Bất ngờ lãi suất vàng!
Lãi suất huy động vàng từ mức tiệm cận 0% - 0,5% tăng vọt lên từ 0,6% - 1%/năm. Phía sau đó là những thay đổi về chất
Lãi suất huy động vàng từ mức tiệm cận 0% đến 0,5% bất ngờ tăng vọt lên từ 0,6% - 1%/năm. Trạng thái huy động và cho vay vàng đang chuyển sang thái cực khác.
Cuối tuần qua, thị trường đón nhận quyết định liên tiếp của hai ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng hàng đầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank): tăng mạnh lãi suất huy động vàng!
Nếu so với trạng thái và diễn biến những tháng đầu năm và kéo dài đến hết quý 2/2010, đó là những chuyển động bất ngờ. Và phía sau đó là những thay đổi về chất?
Cụ thể, từ cuối quý 1 cho đến quý 2/2010, lãi suất huy động vàng của các ngân hàng thương mại đều giảm rất mạnh; phần lớn các kỳ hạn được rút về tiệm cận mức 0%/năm, chỉ có từ 0,03% - 0,05%; các mức cao ở một số thành viên cũng chỉ khoảng 0,2% - 0,5%/năm.
Thế nhưng, theo những quyết định mới nói trên của ACB và Eximbank, từ ngày 8/9 và 9/9, lãi suất huy động tiết kiệm vàng đã lên đến 0,6%/năm tại ACB áp ở nhiều kỳ hạn và các mức cao nhất tại Eximbank lên tới 0,8% - 1%/năm.
Có thể xét đến một số nguyên nhân dẫn đến những chuyển động này, như một sự thay đổi về chất trong hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, đầu năm, nguồn vàng huy động ở trạng thái ứ đọng tại các ngân hàng thương mại do nhu cầu vay giảm sút. Rủi ro tăng giá trong tương lai của các khoản vay là trở ngại lớn nhất đối với sức cầu. Không bất ngờ khi năm 2010 trước đó được dự báo là năm thứ 10 liên tiếp giá vàng tăng, với vai trò chính là “vịnh tránh bão” trước bất ổn của kinh tế toàn cầu chưa được tháo gỡ, trước khả năng lạm phát gia tăng trở lại...
Thực tế, so với đầu năm 2010, giá vàng hiện đã tăng gần 10%; theo dữ liệu của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng đã tăng 9,87% trong khoảng thời gian trên. Rõ ràng, sự dè chừng của nhu cầu vay vàng tiêu dùng, thanh toán… những tháng đầu năm có cơ sở, bởi với lãi suất vay vàng từ 4% - 5%/năm, cộng thêm chênh lệch tăng giá là một chi phí lớn tính đến thời điểm này.
Và trước những dự báo giá vàng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010, hoạt động vay vàng vật chất để đầu cơ giá xuống cũng đối diện với khả năng nhiều rủi ro, nhu cầu theo đó hạn chế.
Với đầu ra trở ngại, các ngân hàng không mặn mà với huy động vàng là dễ hiểu. Thực tế ở những tháng đầu năm, thị trường cũng đã chứng kiến động thái nới điều kiện cho vay vàng, đặc biệt là với nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh, của một số ngân hàng thương mại để kích cầu.
Thứ hai, hiện nay, một mối liên hệ thông thường có thể tính đến: cầu vay vàng tăng kích thích cầu huy động để cân đối. Và lãi suất huy động vàng tăng khá mạnh mới đây phản ánh mối liên hệ này.
Cầu vay vàng tăng lên được giải thích từ một số động lực.
Sau khi đã tăng mạnh gần 10% kể từ đầu năm, khả năng giá vàng tăng tiếp đã được “khấu hao” và tạo tâm lý yên tâm hơn với các nhu cầu vay vốn trước rủi ro giá lên. Điều này thúc đẩy nhu cầu vay vàng thanh toán, giao dịch vật chất.
