Bắt đầu một đợt giảm cước di động mới
Ngày 27/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đồng ý cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giảm từ 10 - 15% cước di động
Ngày 27/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đồng ý cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giảm từ 10 - 15% cước di động.
Với quyết định giảm cước trên, mạng di động Viettel đã thông báo chính sách giảm cước mới áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả sau của Viettel. Cụ thể, từ ngày 26/7, cước gọi nội mạng đối với gói trả sau Basic chỉ còn 890 đồng/phút và cước gọi ngoại mạng là 990 đồng/phút.
Trong khi đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đơn vị chủ quản của mạng VinaPhone và MobiFone, hiện cũng đã trình phương án giảm cước từ 10-15% lên Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tuy chưa có quyết định chính thức bằng văn bản, nhưng gần như chắc chắn Bộ cũng sẽ chấp thuận mức giảm cước theo đề xuất trên cho VinaPhone và MobiFone. Vì thế, hai nhà mạng này đang xây dựng mức giảm cước chi tiết để chỉ chờ có quyết định chấp thuận của Bộ là áp dụng mức cước mới ra thị trường.
Trả lời VnEconomy, một đại diện của VinaPhone cho biết, nhà mạng này hy vọng Bộ sẽ thông qua sớm theo đề xuất, và nếu như không có gì thay đổi thì VinaPhone sẽ áp dụng mức cước mới từ ngày 1/8 tới.
Nếu VinaPhone được áp dụng giảm cước từ 1/8 thì MobiFone - đơn vị trực thuộc của VNPT - có lẽ cũng sẽ giảm cước trong cùng thời gian này.
Trong văn bản chấp thuận giảm cước của Viettel, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết luôn khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông ngày càng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư để có điều kiện giảm giá cước dịch vụ, khuyến khích người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nguyên tắc xây dựng giá cước dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải dựa trên cơ sở giá thành dịch vụ của doanh nghiệp và không bán phá giá thị trường.
Cách đây không lâu, khi có thông tin các mạng lớn sẽ giảm giá cước, đại diện một số nhà mạng chiếm thị phần nhỏ đã bày tỏ lo lắng, vì điều này nếu xảy ra sẽ đẩy các mạng nhỏ vào tình thế khó càng thêm khó. “Tuy nhiên, nếu các mạng lớn giảm cước, chúng tôi cũng buộc phải tính toán giảm theo”, đại diện một mạng di động nhỏ nói.
Bởi vậy, việc Viettel tiên phong giảm cước di động gần như chắc chắn đã châm ngòi cho một đợt giảm cước mới, diễn ra trên diện rộng.
* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 6/2010 ước đạt 151 triệu thuê bao, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thuê bao di động chiếm trên 80%. Đi đầu thị trường vẫn là ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel.
Với quyết định giảm cước trên, mạng di động Viettel đã thông báo chính sách giảm cước mới áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả sau của Viettel. Cụ thể, từ ngày 26/7, cước gọi nội mạng đối với gói trả sau Basic chỉ còn 890 đồng/phút và cước gọi ngoại mạng là 990 đồng/phút.
Trong khi đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đơn vị chủ quản của mạng VinaPhone và MobiFone, hiện cũng đã trình phương án giảm cước từ 10-15% lên Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tuy chưa có quyết định chính thức bằng văn bản, nhưng gần như chắc chắn Bộ cũng sẽ chấp thuận mức giảm cước theo đề xuất trên cho VinaPhone và MobiFone. Vì thế, hai nhà mạng này đang xây dựng mức giảm cước chi tiết để chỉ chờ có quyết định chấp thuận của Bộ là áp dụng mức cước mới ra thị trường.
Trả lời VnEconomy, một đại diện của VinaPhone cho biết, nhà mạng này hy vọng Bộ sẽ thông qua sớm theo đề xuất, và nếu như không có gì thay đổi thì VinaPhone sẽ áp dụng mức cước mới từ ngày 1/8 tới.
Nếu VinaPhone được áp dụng giảm cước từ 1/8 thì MobiFone - đơn vị trực thuộc của VNPT - có lẽ cũng sẽ giảm cước trong cùng thời gian này.
Trong văn bản chấp thuận giảm cước của Viettel, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết luôn khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông ngày càng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư để có điều kiện giảm giá cước dịch vụ, khuyến khích người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nguyên tắc xây dựng giá cước dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải dựa trên cơ sở giá thành dịch vụ của doanh nghiệp và không bán phá giá thị trường.
Cách đây không lâu, khi có thông tin các mạng lớn sẽ giảm giá cước, đại diện một số nhà mạng chiếm thị phần nhỏ đã bày tỏ lo lắng, vì điều này nếu xảy ra sẽ đẩy các mạng nhỏ vào tình thế khó càng thêm khó. “Tuy nhiên, nếu các mạng lớn giảm cước, chúng tôi cũng buộc phải tính toán giảm theo”, đại diện một mạng di động nhỏ nói.
Bởi vậy, việc Viettel tiên phong giảm cước di động gần như chắc chắn đã châm ngòi cho một đợt giảm cước mới, diễn ra trên diện rộng.
* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 6/2010 ước đạt 151 triệu thuê bao, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thuê bao di động chiếm trên 80%. Đi đầu thị trường vẫn là ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel.