Bắt đầu cuộc “so găng” nội - ngoại
Cuộc “đổ bộ” của ngân hàng ngoại thực sự hiện ra trước mắt ngân hàng trong nước
“Người ta đi tới Techcombank không mong thấy HSBC ở đó, và ngược lại”, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nói, để giải thích sự đa dạng của thị trường và chọn lựa trong đường hướng phát triển của ngân hàng ngoại và ngân hàng nội. Ngân hàng nội chuẩn bị đến đâu?
Cuộc “đổ bộ” của ngân hàng ngoại thực sự hiện ra trước mắt ngân hàng trong nước, khi tổng cộng 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước theo cam kết WTO.
HSBC là ngân hàng đầu tiên khai trương hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào đầu tuần này.
Cạnh tranh trực diện
Trong khi ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam và Hong Leong Bank Việt Nam - một của Hàn Quốc và một của Malaysia còn khá lạ lẫm với công chúng trong nước thì ba cái tên HSBC, ANZ và Standard Chartered, nhờ đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân và doanh nghiệp trước đó, nay đã được nhiều người biết tới.
Điểm khác biệt nhất là ngân hàng con có thể cạnh tranh trực diện với ngân hàng nội, thay vì hoạt động bó hẹp khi còn là một chi nhánh của ngân hàng mẹ. Ngân hàng con, theo ông Thomas Tobin, tổng giám đốc ngân hàng HSBC Việt Nam, được thực hiện huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động ngoại hối; số lượng phòng giao dịch, chi nhánh không còn hạn chế.
“Việc hoạt động như một ngân hàng con giúp HSBC tham gia mạnh hơn vào nền kinh tế, vào các thị trường tài chính với nghiệp vụ ngân hàng quốc tế”, ông nói.
Trước đó các ngân hàng ngoại đã liên kết với các đối tác trong nước về mạng lưới, liên kết với các công ty bảo hiểm, ra mắt giao dịch trực tuyến… và sẽ cắm sâu hơn vào thị trường với ưu tiên phát triển mạng lưới hoạt động. Trong quý 1, bên cạnh trụ sở chính tại Tp.HCM và chi nhánh Hà Nội, HSBC sẽ mở chi nhánh Bình Dương, trung tâm giao dịch và 7 văn phòng giao dịch tại Tp.HCM.
Trên cục diện mới
Ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông từng ví von: “Ngân hàng nước ngoài không phải hổ, ngân hàng trong nước chẳng phải thỏ non”. Ông muốn nói đến việc các ngân hàng trong nước đã tạo ra một cục diện mới của thị trường: liên kết hợp tác mạnh hơn, nâng cao nội lực về vốn để cạnh tranh với những đối thủ mới.
Trong năm qua, những cuộc nâng vốn điều lệ gây ấn tượng thuộc về các ngân hàng cổ phần. ACB trên 6.000 tỉ đồng. Eximbank là ngân hàng cổ phần hiện có vốn chủ sở hữu lớn nhất, vốn điều lệ trên 7.000 tỉ đồng. Sacombank trên 5.000 tỉ đồng… Ngân hàng cổ phần cũng tích cực mở rộng mạng lưới, bắt tay với các tổng công ty, tập đoàn, các nhà xuất khẩu của ngân hàng trong nước.
Trước đó, các ngân hàng ngoại cũng đã “hoá giải” lo âu của các ngân hàng nội một cách khéo léo bằng việc “làm quen” dưới dạng cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông Tobin cho rằng, phần vốn góp 20% ở Techcombank của HSBC không có nghĩa rằng sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược phát triển của hai bên sẽ giống nhau.
“Người ta đi tới Techcombank không mong thấy HSBC ở đó và ngược lại”, ông nói.
Khoảng 9 triệu tài khoản ngân hàng trên cả nước, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn tính đến nay, cho thấy dư địa thị trường để nhà băng khai thác còn nhiều. Theo giám đốc một ngân hàng nội, điều khác biệt rõ nét là phân khúc thị trường hai bên chưa chồng chéo. Hầu hết ngân hàng ngoại tập trung vào thành phần thu nhập khá trở lên, đối tượng cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam… Ở phân khúc này, có thể kể đến ngân hàng ACB, Eximbank, Techcombank… cũng đang chú trọng.
Ngoài ra, một hạn chế của ngân hàng ngoại là không phải dịch vụ nào của họ cũng đưa ra thị trường ngay được. Thí dụ, nếu muốn đặt thêm một máy ATM, ngân hàng ngoại vẫn phải có sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước.
Trong cơn khó của thị trường tài chính năm qua, nhiều ngân hàng trong nước, tuy bị “xây xước”, lợi nhuận sụt giảm, nhưng đã tìm ra hướng đi riêng biệt, tận dụng được thế mạnh của mình.
Như ACB, Eximbank đã tăng doanh thu từ kinh doanh vàng và ngoại hối, tận dụng thanh khoản để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng... Hoặc hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đã cho vay tín chấp trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng cuối năm, trong khi chưa thấy động tĩnh ở hầu hết ngân hàng ngoại.
