Vietnam Airlines: “May mắn là chúng tôi đã lãi”
Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói về kết quả kinh doanh của đơn vị này trong năm qua
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn đối với ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng.
Trò chuyện với VnEconomy về tình hình kinh doanh của hãng trong năm qua, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Ngọc Minh nói:
- Đến hết 6 tháng đầu năm thì chúng tôi vẫn phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 83 tỷ đồng do giá nhiên liệu tăng cao và do chênh lệch tỷ giá.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, may mắn là giá nhiên liệu đã giảm mạnh, cộng với nỗ lực tiết kiệm, cắt giảm chi phí, linh hoạt lịch bay…thì doanh thu của chúng tôi đã đạt trên 26.000 tỷ đồng, tăng 2.400 tỷ so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 đạt hơn 240 tỷ đồng.
May mắn là chúng tôi đã lãi.
Còn về cân đối tài chính chung thì tại thời điểm này, trên tài khoản của Vietnam Airlines là xấp xỉ 1.700 tỷ đồng. Là một trong số ít các hãng hàng không có tài khoản thanh toán tương đối mạnh.
Đó cũng là lý do vì sao trong năm nay, dù có khó khăn thì chúng tôi cũng không phải quá lo lắng về kinh phí để đầu tư, mua sắm và triển khai các chương trình ngắn và dài hạn.
Đã có những dự báo trong năm 2009, nền kinh tế trong nước và thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ suy giảm mạnh. Vậy, chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines liệu sẽ có gì thay đổi không, thưa ông?
Trước hết, tôi xin khẳng định những vấn đề liên quan đến kế hoạch, chiến lược kinh doanh là những vấn đề mang tính “bí mật” của Vietnam Airlines. Nếu tôi tiết lộ hết những chiến lược cạnh tranh khi thị trường suy giảm thì chắc chắn tôi sẽ bị đuổi việc.
Do đó, tôi chỉ có thể khẳng định, Vietnam Airlines đã lường trước được những khó khăn khi thị trường suy giảm. Không những chúng tôi đã cảnh báo trên toàn hệ thống từ tháng 9/2008 mà còn soạn thảo ra những kịch bản, những giải pháp kinh doanh để ứng phó với thị trường suy giảm.
Hơn nữa, chúng tôi cũng đã từng phải đối mặt với khó khăn như thế này khi dịch cúm bùng phát mấy năm trước.
Chúng tôi dự báo có thể đến cuối năm 2009, hoặc đầu 2010 tình hình sẽ được cải thiện, nên vẫn sẽ kiên trì các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Từ năm 2012 trở đi sẽ hiện đại hóa đội bay, không sử dụng máy bay cũ. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ trở thành hãng hàng không lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Singapore Airlines.
Không kinh doanh giá rẻ
Để đối phó với khó khăn, giải pháp tăng giá vé có được Vietnam Airlines tính đến, thưa ông?
Tôi xin khẳng định, chừng nào Vietnam Airlines còn đứng vững và phát triển thì việc điều hành giá vé, ngoài việc điều hành theo thị trường thì còn phải tính đến các yếu tố liên quan đến sức mua của người tiêu dùng.
Là một hãng hàng không quốc gia thì không thể kinh doanh theo kiểu lãi thì bay, lỗ thì dừng.
Điều đó có nghĩa là, khi cân đối chung trên tổng mạng mà không lỗ thì việc xác định giá vé trên từng tuyến bay trong nước phải tính đến thu nhập và khả năng chi trả của người tiêu dùng trên từng tuyến bay.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi sẽ miễn phí cho bà con nông dân bay đến vùng sâu vùng xa. Khi chúng ta muốn giao thông hàng không trở thành giao thông công cộng, có nghĩa là việc bay đến các vùng miền trong cả nước là để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, thương mai, đầu tư, du lịch và phát triển kinh tế xã hội nói chung, chứ không đơn thuần chỉ là việc đi lại.
Vậy, mức giá phổ thông cao nhất mà Vietnam Airlines có thể thu là bao nhiêu, thưa ông?
Bộ Tài chính cho phép các hãng hàng không bỏ giá trần nhưng chỉ là trên các tuyến bay có cạnh tranh, còn các tuyến không có cạnh tranh thì nhà nước vẫn quản lý.
Quan điểm của chúng tôi là công cộng hóa dịch vụ hàng không, tức là làm sao để nhiều người dân Việt Nam đi lại được bằng đường hàng không thì càng tốt.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xác định mức giá phù hợp với thị trường, với thu nhập của người tiêu dùng.
Vậy có thể tạm thời hiểu là Vietnam Airlines sẽ không tăng giá vé nếu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục. Nhưng nếu quá khó khăn thì Vietnam có tính đến chuyển hướng sang kinh doanh hàng không giá rẻ?
Chúng tôi đã và sẽ trung thành với tiêu chí là hãng hàng không dịch vụ đầy đủ. Do đó, cách kinh doanh của chúng tôi sẽ khác với nhiều hãng hàng không giá rẻ khác.
Do vậy, mặc dù được dự báo là sẽ rất khó khăn trong năm nay, nhưng chúng tôi vẫn đặt mục tiêu tăng hơn 7% so với năm 2008 về vận chuyển hành khách và cố gắng không bị lỗ.
Không thể chỉ ngồi bàn xem đáy ở đâu
Đặt mục tiêu tăng vận chuyển hành khách, nhưng tại sao Vietnam Airlines lại chỉ đặt mục tiêu là không lỗ trong năm nay, thưa ông?
Khi thị trường suy giảm mà chúng tôi dám đặt mục tiêu là có tăng trưởng về vận chuyển khách là chúng tôi chấp nhận cạnh tranh, tức là giá vé, thu nhập… phải theo thị trường .
Do đó, phương án kinh doanh là phải duy trì tăng trưởng hợp lý kết hợp với chống suy giảm và đảm bảo không lỗ. Nếu Vietnam Airlines mà cạnh tranh bằng mọi giá thì chắc chắn sẽ đón nhận thua lỗ, thậm chí là lỗ nặng.
Trong năm 2008, vận chuyển quốc tế và nội địa đều tăng trưởng nhưng thấp hơn nhiều so với các năm trước. Từ tháng 9/2008 đến nay thì mức tăng trưởng âm và thị trường lao dốc rất với tốc độ kinh ngạc.
Hiện chúng tôi đã mời các chuyên gia cùng thảo luận về kịch bản của thị thị trường trong năm 2009, chỗ nào là đáy, nhưng tất cả đều không dám khẳng định và không ai nhìn thấy đáy chỗ nào.
Nhưng chúng tôi xác định, không thể chỉ ngồi bàn xem đáy ở đâu mà cần phải bắt tay vào điều hành kinh doanh theo từng kịch bản đã soạn.
Kế hoạch cổ phần hóa và trở thành tập đoàn kinh tế đã được triển khai đến đâu, thưa ông?
Cổ phần hóa Vietnam Airlines là một vấn đề rất lớn, nên chúng tôi vừa làm vừa phải báo cáo lên Chính phủ.
Còn đề án thành lập tập đoàn kinh tế cũng đang được chúng tôi xây dựng, và sẽ trình lên Chính phủ vào một thời điểm thích hợp. Những vấn đề liên quan cũng như thời điểm để công bố hai kế hoạch này vẫn là một “bí mật”.
Trò chuyện với VnEconomy về tình hình kinh doanh của hãng trong năm qua, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Ngọc Minh nói:
- Đến hết 6 tháng đầu năm thì chúng tôi vẫn phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 83 tỷ đồng do giá nhiên liệu tăng cao và do chênh lệch tỷ giá.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, may mắn là giá nhiên liệu đã giảm mạnh, cộng với nỗ lực tiết kiệm, cắt giảm chi phí, linh hoạt lịch bay…thì doanh thu của chúng tôi đã đạt trên 26.000 tỷ đồng, tăng 2.400 tỷ so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 đạt hơn 240 tỷ đồng.
May mắn là chúng tôi đã lãi.
Còn về cân đối tài chính chung thì tại thời điểm này, trên tài khoản của Vietnam Airlines là xấp xỉ 1.700 tỷ đồng. Là một trong số ít các hãng hàng không có tài khoản thanh toán tương đối mạnh.
Đó cũng là lý do vì sao trong năm nay, dù có khó khăn thì chúng tôi cũng không phải quá lo lắng về kinh phí để đầu tư, mua sắm và triển khai các chương trình ngắn và dài hạn.
Đã có những dự báo trong năm 2009, nền kinh tế trong nước và thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ suy giảm mạnh. Vậy, chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines liệu sẽ có gì thay đổi không, thưa ông?
Trước hết, tôi xin khẳng định những vấn đề liên quan đến kế hoạch, chiến lược kinh doanh là những vấn đề mang tính “bí mật” của Vietnam Airlines. Nếu tôi tiết lộ hết những chiến lược cạnh tranh khi thị trường suy giảm thì chắc chắn tôi sẽ bị đuổi việc.
Do đó, tôi chỉ có thể khẳng định, Vietnam Airlines đã lường trước được những khó khăn khi thị trường suy giảm. Không những chúng tôi đã cảnh báo trên toàn hệ thống từ tháng 9/2008 mà còn soạn thảo ra những kịch bản, những giải pháp kinh doanh để ứng phó với thị trường suy giảm.
Hơn nữa, chúng tôi cũng đã từng phải đối mặt với khó khăn như thế này khi dịch cúm bùng phát mấy năm trước.
