Báo cáo việc làm nhấn chìm Phố Wall
Báo cáo hàng tháng của Chính phủ Mỹ về tình trạng việc làm gây thêm những lo ngại về đà tụt dốc của nền kinh tế này
Phiên giao dịch cuối tuần (6/7), các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm khoảng 1%, sau khi báo cáo hàng tháng của Chính phủ Mỹ về tình trạng việc làm gây thêm những lo ngại về đà tụt dốc của nền kinh tế này.
Theo công bố, trong tháng 6 vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ chỉ tạo được 80.000 việc làm mới. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, tăng trưởng việc làm của Mỹ dưới con số 100.000. Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức tăng yếu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra chương trình nới lỏng định lượng thứ ba để kích thích tăng trưởng.
"Điều này không đáng thất vọng tới mức đủ để có một chương trình nới lỏng định lượng mới, nhưng nó cho thấy thời kỳ tăng trưởng yếu kém tiếp tục kéo dài và hạn chế cải thiện tình trạng việc làm", Eric Teal, trưởng bộ phận đầu tư của Hãng First Citizens Bancshares Inc ở North Carolina (Mỹ), đưa ra quan điểm về bản báo cáo việc làm tháng 6 vừa được công bố.
Theo kết quả một cuộc điều tra dư luận đối với các chuyên gia kinh tế Phố Wall do hãng tin Reuters tổ chức, có 65% cơ hội thực hiện gói nới lỏng định lượng mới. Tuy nhiên, hơn một nửa số chuyên gia tham dự điều tra cho rằng, việc này chỉ xảy ra vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới.
Thông tin đáng thất vọng về thị trường việc làm trên đã tác động mạnh tới chứng khoán Mỹ. Kết thúc phiên 6/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 124,20 điểm, tương ứng 0,96%, xuống 12.772,47 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,90 điểm, tương ứng 0,94%, còn 1.354,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 38,79 điểm, tương ứng 1,30%, xuống còn 2.937,33 điểm.
Toàn bộ 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 đều giảm điểm, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp mất điểm mạnh nhất, còn nhóm cổ phiếu phòng vệ giảm ít nhất. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 0,6%, Dow Jones hạ 0,8% trong khi Nasdaq nhích nhẹ. Mặc dù Nasdaq tăng chưa tới 0,1% nhưng nhờ vậy chỉ số này đã có 5 tuần tăng điểm liên tiếp.
Phiên cuối tuần, khối lượng giao dịch toàn thị trường thuộc vào hàng mức thấp nhất trong năm, với khoảng 4,96 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu trong năm 2011.
Theo công bố, trong tháng 6 vừa qua, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ chỉ tạo được 80.000 việc làm mới. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, tăng trưởng việc làm của Mỹ dưới con số 100.000. Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức tăng yếu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra chương trình nới lỏng định lượng thứ ba để kích thích tăng trưởng.
"Điều này không đáng thất vọng tới mức đủ để có một chương trình nới lỏng định lượng mới, nhưng nó cho thấy thời kỳ tăng trưởng yếu kém tiếp tục kéo dài và hạn chế cải thiện tình trạng việc làm", Eric Teal, trưởng bộ phận đầu tư của Hãng First Citizens Bancshares Inc ở North Carolina (Mỹ), đưa ra quan điểm về bản báo cáo việc làm tháng 6 vừa được công bố.
Theo kết quả một cuộc điều tra dư luận đối với các chuyên gia kinh tế Phố Wall do hãng tin Reuters tổ chức, có 65% cơ hội thực hiện gói nới lỏng định lượng mới. Tuy nhiên, hơn một nửa số chuyên gia tham dự điều tra cho rằng, việc này chỉ xảy ra vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới.
Thông tin đáng thất vọng về thị trường việc làm trên đã tác động mạnh tới chứng khoán Mỹ. Kết thúc phiên 6/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 124,20 điểm, tương ứng 0,96%, xuống 12.772,47 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,90 điểm, tương ứng 0,94%, còn 1.354,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 38,79 điểm, tương ứng 1,30%, xuống còn 2.937,33 điểm.
Toàn bộ 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 đều giảm điểm, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp mất điểm mạnh nhất, còn nhóm cổ phiếu phòng vệ giảm ít nhất. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 0,6%, Dow Jones hạ 0,8% trong khi Nasdaq nhích nhẹ. Mặc dù Nasdaq tăng chưa tới 0,1% nhưng nhờ vậy chỉ số này đã có 5 tuần tăng điểm liên tiếp.
Phiên cuối tuần, khối lượng giao dịch toàn thị trường thuộc vào hàng mức thấp nhất trong năm, với khoảng 4,96 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu trong năm 2011.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.896,67 | 12.772,47 | 124,20 | 0,96 |
S&P 500 | 1.367,58 | 1.354,68 | 12,90 | 0,94 | |
Nasdaq | 2.976,12 | 2.937,33 | 38,79 | 1,30 | |
Anh | FTSE 100 | 5.692,63 | 5.662,63 | 30,00 | 0,53 |
Pháp | CAC 40 | 3.229,36 | 3.168,79 | 60,57 | 1,88 |
Đức | DAX | 6.535,56 | 6.410,11 | 125,45 | 1,92 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.079,80 | 9.020,75 | 59,05 | 0,65 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.809,13 | 19.800,64 | 8,49 | 0,04 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.201,35 | 2.223,58 | 22,23 | 1,01 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.387,78 | 7.368,59 | 19,19 | 0,26 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.875,49 | 1.858,20 | 17,29 | 0,92 |
Singapore | Straits Times | 2.971,47 | 2.978,55 | 7,08 | 0,24 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |