"Bất động sản đã ấm và sẽ nóng"
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào bất động sản và nhiều nhà đầu tư vẫn mong muốn đầu tư vào mảng thị trường này
Nhận định thị trường bất động sản đã sôi động trở lại, ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn và Quản lý bất động sản CB Richard Ellis Vietnam (CBRE) cho rằng sẽ không có những sự sụt giảm mạnh về giá bán trong thời gian tới.
Vị giám đốc này cũng lý giải những cơ sở của nhận định này, trong đó cơ bản vẫn là tiềm năng kinh tế của Việt Nam.
Ông nhận định thế nào về thị trường bất động sản Hà Nội trong những tháng đầu năm 2009?
Thị trường bất động sản Hà Nội bước vào năm 2009 với những dấu hiệu khả quan, chi phí xây dựng giảm và sự đón nhận một nguồn cung mới đáng kể trong những tháng còn lại năm 2009 và năm 2010.
Trong quý 1 vừa qua, giá xây dựng vẫn tiếp tục giảm, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, tạo điều kiện cho nhiều dự án khởi động trở lại và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Một số dự án lớn như tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower đã hoàn thành phần móng, bắt đầu xây dựng những tầng nổi đầu tiên, trong khi hai tòa tháp văn phòng lớn là BIDV và Capital Tower đã xây xong phần thô và chuẩn bị hoàn thiện, sẵn sàng cho những đợt khai trương vào cuối năm.
Thời gian qua, thị trường đã có sự điều chỉnh về giá. Theo ông, đây có phải là dấu hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam?
Sự sụt giảm về giá thuê cũng như giá bán của các loại hình bất động sản dù không phải tin vui cho tất cả mọi người, nhưng là cần thiết để thúc đẩy thị trường đi lên, hấp dẫn hơn đối với khách thuê và đẩy nhanh kế hoạch mở rộng của các công ty lớn khi tình hình kinh tế thế giới bắt đầu cải thiện.
Trong những tháng đầu năm nay, giá chào bán các dự án hạng sang, cao cấp và trung cấp có xu hướng giảm từ 4-8%, cá biệt có những dự án giảm giá tới 20-30%. Tuy nhiên, thị trường Hà Nội trong 2-3 năm qua không có sự tăng quá mạnh về nguồn cung, do đó CBRE cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không có những sự sụt giảm mạnh về giá bán trong thời gian tới.
Phân khúc duy nhất tăng giá bán là nhà ở bình dân. Giá bán căn hộ bình dân đã tăng 5-15%. Số lượng khách hàng tìm mua nhà tăng hơn, số người sẵn sàng đặt tiền mua căn hộ cũng tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy thị trường bất động sản đã sôi động trở lại.
Theo ông, việc sôi động trở lại của thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm nay có phải là nhất thời?
Theo nhận định của chúng tôi, thị trường đã ấm lên và còn tiếp tục nóng lên vì, chủ đầu tư hiểu rõ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào lĩnh vực này với một số lượng lớn và nhiều nhà đầu tư vẫn mong muốn đầu tư vào mảng thị trường này.
Trong bối cảnh những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng lan rộng, Việt Nam được coi là quốc gia tương đối an toàn với tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay đạt 3,1%, dù đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới phải gồng mình chống chọi với suy thoái kinh tế, bất kỳ con số tăng trưởng dương nào cũng đều được coi là một dấu hiệu tích cực.
Kinh tế toàn cầu khó khăn, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia buộc phải đình hoãn kế hoạch mở rộng của mình và cắt giảm chi tiêu. Mặc dầu vậy, chính những công ty này vẫn lạc quan với triển vọng phát triển dài hạn của Việt Nam, và có nhiều lý do để tin tưởng Việt Nam có một vị thế rất tốt để đón nhận những làn sóng đầu tư trở lại khi các nền kinh tế phục hồi.
Với những nguyên nhân cơ bản về tiềm năng kinh tế, Việt Nam vẫn là một địa điểm đầu tư hấp dẫn ở châu Á.
Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, tập trung ở Hà Nội, Tp.HCM đông nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Tác động của các chính sách kinh tế ảnh hưởng tích cực hơn đến thị trường bất động sản như tài chính, lãi suất giảm, giá thành xây dựng giảm... giúp thị trường bất động sản Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và đi lên một cách ấn tượng trong thời gian vừa qua. Thị trường này sẽ tiếp tục điều chỉnh cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Nhiều người lo ngại rằng việc đầu tư ngoại tệ, đầu tư vàng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong khi bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và thực tế đã có một lượng vốn lớn đang đổ vào thị trường này có thể khiến thị trường bất động sản lại xảy ra tình trạng bong bóng. Ý kiến của ông như thế nào?
Chúng tôi cho rằng khó có thể xảy ra tình trạng bong bóng vì thị trường bất động sản, đặc biệt là người mua đã cẩn trọng hơn đối với những giao dịch mua bán. Các cơ quan quản lý cũng đã có những nỗ lực để điều tiết thị trường bất động sản, làm thị trường này minh bạch hơn. Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 20 dự án nhà ở để bán với khoảng 3.000 căn hộ khởi chào thị trường.
Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, theo chúng tôi, Việt Nam cần thúc đẩy tiến độ cũng như chất lượng xây dựng các dự án hạ tầng.
Vị giám đốc này cũng lý giải những cơ sở của nhận định này, trong đó cơ bản vẫn là tiềm năng kinh tế của Việt Nam.
Ông nhận định thế nào về thị trường bất động sản Hà Nội trong những tháng đầu năm 2009?
Thị trường bất động sản Hà Nội bước vào năm 2009 với những dấu hiệu khả quan, chi phí xây dựng giảm và sự đón nhận một nguồn cung mới đáng kể trong những tháng còn lại năm 2009 và năm 2010.
Trong quý 1 vừa qua, giá xây dựng vẫn tiếp tục giảm, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, tạo điều kiện cho nhiều dự án khởi động trở lại và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Một số dự án lớn như tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower đã hoàn thành phần móng, bắt đầu xây dựng những tầng nổi đầu tiên, trong khi hai tòa tháp văn phòng lớn là BIDV và Capital Tower đã xây xong phần thô và chuẩn bị hoàn thiện, sẵn sàng cho những đợt khai trương vào cuối năm.
Thời gian qua, thị trường đã có sự điều chỉnh về giá. Theo ông, đây có phải là dấu hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam?
Sự sụt giảm về giá thuê cũng như giá bán của các loại hình bất động sản dù không phải tin vui cho tất cả mọi người, nhưng là cần thiết để thúc đẩy thị trường đi lên, hấp dẫn hơn đối với khách thuê và đẩy nhanh kế hoạch mở rộng của các công ty lớn khi tình hình kinh tế thế giới bắt đầu cải thiện.
Trong những tháng đầu năm nay, giá chào bán các dự án hạng sang, cao cấp và trung cấp có xu hướng giảm từ 4-8%, cá biệt có những dự án giảm giá tới 20-30%. Tuy nhiên, thị trường Hà Nội trong 2-3 năm qua không có sự tăng quá mạnh về nguồn cung, do đó CBRE cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không có những sự sụt giảm mạnh về giá bán trong thời gian tới.
Phân khúc duy nhất tăng giá bán là nhà ở bình dân. Giá bán căn hộ bình dân đã tăng 5-15%. Số lượng khách hàng tìm mua nhà tăng hơn, số người sẵn sàng đặt tiền mua căn hộ cũng tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy thị trường bất động sản đã sôi động trở lại.
Theo ông, việc sôi động trở lại của thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm nay có phải là nhất thời?
Theo nhận định của chúng tôi, thị trường đã ấm lên và còn tiếp tục nóng lên vì, chủ đầu tư hiểu rõ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào lĩnh vực này với một số lượng lớn và nhiều nhà đầu tư vẫn mong muốn đầu tư vào mảng thị trường này.
Trong bối cảnh những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng lan rộng, Việt Nam được coi là quốc gia tương đối an toàn với tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay đạt 3,1%, dù đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới phải gồng mình chống chọi với suy thoái kinh tế, bất kỳ con số tăng trưởng dương nào cũng đều được coi là một dấu hiệu tích cực.
Kinh tế toàn cầu khó khăn, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia buộc phải đình hoãn kế hoạch mở rộng của mình và cắt giảm chi tiêu. Mặc dầu vậy, chính những công ty này vẫn lạc quan với triển vọng phát triển dài hạn của Việt Nam, và có nhiều lý do để tin tưởng Việt Nam có một vị thế rất tốt để đón nhận những làn sóng đầu tư trở lại khi các nền kinh tế phục hồi.
Với những nguyên nhân cơ bản về tiềm năng kinh tế, Việt Nam vẫn là một địa điểm đầu tư hấp dẫn ở châu Á.
Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, tập trung ở Hà Nội, Tp.HCM đông nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Tác động của các chính sách kinh tế ảnh hưởng tích cực hơn đến thị trường bất động sản như tài chính, lãi suất giảm, giá thành xây dựng giảm... giúp thị trường bất động sản Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và đi lên một cách ấn tượng trong thời gian vừa qua. Thị trường này sẽ tiếp tục điều chỉnh cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Nhiều người lo ngại rằng việc đầu tư ngoại tệ, đầu tư vàng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong khi bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và thực tế đã có một lượng vốn lớn đang đổ vào thị trường này có thể khiến thị trường bất động sản lại xảy ra tình trạng bong bóng. Ý kiến của ông như thế nào?
Chúng tôi cho rằng khó có thể xảy ra tình trạng bong bóng vì thị trường bất động sản, đặc biệt là người mua đã cẩn trọng hơn đối với những giao dịch mua bán. Các cơ quan quản lý cũng đã có những nỗ lực để điều tiết thị trường bất động sản, làm thị trường này minh bạch hơn. Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 20 dự án nhà ở để bán với khoảng 3.000 căn hộ khởi chào thị trường.
Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, theo chúng tôi, Việt Nam cần thúc đẩy tiến độ cũng như chất lượng xây dựng các dự án hạ tầng.