Chúng tôi dự báo có thể đến cuối năm 2009, hoặc đầu 2010 tình hình sẽ được cải thiện, nên vẫn sẽ kiên trì các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Từ năm 2012 trở đi sẽ hiện đại hóa đội bay, không sử dụng máy bay cũ. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ trở thành hãng hàng không lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Singapore Airlines.
Không kinh doanh giá rẻ
Để đối phó với khó khăn, giải pháp tăng giá vé có được Vietnam Airlines tính đến, thưa ông?
Tôi xin khẳng định, chừng nào Vietnam Airlines còn đứng vững và phát triển thì việc điều hành giá vé, ngoài việc điều hành theo thị trường thì còn phải tính đến các yếu tố liên quan đến sức mua của người tiêu dùng.
Là một hãng hàng không quốc gia thì không thể kinh doanh theo kiểu lãi thì bay, lỗ thì dừng.
Điều đó có nghĩa là, khi cân đối chung trên tổng mạng mà không lỗ thì việc xác định giá vé trên từng tuyến bay trong nước phải tính đến thu nhập và khả năng chi trả của người tiêu dùng trên từng tuyến bay.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi sẽ miễn phí cho bà con nông dân bay đến vùng sâu vùng xa. Khi chúng ta muốn giao thông hàng không trở thành giao thông công cộng, có nghĩa là việc bay đến các vùng miền trong cả nước là để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, thương mai, đầu tư, du lịch và phát triển kinh tế xã hội nói chung, chứ không đơn thuần chỉ là việc đi lại.
Vậy, mức giá phổ thông cao nhất mà Vietnam Airlines có thể thu là bao nhiêu, thưa ông?
Bộ Tài chính cho phép các hãng hàng không bỏ giá trần nhưng chỉ là trên các tuyến bay có cạnh tranh, còn các tuyến không có cạnh tranh thì nhà nước vẫn quản lý.
Quan điểm của chúng tôi là công cộng hóa dịch vụ hàng không, tức là làm sao để nhiều người dân Việt Nam đi lại được bằng đường hàng không thì càng tốt.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xác định mức giá phù hợp với thị trường, với thu nhập của người tiêu dùng.
Vậy có thể tạm thời hiểu là Vietnam Airlines sẽ không tăng giá vé nếu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục. Nhưng nếu quá khó khăn thì Vietnam có tính đến chuyển hướng sang kinh doanh hàng không giá rẻ?
Chúng tôi đã và sẽ trung thành với tiêu chí là hãng hàng không dịch vụ đầy đủ. Do đó, cách kinh doanh của chúng tôi sẽ khác với nhiều hãng hàng không giá rẻ khác.
Do vậy, mặc dù được dự báo là sẽ rất khó khăn trong năm nay, nhưng chúng tôi vẫn đặt mục tiêu tăng hơn 7% so với năm 2008 về vận chuyển hành khách và cố gắng không bị lỗ.
Không thể chỉ ngồi bàn xem đáy ở đâu
Đặt mục tiêu tăng vận chuyển hành khách, nhưng tại sao Vietnam Airlines lại chỉ đặt mục tiêu là không lỗ trong năm nay, thưa ông?
Khi thị trường suy giảm mà chúng tôi dám đặt mục tiêu là có tăng trưởng về vận chuyển khách là chúng tôi chấp nhận cạnh tranh, tức là giá vé, thu nhập… phải theo thị trường .
Do đó, phương án kinh doanh là phải duy trì tăng trưởng hợp lý kết hợp với chống suy giảm và đảm bảo không lỗ. Nếu Vietnam Airlines mà cạnh tranh bằng mọi giá thì chắc chắn sẽ đón nhận thua lỗ, thậm chí là lỗ nặng.
Trong năm 2008, vận chuyển quốc tế và nội địa đều tăng trưởng nhưng thấp hơn nhiều so với các năm trước. Từ tháng 9/2008 đến nay thì mức tăng trưởng âm và thị trường lao dốc rất với tốc độ kinh ngạc.
Hiện chúng tôi đã mời các chuyên gia cùng thảo luận về kịch bản của thị thị trường trong năm 2009, chỗ nào là đáy, nhưng tất cả đều không dám khẳng định và không ai nhìn thấy đáy chỗ nào.
Nhưng chúng tôi xác định, không thể chỉ ngồi bàn xem đáy ở đâu mà cần phải bắt tay vào điều hành kinh doanh theo từng kịch bản đã soạn.
Kế hoạch cổ phần hóa và trở thành tập đoàn kinh tế đã được triển khai đến đâu, thưa ông?
Cổ phần hóa Vietnam Airlines là một vấn đề rất lớn, nên chúng tôi vừa làm vừa phải báo cáo lên Chính phủ.
Còn đề án thành lập tập đoàn kinh tế cũng đang được chúng tôi xây dựng, và sẽ trình lên Chính phủ vào một thời điểm thích hợp. Những vấn đề liên quan cũng như thời điểm để công bố hai kế hoạch này vẫn là một “bí mật”.