Bảo hiểm Xã hội lãi gần 32.500 tỷ nhờ cho vay lãi suất 8,49%/năm
Lãi suất bình quân các khoản đầu tư của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đạt 8,49%
Kết quả kiểm toán Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố có một phần quan trọng về quản lý, đầu tư các quỹ bảo hiểm trong năm qua.
Lãi gần 32.500 tỷ đồng
Theo số liệu từ báo cáo tài chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, số dư quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc đến hết năm 2015 là 370.360 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.989 tỷ đồng tăng 29%; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 49.180 tỷ đồng, tăng 19%; Quỹ bảo hiểm y tế dư 49.282 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, quỹ bảo hiểm hàng năm đều có kết dư, tốc độ tăng trưởng các quỹ trong năm 2015 đạt bình quân là 22%.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đầu tư cho Ngân sách nhà nước vay lại tới 324.000 tỷ đồng, chiếm 74,46% tổng quỹ. Đây là kênh đầu tư lớn nhất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ tính đến cuối năm 2015 đạt 45.500 tỷ đồng, chiếm 10,46% tổng quỹ; cho các ngân hàng vay lại 59.629 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng quỹ; đầu tư 6.000 tỷ đồng vào Thuỷ điện Lai Châu, chiếm 1,38% tổng quỹ.
Tổng cộng, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đem 435.129 tỷ đồng đi đầu tư, tăng 65.600 tỷ so với năm 2014. Tổng số lãi thu được là 32.476 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ hoạt động đầu tư quỹ là 32.079 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm trước. Lãi từ các khoản tiền gửi là 396 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước phát hiện việc phân bổ lại lãi đầu tư vào các quỹ do Bảo hiểm Xã hội trích trùng với kinh phí quản lý bộ máy với số tiền là 108 tỷ đồng.
Về lãi suất cho vay, Thông tư 113 của Bộ Tài chính quy định, cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) áp dụng mức lãi suất hầu hết là 5,08% - 5,1%/năm, tương đương lãi mức lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại từ 6-9 tháng.
Lãi suất bình quân cho Ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào dự án Thuỷ điện Lai Châu là 9,04%. Như vậy, mức lãi suất bình quân của Bảo hiểm Xã hội năm 2015 lên tới 8,49%/năm.
15.697 tỷ đồng nợ khó đòi
Kiểm toán Nhà nước còn cho biết Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vẫn chưa thu hồi được khoản nợ gốc và lãi của Công ty Cho thuê Tài chính 2 (tiền gốc là 769 tỷ đồng, số lãi lên tới 735 tỷ đồng); chưa thu được số tiền lãi 26 tỷ đồng của Công ty Cho thuê Tài chính 1.
Nguyên nhân được cho là do Công ty Cho thuê Tài chính 1 đang tái cơ cấu, không có đủ nguồn thu để trả nợ. Còn Công ty Cho thuê Tài chính 2 đang chờ quyết định của Chính phủ.
Theo báo cáo, đến hết năm 2015, 43.743 tỷ đồng là các khoản phải thu vẫn chưa được thực hiện, trong khi số phải trả là 956 tỷ đồng. Số nợ khó đòi lên tới 15.697 tỷ đồng.
"Việc xử lý công nợ chưa triệt để, còn nhiều khoản công nợ tồn đọng qua nhiều năm chưa xử lý, một số khoản không được đối chiếu cuối năm. Qua kiểm toán còn một số tồn tại, làm tăng các khoản phải thu là 34 tỷ đồng, các khoản phải trả là 35 tỷ đồng, tăng các khoản phải nộp cho ngân sách là 54 tỷ đồng”, kết luận nêu.
Số trích lập dự phòng rủi ro đầu tư quỹ năm 2015 là 647,18 tỷ đồng. Luỹ kế đến cuối năm 2015, số trích lập dự phòng rủi ro đã lên tới 2.264 tỷ đồng. Toàn bộ số quỹ đến nay vẫn chưa sử dụng.
Về việc đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến cuối năm 2015, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã sử dụng 3.890 tỷ đồng với 39 dự án được phê duyệt quyết toán. Đây là khoản đầu tư cho các Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quyết toán vốn đầu còn chậm, số lượng công trình đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toàn còn nhiều.
Tính đến 31/12/2015, Bảo hiểm Xã hội được giao 815 cơ cở đất đai với tổng diện tích 870.517 m2, trong đó có 585 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 230 cơ sở chưa được cấp do hồ sơ trụ sở cũ bị thất lạc, một số thuộc quy hoạch của địa phương…Tổng giá trị quyền sử dụng đất của 773 cơ sở là 2.142 tỷ đồng.
