Bắt Chủ tịch Công ty Dược Viễn Đông vì làm giá chứng khoán
Thông báo này được đưa ra chiều muộn hôm 26/11 và thị trường vẫn chưa kịp phản ứng
Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an hôm nay (26/11) đã có thông báo bắt ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) do liên quan đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
Theo thông báo từ Ủy ban Chứng khoán, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ các vi phạm của DVD và các cá nhân có liên quan. Tuy nhiên thông báo không nêu cụ thể hành vi thao túng giá chứng khoán cụ thể tới mã cổ phiếu nào.
Trước đó, thị trường đều biết mâu thuẫn trong vụ thâu tóm cổ phần tại Công ty Dược Hà Tây (DHT) của DVD. Hai bên đã có những thông tin công bố mâu thuẫn nhau, trong đó nổi bật là DHT khẳng định DVD và một số cá nhân liên quan đã tiên hành thao túng giá cổ phiếu DHT.
Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết đã có công văn yêu cầu DVD thực hiện việc công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ. Đồng thời Ủy ban Chứng khoán đã chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và các đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Chiều muộn hôm nay (26/11), HOSE - nơi DVD niêm yết cổ phiếu - đã thông báo đưa cổ phiếu DVD vào diện cảnh báo kể từ ngày 30/11/2010 do sự kiện bắt giữ chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty này.
Giá cổ phiếu DVD trong ngày 26/11 vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi thông tin trên, dù vẫn giảm 1,4%, xuống mức 49.300 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch chỉ có 45.630 đơn vị, giảm 33% so với hôm qua.
Ngày 22/11 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán đã có quyết định phạt DVD 50 triệu đồng do không thực hiện công bố thông tin chào mua công khai với DHT khi đã vượt quá tỉ lệ theo quy định.
Sự việc bắt đầu từ cuối tháng 6/2010 khi DVD và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành mua vào cổ phiếu DHT với khối lượng lớn. Lịch sử giao dịch của DHT tại HNX cho thấy cá nhân ông Dũng và một số người có liên quan đã mua vào với tư cách cá nhân khối lượng lớn, sau đó bán thỏa thuận lại cho chính DVD.
Tại thời điểm đó, ông Dũng cho biết ban đầu dự kiến mua vào với tư cách cá nhân để “thử nghiệm”, sau đó mới xin ý kiến Hội đồng Quản trị DVD để tiến hành thâu tóm HDT.
Trong nỗ lược chống đỡ lại vụ thâu tóm này, DHT đã liên tiếp lên kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ và phát hành thêm nhưng đều bị DVD với tư cách cổ đông lớn bác bỏ.
Giá DHT sau đó có những biến động rất mạnh đúng vào thời điểm hàng loạt cổ đông lớn, trong đó có các cá nhân liên quan đến DVD thực hiện bán ra khối lượng lớn từ 20/8/2010.
Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi ngày 1/9/2010, DHT có văn bản “tố” DVD và người có liên qua “làm giá”. Theo DHT, đầu tháng 8, DHT đã tăng giá liên tục nhưng đến ngày 20/8 có 4 cổ đông liên quan đến DVD đã đồng loạt đăng ký bán ra khoảng 1,92 triệu cổ phiếu, chiếm gần 47% vốn của DHT khiến DHT giảm giá liên tục.
DHT khi đó đã khẳng định ngay hành động “làm giá” của DVD và các cá nhân liên quan, đồng thời “đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội điều tra xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân đã làm giá trục lợi cổ phiếu DHT thời gian qua”.
Liên tiếp trong thời gian này, các phát ngôn từ cả DHT và DVD đều xuất hiện với những thông tin trái ngược nhau. Phía DVD cho biết có ý định thâu tóm DHT nhưng do vướng mắc trong việc mua thêm nên không thể sớm hoàn thành vụ thâu tóm và đó là lý do DVD thực hiện bán ra. Cá nhân ông Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị DVD - cũng cho biết một số cá nhân khác đã dùng tiền của ông để mua vào DHT. Phía DHT cũng khẳng định có sự trục lợi cá nhân trong các giao dịch này.
Theo số liệu từ HNX, các giao dịch của nhóm cá nhân liên quan đến ông Dũng và DVD bắt đầu từ tháng 6/2010. Thời điểm đó DHT có giá dưới 40.000 đồng/cổ phiếu. Hai tháng sau đó DHT tăng lên mức quanh 60.000 đồng/cổ phiếu.
