêu chí”, ông Minh kết luận.