Bên cạnh đó, với đà tăng mạnh của giá vàng trong khoảng một tháng trở lại đây, nhu cầu vay vàng vật chất đầu cơ giá xuống trở lại. Đây cũng là một dòng chảy được chú ý, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro cao bởi giá vàng vốn biến động khó lường.
Ở một nhu cầu khác, vay vàng cho sản xuất - kinh doanh, có cả nhu cầu quy đổi vốn tiền mặt cũng cần tính đến. Với sự “khấu hao” tăng giá kể từ đầu năm, mức lãi suất vay vàng từ 4% - 5%/năm so với 14% - 15%/năm lãi suất vay nội tệ (thậm chí cao hơn ở tín dụng tiêu dùng) là chênh lệch đáng lưu tâm. Ở đây, dĩ nhiên vẫn có rủi ro, nhưng cho thấy sự linh hoạt của các dòng vốn và tính toán của người đi vay.
Với riêng thị trường vàng trong nước, một yếu tố đặc thù khác cũng được tính tới là câu chuyện tỷ giá. Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần liên tiếp tăng giá USD/VND với tổng cộng gần 10%. Tương tự như sự “khấu hao” về khả năng tăng giá, dự tính tỷ giá tiếp tục ổn định thời gian tới (sau khi đã tăng mạnh) và ít tác động làm tăng giá vàng cũng tạo tâm lý ổn định, góp phần kích thích nhu cầu vay vốn.
Tuy nhiên, về dài hạn vẫn khó khẳng định xu hướng tăng của lãi suất huy động vàng, hay cầu vay vàng tiếp tục tăng cao hay không.
Có thể thấy tại nhiều ngân hàng thương mại, cơ cấu kỳ hạn loại trừ các mức gửi dài trên 18 tháng, thậm chí chỉ chốt tối đa 12 tháng. Hay ở một số thành viên, mức lãi suất cao chỉ áp cho các kỳ hạn ngắn dưới 4 tháng, còn lại rất thận trọng khi vẫn áp mức tiệm cận 0% ở các kỳ hạn dài hơn.
Có thể suy tính rằng, chính sách đó của các ngân hàng thương mại hàm ý rằng: Những chuyển động hiện nay trong huy động và cho vay là mang tính thời điểm, và họ không mạo hiểm đặt cược với chi phí huy động cao cho tương lai xa hơn, nhất là với đặc tính biến động khó lường của giá vàng.
Cuối tuần qua, thị trường đón nhận quyết định liên tiếp của hai ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng hàng đầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank): tăng mạnh lãi suất huy động vàng!
Nếu so với trạng thái và diễn biến những tháng đầu năm và kéo dài đến hết quý 2/2010, đó là những chuyển động bất ngờ. Và phía sau đó là những thay đổi về chất?
Cụ thể, từ cuối quý 1 cho đến quý 2/2010, lãi suất huy động vàng của các ngân hàng thương mại đều giảm rất mạnh; phần lớn các kỳ hạn được rút về tiệm cận mức 0%/năm, chỉ có từ 0,03% - 0,05%; các mức cao ở một số thành viên cũng chỉ khoảng 0,2% - 0,5%/năm.
Thế nhưng, theo những quyết định mới nói trên của ACB và Eximbank, từ ngày 8/9 và 9/9, lãi suất huy động tiết kiệm vàng đã lên đến 0,6%/năm tại ACB áp ở nhiều kỳ hạn và các mức cao nhất tại Eximbank lên tới 0,8% - 1%/năm.
Có thể xét đến một số nguyên nhân dẫn đến những chuyển động này, như một sự thay đổi về chất trong hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, đầu năm, nguồn vàng huy động ở trạng thái ứ đọng tại các ngân hàng thương mại do nhu cầu vay giảm sút. Rủi ro tăng giá trong tương lai của các khoản vay là trở ngại lớn nhất đối với sức cầu. Không bất ngờ khi năm 2010 trước đó được dự báo là năm thứ 10 liên tiếp giá vàng tăng, với vai trò chính là “vịnh tránh bão” trước bất ổn của kinh tế toàn cầu chưa được tháo gỡ, trước khả năng lạm phát gia tăng trở lại...
Thực tế, so với đầu năm 2010, giá vàng hiện đã tăng gần 10%; theo dữ liệu của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng đã tăng 9,87% trong khoảng thời gian trên. Rõ ràng, sự dè chừng của nhu cầu vay vàng tiêu dùng, thanh toán… những tháng đầu năm có cơ sở, bởi với lãi suất vay vàng từ 4% - 5%/năm, cộng thêm chênh lệch tăng giá là một chi phí lớn tính đến thời điểm này.
Và trước những dự báo giá vàng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010, hoạt động vay vàng vật chất để đầu cơ giá xuống cũng đối diện với khả năng nhiều rủi ro, nhu cầu theo đó hạn chế.
Với đầu ra trở ngại, các ngân hàng không mặn mà với huy động vàng là dễ hiểu. Thực tế ở những tháng đầu năm, thị trường cũng đã chứng kiến động thái nới điều kiện cho vay vàng, đặc biệt là với nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh, của một số ngân hàng thương mại để kích cầu.
Thứ hai, hiện nay, một mối liên hệ thông thường có thể tính đến: cầu vay vàng tăng kích thích cầu huy động để cân đối. Và lãi suất huy động vàng tăng khá mạnh mới đây phản ánh mối liên hệ này.
Cầu vay vàng tăng lên được giải thích từ một số động lực.
Sau khi đã tăng mạnh gần 10% kể từ đầu năm, khả năng giá vàng tăng tiếp đã được “khấu hao” và tạo tâm lý yên tâm hơn với các nhu cầu vay vốn trước rủi ro giá lên. Điều này thúc đẩy nhu cầu vay vàng thanh toán, giao dịch vật chất.
Bên cạnh đó, với đà tăng mạnh của giá vàng trong khoảng một tháng trở lại đây, nhu cầu vay vàng vật chất đầu cơ giá xuống trở lại. Đây cũng là một dòng chảy được chú ý, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro cao bởi giá vàng vốn biến động khó lường.
Ở một nhu cầu khác, vay vàng cho sản xuất - kinh doanh, có cả nhu cầu quy đổi vốn tiền mặt cũng cần tính đến. Với sự “khấu hao” tăng giá kể từ đầu năm, mức lãi suất vay vàng từ 4% - 5%/năm so với 14% - 15%/năm lãi suất vay nội tệ (thậm chí cao hơn ở tín dụng tiêu dùng) là chênh lệch đáng lưu tâm. Ở đây, dĩ nhiên vẫn có rủi ro, nhưng cho thấy sự linh hoạt của các dòng vốn và tính toán của người đi vay.
Với riêng thị trường vàng trong nước, một yếu tố đặc thù khác cũng được tính tới là câu chuyện tỷ giá. Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần liên tiếp tăng giá USD/VND với tổng cộng gần 10%. Tương tự như sự “khấu hao” về khả năng tăng giá, dự tính tỷ giá tiếp tục ổn định thời gian tới (sau khi đã tăng mạnh) và ít tác động làm tăng giá vàng cũng tạo tâm lý ổn định, góp phần kích thích nhu cầu vay vốn.
Tuy nhiên, về dài hạn vẫn khó khẳng định xu hướng tăng của lãi suất huy động vàng, hay cầu vay vàng tiếp tục tăng cao hay không.
Có thể thấy tại nhiều ngân hàng thương mại, cơ cấu kỳ hạn loại trừ các mức gửi dài trên 18 tháng, thậm chí chỉ chốt tối đa 12 tháng. Hay ở một số thành viên, mức lãi suất cao chỉ áp cho các kỳ hạn ngắn dưới 4 tháng, còn lại rất thận trọng khi vẫn áp mức tiệm cận 0% ở các kỳ hạn dài hơn.
Có thể suy tính rằng, chính sách đó của các ngân hàng thương mại hàm ý rằng: Những chuyển động hiện nay trong huy động và cho vay là mang tính thời điểm, và họ không mạo hiểm đặt cược với chi phí huy động cao cho tương lai xa hơn, nhất là với đặc tính biến động khó lường của giá vàng.