Bất cập hệ thống ngân hàng gửi tới tân Thống đốc
Những bất cập của hệ thống ngân hàng gần đây đã được đại biểu Quốc hội gửi đến chất vấn tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Những bất cập của hệ thống ngân hàng gần đây đã được đại biểu Quốc hội gửi đến chất vấn tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 13 đang diễn ra, một số ý kiến chất vấn từ đại biểu Quốc hội đã được tập hợp và gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Những ý kiến này tập trung vào những bất cập của hệ thống ngân hàng được phản ánh thời gian gần đây.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Với tình trạng đó, đại biểu Nghĩa đề nghị Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) nêu lên một trường hợp cụ thể: cử tri tỉnh An Giang phản ánh việc một số ngân hàng (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn) cho người dân vay mới để thu lại nợ cũ, thực chất vay mà không được nhận tiền đang diễn ra ở địa phương. Đại biểu Trường đề nghị Thống đốc cho cử tri biết quan điểm về vấn đề này và giải pháp để xử lý.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu ý kiến rằng: “Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại quá nhiều so với các nước trong khu vực, các ngân hàng hoạt động chưa lành mạnh, chạy đua lãi suất, làm cho thị trường vốn ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để ổn định và phát triển sản xuất”.
Theo đó, đại biểu Đồng đặt câu hỏi: "Để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, thời gian tới Thống đốc có những giải pháp gì cấp bách để giải quyết những vấn đề trên?".
Theo lịch trình dự kiến, chiều ngày 24/11 tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình đăng đàn ở diễn đàn này, và dự kiến sẽ có những chất vấn trực tiếp từ các đại biểu Quốc hội, bên cạnh những câu hỏi với những nội dung đề cập ở trên.
Tại phiên chất vấn này, dự kiến nhóm vấn đề mà Thống đốc Bình sẽ phải trả lời đã được Quốc hội quyết định là giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần vào bảo đảm giá trị đồng tiền và bình ổn thị trường tiền tệ; công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng; biện pháp xử lý tổ chức tín dụng và cán bộ, nhân viện các ngân hàng vi phạm; việc đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển; giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.
Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 13 đang diễn ra, một số ý kiến chất vấn từ đại biểu Quốc hội đã được tập hợp và gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Những ý kiến này tập trung vào những bất cập của hệ thống ngân hàng được phản ánh thời gian gần đây.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Với tình trạng đó, đại biểu Nghĩa đề nghị Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) nêu lên một trường hợp cụ thể: cử tri tỉnh An Giang phản ánh việc một số ngân hàng (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn) cho người dân vay mới để thu lại nợ cũ, thực chất vay mà không được nhận tiền đang diễn ra ở địa phương. Đại biểu Trường đề nghị Thống đốc cho cử tri biết quan điểm về vấn đề này và giải pháp để xử lý.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu ý kiến rằng: “Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại quá nhiều so với các nước trong khu vực, các ngân hàng hoạt động chưa lành mạnh, chạy đua lãi suất, làm cho thị trường vốn ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để ổn định và phát triển sản xuất”.
Theo đó, đại biểu Đồng đặt câu hỏi: "Để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, thời gian tới Thống đốc có những giải pháp gì cấp bách để giải quyết những vấn đề trên?".
Theo lịch trình dự kiến, chiều ngày 24/11 tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình đăng đàn ở diễn đàn này, và dự kiến sẽ có những chất vấn trực tiếp từ các đại biểu Quốc hội, bên cạnh những câu hỏi với những nội dung đề cập ở trên.
Tại phiên chất vấn này, dự kiến nhóm vấn đề mà Thống đốc Bình sẽ phải trả lời đã được Quốc hội quyết định là giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần vào bảo đảm giá trị đồng tiền và bình ổn thị trường tiền tệ; công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng; biện pháp xử lý tổ chức tín dụng và cán bộ, nhân viện các ngân hàng vi phạm; việc đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển; giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.