“Bảo lưu” tạm nhập tái xuất mặt hàng đường
Bộ Công Thương cho rằng nhận định thương nhân lợi dụng kinh doanh tạm nhập tái xuất đường để nhập lậu là chưa đủ cơ sở
Bộ Công Thương vừa có văn bản phúc đáp với Chính phủ trước kiến nghị giải quyết khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ mặt hàng đường từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
Trả lời vấn đề tạm nhập tái xuất dẫn đến gian lận thương mại, Bộ Công Thương cho hay, theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã công bố danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Mặt hàng đường không có tên trong danh mục này.
Hơn nữa, hiện tượng buôn lậu đường hiện nay chủ yếu diễn ra tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam và miền Trung. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng này phần lớn diễn ra tại các tỉnh biên giới phía Bắc, tái xuất sang Trung Quốc.
“Giá đường xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn giá đường tại Việt Nam. Do vậy, nếu cho rằng thương nhân lợi dụng kinh doanh tạm nhập tái xuất đường nhập lậu là chưa đủ cơ sở”, ý kiến của Bộ Công Thương.
Vì vậy, theo Bộ Công Thương, đưa mặt hàng đường vào danh mục cấm và danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất là không phù hợp và phần nào hạn chế hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm nguồn thu phí tạm nhập tái xuất của các tỉnh.
Trả lời vấn đề tạm nhập tái xuất dẫn đến gian lận thương mại, Bộ Công Thương cho hay, theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã công bố danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Mặt hàng đường không có tên trong danh mục này.
Hơn nữa, hiện tượng buôn lậu đường hiện nay chủ yếu diễn ra tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam và miền Trung. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng này phần lớn diễn ra tại các tỉnh biên giới phía Bắc, tái xuất sang Trung Quốc.
“Giá đường xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn giá đường tại Việt Nam. Do vậy, nếu cho rằng thương nhân lợi dụng kinh doanh tạm nhập tái xuất đường nhập lậu là chưa đủ cơ sở”, ý kiến của Bộ Công Thương.
Vì vậy, theo Bộ Công Thương, đưa mặt hàng đường vào danh mục cấm và danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất là không phù hợp và phần nào hạn chế hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm nguồn thu phí tạm nhập tái xuất của các tỉnh.