Bắt đầu dồn dập giảm lãi suất cho vay
Dự kiến hôm nay (14/10) một số ngân hàng sẽ công bố giảm lãi suất cho vay
Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, cùng nghị quyết vừa ban hành, các ngân hàng thương mại bắt đầu lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay, đặc biệt ở các ngân hàng lớn.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (14/10), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ công bố chính sách giảm lãi suất cho vay mở rộng cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.
Vietcombank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần có mặt bằng lãi suất đầu vào thấp nhất trên thị trường hiện nay. Lãi suất huy động tại ngân hàng này luôn áp thấp hơn hẳn tât cả các thành viên khác trên thị trường, kéo dài trong hơn một năm qua.
Vietcombank cũng là thành viên có thị phần cho vay hiện chiếm hơn 9% toàn hệ thống. Theo đó, chính sách giảm lãi vay sẽ có sức lan tỏa đáng kể.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), cũng cho biết, trong hôm nay (14/10) sẽ rà soát lại các cân đối để thực hiện giảm lãi suất cho vay, như tuyên bố đưa ra cuối tháng 9 vừa qua.
Cuối tháng 9, sau khi nhóm ngân hàng thương mại nhà nước quyết định cùng giảm lãi suất huy động, LienVietPostBank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên đưa ra mức giảm tương ứng, cùng lộ trình giảm lãi suất cho vay nói trên.
Ngày 10/10 vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank) cũng đã công bố kế hoạch giảm lãi suất cho vay cho tất cả khách hàng. Trong đó, với đối tượng khách hàng cá nhân vay mới, HDBank đã giảm lãi suất lãi suất cho vay tối đa từ 11,5%/năm (lãi suất hiện hành) xuống 10,5%/năm, giảm 1%/năm. Với đối tượng doanh nghiệp, HDBank đã mở gói tín dụng ưu đãi hạn mức 18.000 tỷ đồng lãi suất ngắn hạn chỉ từ 6,5%/năm; lãi suất cho vay ưu đãi trung dài hạn cố định trong năm đầu tiên chỉ từ 9,69%/năm.
Về định hướng vĩ mô, tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa ban hành, Chính phủ tiếp tục nêu rõ: trọng tâm những tháng cuối năm 2016, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (14/10), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ công bố chính sách giảm lãi suất cho vay mở rộng cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.
Vietcombank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần có mặt bằng lãi suất đầu vào thấp nhất trên thị trường hiện nay. Lãi suất huy động tại ngân hàng này luôn áp thấp hơn hẳn tât cả các thành viên khác trên thị trường, kéo dài trong hơn một năm qua.
Vietcombank cũng là thành viên có thị phần cho vay hiện chiếm hơn 9% toàn hệ thống. Theo đó, chính sách giảm lãi vay sẽ có sức lan tỏa đáng kể.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), cũng cho biết, trong hôm nay (14/10) sẽ rà soát lại các cân đối để thực hiện giảm lãi suất cho vay, như tuyên bố đưa ra cuối tháng 9 vừa qua.
Cuối tháng 9, sau khi nhóm ngân hàng thương mại nhà nước quyết định cùng giảm lãi suất huy động, LienVietPostBank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên đưa ra mức giảm tương ứng, cùng lộ trình giảm lãi suất cho vay nói trên.
Ngày 10/10 vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank) cũng đã công bố kế hoạch giảm lãi suất cho vay cho tất cả khách hàng. Trong đó, với đối tượng khách hàng cá nhân vay mới, HDBank đã giảm lãi suất lãi suất cho vay tối đa từ 11,5%/năm (lãi suất hiện hành) xuống 10,5%/năm, giảm 1%/năm. Với đối tượng doanh nghiệp, HDBank đã mở gói tín dụng ưu đãi hạn mức 18.000 tỷ đồng lãi suất ngắn hạn chỉ từ 6,5%/năm; lãi suất cho vay ưu đãi trung dài hạn cố định trong năm đầu tiên chỉ từ 9,69%/năm.
Về định hướng vĩ mô, tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa ban hành, Chính phủ tiếp tục nêu rõ: trọng tâm những tháng cuối năm 2016, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.