Theo một chuyên gia tài chính, một số ngân hàng nội đã biết chọn lựa, chú trọng lĩnh vực để “khoan sức” mình trong cuộc “so găng” thực sự bắt đầu vào năm nay với ngân hàng ngoại.
Hồng Sương (SGTT)
Cuộc “đổ bộ” của ngân hàng ngoại thực sự hiện ra trước mắt ngân hàng trong nước, khi tổng cộng 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước theo cam kết WTO.
HSBC là ngân hàng đầu tiên khai trương hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào đầu tuần này.
Cạnh tranh trực diện
Trong khi ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam và Hong Leong Bank Việt Nam - một của Hàn Quốc và một của Malaysia còn khá lạ lẫm với công chúng trong nước thì ba cái tên HSBC, ANZ và Standard Chartered, nhờ đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân và doanh nghiệp trước đó, nay đã được nhiều người biết tới.
Điểm khác biệt nhất là ngân hàng con có thể cạnh tranh trực diện với ngân hàng nội, thay vì hoạt động bó hẹp khi còn là một chi nhánh của ngân hàng mẹ. Ngân hàng con, theo ông Thomas Tobin, tổng giám đốc ngân hàng HSBC Việt Nam, được thực hiện huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động ngoại hối; số lượng phòng giao dịch, chi nhánh không còn hạn chế.
“Việc hoạt động như một ngân hàng con giúp HSBC tham gia mạnh hơn vào nền kinh tế, vào các thị trường tài chính với nghiệp vụ ngân hàng quốc tế”, ông nói.
Trước đó các ngân hàng ngoại đã liên kết với các đối tác trong nước về mạng lưới, liên kết với các công ty bảo hiểm, ra mắt giao dịch trực tuyến… và sẽ cắm sâu hơn vào thị trường với ưu tiên phát triển mạng lưới hoạt động. Trong quý 1, bên cạnh trụ sở chính tại Tp.HCM và chi nhánh Hà Nội, HSBC sẽ mở chi nhánh Bình Dương, trung tâm giao dịch và 7 văn phòng giao dịch tại Tp.HCM.
Trên cục diện mới
Ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông từng ví von: “Ngân hàng nước ngoài không phải hổ, ngân hàng trong nước chẳng phải thỏ non”. Ông muốn nói đến việc các ngân hàng trong nước đã tạo ra một cục diện mới của thị trường: liên kết hợp tác mạnh hơn, nâng cao nội lực về vốn để cạnh tranh với những đối thủ mới.
Trong năm qua, những cuộc nâng vốn điều lệ gây ấn tượng thuộc về các ngân hàng cổ phần. ACB trên 6.000 tỉ đồng. Eximbank là ngân hàng cổ phần hiện có vốn chủ sở hữu lớn nhất, vốn điều lệ trên 7.000 tỉ đồng. Sacombank trên 5.000 tỉ đồng… Ngân hàng cổ phần cũng tích cực mở rộng mạng lưới, bắt tay với các tổng công ty, tập đoàn, các nhà xuất khẩu của ngân hàng trong nước.
Trước đó, các ngân hàng ngoại cũng đã “hoá giải” lo âu của các ngân hàng nội một cách khéo léo bằng việc “làm quen” dưới dạng cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông Tobin cho rằng, phần vốn góp 20% ở Techcombank của HSBC không có nghĩa rằng sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược phát triển của hai bên sẽ giống nhau.
“Người ta đi tới Techcombank không mong thấy HSBC ở đó và ngược lại”, ông nói.
Khoảng 9 triệu tài khoản ngân hàng trên cả nước, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn tính đến nay, cho thấy dư địa thị trường để nhà băng khai thác còn nhiều. Theo giám đốc một ngân hàng nội, điều khác biệt rõ nét là phân khúc thị trường hai bên chưa chồng chéo. Hầu hết ngân hàng ngoại tập trung vào thành phần thu nhập khá trở lên, đối tượng cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam… Ở phân khúc này, có thể kể đến ngân hàng ACB, Eximbank, Techcombank… cũng đang chú trọng.
Ngoài ra, một hạn chế của ngân hàng ngoại là không phải dịch vụ nào của họ cũng đưa ra thị trường ngay được. Thí dụ, nếu muốn đặt thêm một máy ATM, ngân hàng ngoại vẫn phải có sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước.
Trong cơn khó của thị trường tài chính năm qua, nhiều ngân hàng trong nước, tuy bị “xây xước”, lợi nhuận sụt giảm, nhưng đã tìm ra hướng đi riêng biệt, tận dụng được thế mạnh của mình.
Như ACB, Eximbank đã tăng doanh thu từ kinh doanh vàng và ngoại hối, tận dụng thanh khoản để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng... Hoặc hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đã cho vay tín chấp trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng cuối năm, trong khi chưa thấy động tĩnh ở hầu hết ngân hàng ngoại.
Theo một chuyên gia tài chính, một số ngân hàng nội đã biết chọn lựa, chú trọng lĩnh vực để “khoan sức” mình trong cuộc “so găng” thực sự bắt đầu vào năm nay với ngân hàng ngoại.
Hồng Sương (SGTT)