Đặc biệt trong 11 phiên đầu tháng 8/2010, DHT tăng vọt 65%, lên mức cao nhất 104.000 đồng/cổ phiếu trước khi giảm rất mạnh trở lại.
Theo thông báo từ Ủy ban Chứng khoán, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ các vi phạm của DVD và các cá nhân có liên quan. Tuy nhiên thông báo không nêu cụ thể hành vi thao túng giá chứng khoán cụ thể tới mã cổ phiếu nào.
Trước đó, thị trường đều biết mâu thuẫn trong vụ thâu tóm cổ phần tại Công ty Dược Hà Tây (DHT) của DVD. Hai bên đã có những thông tin công bố mâu thuẫn nhau, trong đó nổi bật là DHT khẳng định DVD và một số cá nhân liên quan đã tiên hành thao túng giá cổ phiếu DHT.
Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết đã có công văn yêu cầu DVD thực hiện việc công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ. Đồng thời Ủy ban Chứng khoán đã chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và các đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Chiều muộn hôm nay (26/11), HOSE - nơi DVD niêm yết cổ phiếu - đã thông báo đưa cổ phiếu DVD vào diện cảnh báo kể từ ngày 30/11/2010 do sự kiện bắt giữ chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty này.
Giá cổ phiếu DVD trong ngày 26/11 vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi thông tin trên, dù vẫn giảm 1,4%, xuống mức 49.300 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch chỉ có 45.630 đơn vị, giảm 33% so với hôm qua.
Ngày 22/11 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán đã có quyết định phạt DVD 50 triệu đồng do không thực hiện công bố thông tin chào mua công khai với DHT khi đã vượt quá tỉ lệ theo quy định.
Sự việc bắt đầu từ cuối tháng 6/2010 khi DVD và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành mua vào cổ phiếu DHT với khối lượng lớn. Lịch sử giao dịch của DHT tại HNX cho thấy cá nhân ông Dũng và một số người có liên quan đã mua vào với tư cách cá nhân khối lượng lớn, sau đó bán thỏa thuận lại cho chính DVD.
Tại thời điểm đó, ông Dũng cho biết ban đầu dự kiến mua vào với tư cách cá nhân để “thử nghiệm”, sau đó mới xin ý kiến Hội đồng Quản trị DVD để tiến hành thâu tóm HDT.
Trong nỗ lược chống đỡ lại vụ thâu tóm này, DHT đã liên tiếp lên kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ và phát hành thêm nhưng đều bị DVD với tư cách cổ đông lớn bác bỏ.
Giá DHT sau đó có những biến động rất mạnh đúng vào thời điểm hàng loạt cổ đông lớn, trong đó có các cá nhân liên quan đến DVD thực hiện bán ra khối lượng lớn từ 20/8/2010.
Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi ngày 1/9/2010, DHT có văn bản “tố” DVD và người có liên qua “làm giá”. Theo DHT, đầu tháng 8, DHT đã tăng giá liên tục nhưng đến ngày 20/8 có 4 cổ đông liên quan đến DVD đã đồng loạt đăng ký bán ra khoảng 1,92 triệu cổ phiếu, chiếm gần 47% vốn của DHT khiến DHT giảm giá liên tục.
DHT khi đó đã khẳng định ngay hành động “làm giá” của DVD và các cá nhân liên quan, đồng thời “đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội điều tra xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân đã làm giá trục lợi cổ phiếu DHT thời gian qua”.
Liên tiếp trong thời gian này, các phát ngôn từ cả DHT và DVD đều xuất hiện với những thông tin trái ngược nhau. Phía DVD cho biết có ý định thâu tóm DHT nhưng do vướng mắc trong việc mua thêm nên không thể sớm hoàn thành vụ thâu tóm và đó là lý do DVD thực hiện bán ra. Cá nhân ông Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị DVD - cũng cho biết một số cá nhân khác đã dùng tiền của ông để mua vào DHT. Phía DHT cũng khẳng định có sự trục lợi cá nhân trong các giao dịch này.
Theo số liệu từ HNX, các giao dịch của nhóm cá nhân liên quan đến ông Dũng và DVD bắt đầu từ tháng 6/2010. Thời điểm đó DHT có giá dưới 40.000 đồng/cổ phiếu. Hai tháng sau đó DHT tăng lên mức quanh 60.000 đồng/cổ phiếu.
Đặc biệt trong 11 phiên đầu tháng 8/2010, DHT tăng vọt 65%, lên mức cao nhất 104.000 đồng/cổ phiếu trước khi giảm rất mạnh trở lại.