Lãi gần 32.500 tỷ đồng
Theo số liệu từ báo cáo tài chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, số dư quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc đến hết năm 2015 là 370.360 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.989 tỷ đồng tăng 29%; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 49.180 tỷ đồng, tăng 19%; Quỹ bảo hiểm y tế dư 49.282 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, quỹ bảo hiểm hàng năm đều có kết dư, tốc độ tăng trưởng các quỹ trong năm 2015 đạt bình quân là 22%.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đầu tư cho Ngân sách nhà nước vay lại tới 324.000 tỷ đồng, chiếm 74,46% tổng quỹ. Đây là kênh đầu tư lớn nhất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ tính đến cuối năm 2015 đạt 45.500 tỷ đồng, chiếm 10,46% tổng quỹ; cho các ngân hàng vay lại 59.629 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng quỹ; đầu tư 6.000 tỷ đồng vào Thuỷ điện Lai Châu, chiếm 1,38% tổng quỹ.
Tổng cộng, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đem 435.129 tỷ đồng đi đầu tư, tăng 65.600 tỷ so với năm 2014. Tổng số lãi thu được là 32.476 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ hoạt động đầu tư quỹ là 32.079 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm trước. Lãi từ các khoản tiền gửi là 396 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước phát hiện việc phân bổ lại lãi đầu tư vào các quỹ do Bảo hiểm Xã hội trích trùng với kinh phí quản lý bộ máy với số tiền là 108 tỷ đồng.
Về lãi suất cho vay, Thông tư 113 của Bộ Tài chính quy định, cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) áp dụng mức lãi suất hầu hết là 5,08% - 5,1%/năm, tương đương lãi mức lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại từ 6-9 tháng.
Lãi suất bình quân cho Ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào dự án Thuỷ điện Lai Châu là 9,04%. Như vậy, mức lãi suất bình quân của Bảo hiểm Xã hội năm 2015 lên tới 8,49%/năm.
15.697 tỷ đồng nợ khó đòi
Kiểm toán Nhà nước còn cho biết Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vẫn chưa thu hồi được khoản nợ gốc và lãi của Công ty Cho thuê Tài chính 2 (tiền gốc là 769 tỷ đồng, số lãi lên tới 735 tỷ đồng); chưa thu được số tiền lãi 26 tỷ đồng của Công ty Cho thuê Tài chính 1.
Nguyên nhân được cho là do Công ty Cho thuê Tài chính 1 đang tái cơ cấu, không có đủ nguồn thu để trả nợ. Còn Công ty Cho thuê Tài chính 2 đang chờ quyết định của Chính phủ.
Theo báo cáo, đến hết năm 2015, 43.743 tỷ đồng là các khoản phải thu vẫn chưa được thực hiện, trong khi số phải trả là 956 tỷ đồng. Số nợ khó đòi lên tới 15.697 tỷ đồng.
"Việc xử lý công nợ chưa triệt để, còn nhiều khoản công nợ tồn đọng qua nhiều năm chưa xử lý, một số khoản không được đối chiếu cuối năm. Qua kiểm toán còn một số tồn tại, làm tăng các khoản phải thu là 34 tỷ đồng, các khoản phải trả là 35 tỷ đồng, tăng các khoản phải nộp cho ngân sách là 54 tỷ đồng”, kết luận nêu.
Số trích lập dự phòng rủi ro đầu tư quỹ năm 2015 là 647,18 tỷ đồng. Luỹ kế đến cuối năm 2015, số trích lập dự phòng rủi ro đã lên tới 2.264 tỷ đồng. Toàn bộ số quỹ đến nay vẫn chưa sử dụng.
Về việc đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến cuối năm 2015, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã sử dụng 3.890 tỷ đồng với 39 dự án được phê duyệt quyết toán. Đây là khoản đầu tư cho các Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quyết toán vốn đầu còn chậm, số lượng công trình đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toàn còn nhiều.
Tính đến 31/12/2015, Bảo hiểm Xã hội được giao 815 cơ cở đất đai với tổng diện tích 870.517 m2, trong đó có 585 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 230 cơ sở chưa được cấp do hồ sơ trụ sở cũ bị thất lạc, một số thuộc quy hoạch của địa phương…Tổng giá trị quyền sử dụng đất của 773 cơ sở là 2.142 tỷ đồng.